Để kiểm chứng tính hiện thực và khả thi của các biện pháp đã đề xuất ở trên, tôi đã lấy ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Số được hỏi ý kiến là 120 người trong đó 45 người là cán bộ giáo viên của nhà trường và 75 người là học sinh đang theo học các ngành khác nhau của nhà trường. Trong phiếu hỏi, chúng tôi ghi rõ 6 biện pháp, mỗi biện pháp được hỏi về tính cần thiết và tính khả thi với 3 mức độ khác nhau:
- Về tính cần thiết: Rất cần thiết – Cần thiết – Chưa cần thiết
- Về tính khả thi: Rất khả thi – Khả thi – Chưa khả thi
Sau khi phát phiếu ra, chúng tôi thu về được 115 phiếu. Kết quả tổng hợp các phiếu hỏi theo từng tiêu chí thể hiện ở bảng sau.
81
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp theo kết quả đánh giá của Cán bộ, Giáo viên, Học sinh
TT Tên các biện pháp
Đánh giá tính cần thiết
Rất cần thiết Cần thiết Chưa cần thiết
SL % SL % SL %
1 Đổi mới công tác tuyển sinh 30 26.1 83 72.2 0 0.0
2 Quản lý, phát triển nội dung
chương trình đào tạo 35 30.4 80 69.6 0 0.0
3 Quản lý chất lượng đội ngũ
giáo viên 41 35.7 74 64.3 0 0.0
4 Đảm bảo các nguồn lực, cơ
sở vật chất phục vụ đào tạo 39 33.9 75 65.2 1 0.9
5 Quản lý, kiểm tra việc đánh
giá kết quả đào tạo 45 39.1 69 60.0 1 0.9
6 Chỉ đạo, tăng cường hợp tác
với các doanh nghiệp 48 41.7 65 56.5 2 1.7
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp theo kết quả đánh giá của Cán bộ, Giáo viên, Học sinh.
TT Tên các biện pháp
Đánh giá tính khả thi
Rất khả thi Khả thi Chưa khả thi
SL % SL % SL %
1 Đổi mới công tác tuyển sinh 29 25.2 83 72.2 3 2.6 2 Quản lý, phát triển nội dung
chương trình đào tạo 32 27.8 81 70.4 2 1.7
3 Quản lý chất lượng đội ngũ
giáo viên 38 33.0 76 66.1 1 0.9
4 Đảm bảo các nguồn lực, cơ sở
vật chất phục vụ đào tạo 38 33.0 75 65.2 2 1.7 5 Quản lý, kiểm tra việc đánh
giá kết quả đào tạo 45 39.2 68 59.1 2 1.7
6 Chỉ đạo, tăng cường hợp tác
với các doanh nghiệp 42 36.5 70 60.9 3 2.6
Như vậy, về cơ bản cả sáu biện pháp đã đề xuất đều được đa số các cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trong nhà trường tán thành và đều đánh giá cao ở
82
mức độ “rất cần thiết và cần thiết” và “ rất khả thi và khả thi”. Điều đó thể hiện các biện pháp này là rất cấp thiết và quan trọng cho việc quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo để phát triển nhà trường trong giai đoạn hiện nay và thời gian sắp tới.
83
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Căn cứ vào cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo và thực tiễn đào tạo tại trường TCXDHN, tác giả đã đề xuất một số biện pháp sau nhằm quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo hệ TCCN tại trường TCXDHN:
+ Đổi mới công tác tuyển sinh.
+ Quản lý, phát triển nội dung chương trình đào tạo. + Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên.
+ Đảm bảo các nguồn lực, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo + Quản lý, kiểm tra việc đánh giá kết quả đào tạo
+ Chỉ đạo, tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp.
Các biện pháp được đề xuất trên cơ sở các mô hình quản lý chất lượng đào tạo phổ biến và tân tiến hiện nay và phù hợp với tình hình phát triển trong giai đoạn hiện nay của ngành Xây dựng của Thủ đô và cả nước.
Các biện pháp đã tập trung khắc phục những tồn tại và phát huy những mặt mạnh trong công tác đào tạo và quản lý đào tạo hệ ở trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội. Chúng đều có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau và mang tính đồng bộ từng khâu: quản lý đầu vào, quản lý quá trình đào tạo và quản lý đầu ra. Đồng thời ở mỗi biện pháp đều đề cập đến mục đích, nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp.
Đồng thời tác giả đã khảo nghiệm, lấy ý kiến của cán bộ, giáo viên và học sinh trường TCXDHN về tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp đưa ra nhằm mục đích quản lý chất lượng đào tạo hệ TCCN tại trường TCXDHN.
84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Các nước trên thế giới đều khẳng định vị trí của giáo dục trong sự phát triển đất nước mình.Từ thế kỷ XIX, Michelet, một trong các nhà sử học nổi tiếng nhất của Pháp đã phát biểu về tầm quan trọng trong nhiệm vụ phát triển giáo dục của chính phủ qua câu hỏi đáp dí dỏm sau đây: “Nhiệm vụ đầu tiên của chính phủ là gì? Giáo dục! Nhiệm vụ thứ hai Giáo dục! Nhiệm vụ thứ ba? Giáo dục!”. Nhà nước Nga đã từng nêu rõ: “Giáo dục và khoa học công nghệ là sức mạnh hàng đầu để phát triển đất nước”. Chính phủ Trung Quốc từng đề ra chiến lược “Khoa giáo hưng quốc” nghĩa là lấy khoa học và giáo dục để chấn hưng đất nước… Có thể tìm thấy trong tài liệu của các nước khác những phát biểu chính thức của họ, tuy có khác nhau về từ ngữ, nhưng ý nghĩa đều là giáo dục có vị trí rất quan trọng
Ở Việt Nam, luật Giáo dục đã nêu rõ: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Đây chính là chính sách của Nhà nước ta nhưng phải có chiến lược như thế nào để thực hiện nhanh chóng và hiệu quả chính sách này ? Việc giải quyết vấn đề này quả thực không đơn giản. Vì vậy việc quản lý giáo dục, quản lý chất lượng giáo dục nói chung và quản lý chất lượng giáo dục nghề nghiệp nói riêng là một vấn đề mấu chốt, chiến lược vô cùng quan trọng.
Quản lý chất lượng đào tạo tại trường TCXDHN là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế khủng hoảng, tuyển sinh nhà trường là rất khó khăn. Vì vậy, luận văn đã tập trung phân tích thực trạng đào tạo với các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nhằm khẳng định uy tín, vị thế của nhà trường.Trên cơ sở đó rút ra kết luận sau:
- Về mặt lý luận, luận văn đã nghiên cứu và trình bày các cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo và chất lượng đào tạo TCCN.
- Luận văn đã tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý chất lượng đào tạo và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng đào tạo của trường TCXDHN, từ
85
đó tìm ra những biện pháp thiết thực cho việc quản lý chất lượng đào tạo hệ TCCN tại trường TCXDHN
- Việc thực hiện các biện pháp cần huy động tối đa các điều kiện về nhân lực, tài lực, vật lực của Nhà trường và các mối quan hệ của Nhà trường với các cấp cao hơn như SGD & ĐT, BGD & ĐT, các trường TCCN khác trên thành phố Hà Nội và cả nước và các doanh nghiệp cần tuyển dụng nhân lực.
2. Kiến nghị
Trên cơ sở các biện pháp quản lý đã đề xuất, để có thể triển khai có hiệu quả các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp tại Trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội, chúng tôi có một số khuyến nghị sau:
* Đối với các cơ quan cấp trên
- Bộ GD&ĐT
Cần quan tâm đến giáo dục nghề nghiệp hơn nữa, đặc biệt là hệ TCCN. Ban hành thêm nhiều cơ chế, chính sách phù hợp để thuận lợi hơn cho các trường TCCN trong quá trình tuyển sinh, đào tạo và liên kết, phối hợp.
- UBND Thành phố Hà Nội, Sở GD&ĐT Hà Nội
+ Cần tăng cường đầu tư ngân sách xây dựng cơ sở hạ tầng; cung cấp trang thiết bị, máy móc cho lĩnh vực đào tạo nghề
+ Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên để nâng cao hơn nữa trình độ và năng lực công tác của cán bộ quản lý, giáo viên …
+ Thường xuyên tổ chức các hội thi Giáo viên dạy giỏi các cấp, tạo thêm nhiều sân chơi, nhiều hoạt động hơn nữa để cán bộ quản lý, giáo viên có cơ hội để giao lưu, học hỏi, trau dồi, chia sẻ chuyên môn, nghiệp vụ …
+ Có thêm nhiều cơ chế, chính sách về khen thưởng, phụ cấp và hỗ trợ giáo viên để cán bộ, giáo viên yên tâm công tác, yêu nghề.
86
* Đối với Trường TCXD Hà Nội
+ Các biện pháp đề ra cần được Ban Giám hiệu, tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường xem xét, quan tâm, phối hợp chặt chẽ, thực hiện đồng bộ với quyết tâm cao.
+ Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động và gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ, ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý đào tạo.
+ Mọi thành viên trong trường cần nhận thức và đề cao tinh thần đoàn kết, xây dựng, cải tiến liên tục để góp phần thúc đẩy nhà trường phát triển bền vững.
87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2007), Quyết định ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung cấp chuyên nghiệp, Hà Nội
2. Bộ giáo dục và Đào tạo, (2013), Quy định chuẩn nghiệp vụ sư phạm giáo viên trường trung cấp chuyên nghiệp, Hà Nội
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2004), Cánh cửa trung học chuyên nghiệp đã mở rộng hơn, Hà Nội
4. Chính phủ, (2000), Nghị định số 43/2000/NĐ-CP, Hà Nội
5. Chính phủ, (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020, Hà Nội
6. Nguyễn Đức Chính, (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục Đại học, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội
7. Nguyễn Tiến Đạt, (2010), Giáo dục so sánh, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội
8. Đảng cộng sản Việt Nam, (2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Trần Khánh Đức, (2004), Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
10. Trần Khánh Đức, (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội
11. Trần Khánh Đức, (2013), Lịch sử phát triển giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và thế giới, Hà Nội
12. Nguyễn Minh Đường, Lê Đình Xưởng, Nguyễn Văn Ngọ, (1996), Đánh giá thự trạng phương tiện dạy học trong các trường trung học chuyên nghiệp, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
13. Vũ Ngọc Hải (Chủ biên), (2013), Quản lý nhà nước hệ thống giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội
88
14. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lê Nin, (2002), Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Luật giáo dục năm 2005, (2005), Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội. 16. Luật dạy nghề, 2006, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2009), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục, Hà Nội
18. Nguyễn Viết Sự, (2005), Giáo dục nghề nghiệp những vấn đề và giải pháp, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
19. Thủ tướng chính phủ, (2013), Chỉ thị về việc triển khai kết luận số 51- KL/TW, Hà Nội
20.Viện Ngôn ngữ học, (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Bách Khoa, Hà Nội
21. Phạm Viết Vượng, (2000), Giáo dục học đại cương, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội
89
Phụ lục 1:
Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường TCCN
(Theo quyết định ngày 01 tháng 11 năm 2007 của BGD&ĐT):
Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu của trường TCCN
+ Mục tiêu của trường trung cấp chuyên nghiệp được xác định rõ ràng, cụ thể, được công bố công khai, phù hợp với mục tiêu đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp quy định tại Luật Giáo dục phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của nhà trường; đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực của địa phương, của ngành, phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.
+ Mục tiêu của trường trung cấp chuyên nghiệp là căn cứ cho việc triển khai vàđánh giá các hoạt động của nhà trường, được rà soát và điều chỉnh theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo cho từng khoá học.
Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý
+ Cơ cấu tổ chức của trường trung cấp chuyên nghiệp được thực hiện theo quy định của Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp và được cụ thể hoá trong quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường.
+ Có hệ thống văn bản quy định để tổ chức, quản lý một cách có hiệu quả các hoạt động của nhà trường.
+ Tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể trong trường trung cấp chuyên nghiệp hoạt động theo quy định của pháp luật; hằng năm được đánh giá tốt, có vai trò tích cực trong hoạt động của nhà trường; công tác kết nạp đảng viên mới, đoàn viên mới trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và người học được chú trọng.
+ Nhà trường xây dựng và thực hiện đầy đủ các quy định về tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đối với mỗi ngành nghề đào tạo; định kỳ rà soát, đánh giá, điều chỉnh theo hướng duy trì và nâng cao chất lượng cho từng khoá học.
+ Công tác kiểm tra và đánh giá các hoạt động của nhà trường được định kỳ cải tiến; kết quả kiểm tra và đánh giá được sử dụng vào quá trình nâng cao chất lượng đào tạo của trường.
90
+ Có biện pháp bảo vệ tài sản; đảm bảo an toàn về thân thể cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và người học; đảm bảo môi trường giáo dục lành mạnh; có hệ thống y tế học đường hoạt động hiệu quả.
+ Thực hiện quy chế dân chủ, tạo điều kiện để giáo viên, nhân viên được tham gia đóng góp ý kiến về các chủ trương, kế hoạch của trường; giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo và thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ với cơ quan chủ quản và các cơ quan quản lý về các hoạt động của trường, lưu trữ đầy đủ các báo cáo.
Tiêu chuẩn 3: Chương trình đào tạo
+ Chương trình đào tạo trường trung cấp chuyên nghiệp được xây dựng trên cơ sở chương trình khung về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ có liên quan quy định; bảo đảm tính hệ thống, thể hiện mục tiêu đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.
+ Chương trình đào tạo trường trung cấp chuyên nghiệp được xây dựng theo hướng cập nhật những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến liên quan đến ngành nghề đào tạo; chú trọng tính liên thông giữa các trình độ đào tạo và các chương trình đào tạo khác.
+ Chương trình đào tạo trường trung cấp chuyên nghiệp được xây dựng với sự tham gia của cán bộ, giáo viên trong trường, các chuyên gia trong lĩnh vực lành nghề đào tạo, trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo quy định.
+ Giáo trình và tài liệu giảng dạy theo chuyên ngành được biên soạn, thẩm định, phê duyệt theo quy định; đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học; được định kỳ rà soát, chỉnh lý.
Tiêu chuẩn 4: Hoạt động đào tạo
+ Việc tuyển sinh của nhà trường được thực hiện theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đảm bảo khách quan, công bằng, mọi đối tượng đủ điều kiện đều có cơ hội được dự tuyển.
91
+ Tổ chức đào tạo theo mục tiêu, nội dung chương trình đã được phê duyệt; định kỳ rà soát, đánh giá mức độ phù hợp giữa các hoạt động đào tạo với mục tiêu,