Về số lượng thể nhiễm sắc thì đó là một chỉ tiêu đặc trưng cho loài và bộ thể nhiễm sắc. Theo quy luật chung, mỗi một cá thể trong cùng một loài có số lượng thể nhiễm sắc đặc trưng cho loài đó. Ví dụ:
Người (Homo sapiens) 2n = 46 Vượn (Gorilla gorila) 2n = 48 Khỉ (Macaca rhezus) 2n = 42 Bò rừng (Bos taurus) 2n = 60
Chó (Canis familiaris) 2n = 78
Mèo (Felis domesticus) 2n = 38
Ngựa (Equus calibus) 2n = 64 Chuột nhắt (Mus musculus) 2n = 40 Chuột cống (Rattus norvegicus) 2n = 42 Thỏ (Oryctolagus cuniculus) 2n = 44 Gà (Gallus domesticus) 2n = 78 Cá sấu (Alligator mississipiensis) 2n = 32
Ếch (Rana pipiens) 2n = 26
Tằm dâu (Bombyx mori) 2n = 56
Ruồi nhà (Musca domestica) 2n = 12
Ruồi quả (Drosophila melanogaster) 2n = 8
Đỉa phiến (Planaria torva) 2n = 16 Thủy tức (Hydra vulgaris) 2n = 32
Giun tròn (Caenorhabditis elegens) 2n = 11(đực), 12(cái). Thuốc lá (Nicotiana tabacum) 2n = 48
Khoai tây (Solanum tuberosum) 2n = 48
Hành (Allium cepa) 2n = 16
Cà chua (Lycopersicum solanum) 2n = 24 Lúa mì mềm (Triticum vulgare) 2n = 42
Đậu (Pisum sativum) 2n = 14
Ngô (Zea mays) 2n = 20
Tảo lục (Acetabularia mediteranea) 2n = 20 Nấm men (Saccharomyces cerevisiae) 2n = 36
Tuy nhiên, ta không thể máy móc dựa vào số lượng thể nhiễm sắc để đánh giá mức độ
tiến hóa của các loài, vì lẽ rằng các cơ thể ở mức độ tiến hóa cao nhất lại có số lượng thể
nhiễm sắc ít hơn (ví dụ: người có 46 thể nhiễm sắc, trong khi đó số lượng thể nhiễm sắc ở
vượn là 48 và gà có đến 78 thể nhiễm sắc) cũng giống như hàm lượng ADN, tuy có tính ổn
định loài nhưng chưa thể hiện tính logic của bậc thang tiến hóạ Vấn đề là cần phải xem xét mức độ tổ chức và hoạt động của hệ gen trong ADN và trong thể nhiễm sắc.
Số lượng thể nhiễm sắc còn đặc trưng cho bộ thể nhiễm sắc. Người ta phân biệt:
+ Bộđơn bội (haploid) ký hiệu là n đặc trưng cho các tế bào, cơ thểđơn bội cũng như các tế bào sinh dục chín (các giao tử) ở cơ thể sinh sản hữu tính. Ví dụ ở người, tinh trùng và tế
bào trứng có n = 23 thể nhiễm sắc.
+ Bộ lưỡng bội (diploid) ký hiệu 2n đặc trưng cho các tế bào và cơ thể lưỡng bộị Trong cơ thể sinh sản hữu tính các tế bào soma có chứa 2n thể nhiễm sắc. Ví dụở người 2n = 46 là tập hợp 23 thể nhiễm sắc của tinh trùng và 23 thể nhiễm sắc của tế bào trứng sau khi thụ tinh tạo thành hợp tử có 2n = 46.
Như vậy, trong cơ thể lưỡng bội, thể nhiễm sắc tồn tại thành từng cặp (một từ bố và một từ mẹ) được gọi là cặp thể nhiễm sắc tương đồng, cặp được hình thành từ lúc thụ tinh (2n) và phân ly lúc phân bào giảm nhiễm (n).
+ Bộ đa bội (polyploid), đặc trưng cho tế bào và cơ thể đa bộị Số thể nhiễm sắc được tăng lên theo bội số của n. Ví dụ, tam bội 3n (triploid), tứ bội 4n (tetraploid).
Nhiều trường hợp các loài trong cùng một giống (genus) có số thể nhiễm sắc tạo thành dãy đa bội và người ta phân biệt số đơn bội khởi nguyên là x từ đó hình thành các dạng đa bộị
Triticum monococum 2n = 14 (n = 7)
Triticum dicocum 2n = 28 (n=14)
Triticum vulgare 2n = 42 (n = 21) Trong đó sốđơn bội khởi nguyên x = 7
Hiện tượng đa bội thường thấy ở thực vật, còn ởđộng vật ít có trường hợp đa bộị Ở ếch người ta quan sát thấy có trường hợp bát bội 8n = 104 thể nhiễm sắc. Ởđộng vật có vú trường hợp đa bội quan sát thấy ở chuột đồng (Cricetus cricetus). Nói chung, ởđộng vật bậc cao tế
bào hoặc mô đa bội thể hiện tính trạng bệnh lý.
Người ta quan sát thấy chu kỳ xoắn của thể nhiễm sắc thay đổi qua chu kỳ tế bàọ Ở gian kỳ các sợi nhiễm sắc ở trạng thái mở xoắn ở nhiều mức độ khác nhau và tồn tại ở dạng chất nhiễm sắc. Ở tiền kỳ của mitos các sợi nhiễm sắc trở nên xoắn hơn, do đó bị đông đặc và co ngắn lại, đến trung kỳ thấy rõ nhất và ở trạng thái xoắn tối đa (so với đầu tiền kỳđộ co ngắn gấp 2,5 lần) và đến mạt kỳ sẽđược giãn xoắn để bước vào gian kỳ của tế bào con ở trạng thái các sợi chất nhiễm sắc mở xoắn – trạng thái chất nhiễm sắc. Sự giãn xoắn hoặc xoắn lại của thể nhiễm sắc là có liên quan đến chức năng của chúng.