Cơ cấu nhân sự của nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp tại trường trung cấp xây dựng hà nội c ; người hướng dẫn khoa học (Trang 39)

38

Bảng 2.2. Cơ cấu đội ngũ của trường TCXDHN

Chức danh

Tổng số

Trình độ chuyên môn Trình độ nghiệp vụ

Ti ến s ĩ Th ạc Đ ại h ọc T CCN NVSP Tin h ọc Ng o ại ng T ỉ l đ chu ẩn Giám hiệu 02 0 01 01 02 02 02 1 0 0 % Giáo viên cơ hữu 44 0 15 28 1 44 44 44 1 0 0 % CBNV 20 8 3 9 20 20 1 0 0 % Tổng 66 0 16 37 4 9 46 56 56 (Nguồn: Phòng Hành chính – Tổ chức trường TCXDHN)

39

2.1.4. Một số kết quả đào tạo của trường TCXDHN

Trong gần 50 năm xây dựng và phát triển, trường TCXDHN đã đào tạo được gần 35 vạn cán bộ kỹ thuật cung cấp nguồn nhân lực cho Thủ đô và cả nước được nhiều doanh nghiệp tiếp nhận đánh giá cao.

Năm học 2014 – 2015, trường TCXDHN đã đào tạo 626 học sinh với kết đạt được như sau:

Bảng 2.3. Kết quả đào tạo toàn diện của học sinh

Xếp loại Rèn luyện Học tập Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Xuất sắc 18 2,9 0 0 0 Tốt (giỏi) 85 13,6 20 3,2 Khá 224 35,8 125 20,0 Trung bình khá 186 29,7 204 32,6 Trung bình 59 9,4 185 29,6 Yếu 54 8,6 52 8,3 Kém 0 0 40 6,4

(Nguồn: Phòng đào tạo trường TCXDHN)

Trong đó, học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp Thành phố đoạt giải cao. Có 15 học sinh đi thi thì 12 em đoạt giải chiếm tỷ lệ 80%

Bên cạnh đó, 100% đề cương chương trình đào tạo, giáo trình các học phần đã được chỉnh lý theo quy chế 22/2014/QĐ-BGD & ĐT ngày 22/8/2014 và đang áp dụng.

Tổ chức các hội thảo chuyên đề phục vụ cho công tác giảng dạy và quản lý, bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong giảng dạy và trong công việc cho cán bộ giáo viên.Tổ chức hướng nghiệp cho học sinh, tạo điều kiện cho các em học sinh tham quan học tập thực tế tại các doanh nghiệp.

Giáo viên tham gia dự giờ đồng nghiệp trong các kỳ hội giảng như: hội giảng cấp tổ, cấp trường, cấp thành phố và toàn quốc nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau. Các giáo viên đã làm đồ

40

dùng dạy học để phục vụ cho các học phần mà mình phụ trách và đã đem đi triển lãm tại triển lãm đồ dùng dạy học do SGD &ĐT tổ chức.

2.2. Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo tại trường TCXDHN

2.2.1.Về công tác tuyển sinh đầu vào

Trường TCXDHN chủ yếu là đào tạo kỹ thuật viên xây dựng từ những năm mới thành lập, tính đến nay trường đã đào tạo được 48 khóa. Cho đến những năm gần đây, khi nền kinh tế bị khủng hoảng, nhiều trường cao đẳng, đại học đa ngành được thành lập dẫn đến tình hình tuyển sinh của trường càng ngày càng khó khăn.

Mặt khác, việc tuyển sinh của nhà trường cố gắng hoàn thành chỉ tiêu được giao, lượng hồ sơ đăng ký vào trường ít nên khi tuyển sinh không có cơ hội tổ chức thi tuyển mà chủ yếu là xét hồ sơ nên không có cơ hội tuyển chọn học sinh đảm bảo yêu cầu nên sẽ dẫn đến tình trạngđầu vào của trường sẽ rất thấp.

Kết quả tuyển sinh của nhà trường trong những năm gần đây được thể hiện cụ thể qua số liệu trong bảng sau:

Biểu đồ 2.1. Số lượng học sinh mới tuyển trong 3 năm gần đây

41

Hoạt động tuyển sinh ngoài mục đích để nhà trường tuyển đủ chỉ tiêu thì đây cũng là dịp để quảng bá, giới thiệu nhà trường đến các em học sinh đang và sắp theo học tại trường nhưng vì thiếu chỉ tiêu nên trường chưa có điều kiện quan tâm đến chất lượng đầu vào, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng đào tạo của trường cũng như chất lượng học tập của các em trong quá trình theo học tại nhà trường.

Trong những năm qua, trường đã đầu tư, chuẩn bị cho công tác tuyển sinh hết sức bài bản và kỹ lưỡng. Nhà trường đã cử nhiều cán bộ, giáo viên giàu kinh nghiệm đi đến các trường ở vùng sâu, vùng xa, ngoại tỉnh để quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu về các ngành nghề và truyền thống đào tạo. Bên cạnh đó, nhà trường còn tuyển sinh qua Website, đăng tải thông tin quảng bá, tuyển sinh lên các trang Web lớn nhằm thu hút và gây sự quan tâm, chú ý của phụ huynh và học sinh. Tuy nhiên, vì nhiều yếu tố khách quan, chỉ tiêu và chất lượng tuyển sinh vẫn thấp và ngày một giảm sút thể hiện công tác tuyển sinh ngày một khó khăn.

2.2.2. Về nội dung, chương trình đào tạo

- Xây dựng chương trình đào tạo được dựa trên “Chuẩn đầu ra” mà BGD & ĐT đưa ra đối với các trường TCCN, dựa trên cơ sở chương trình khung do BGD & ĐT quy định, căn cứ chức năng, nhiệm vụ đào tạo của trường, tham khảo mục tiêu, nội dung đào tạo của một số trường TCCN khác, căn cứ yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, tay nghề (đối với giáo viên thực hành) và trình độ học sinh để từ đó xây dựng nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp.

- Xây dựng mục tiêu: Với mục tiêu đào tạo học sinh sau khi học xong trở thành cán bộ kỹ thuật xây dựng đạt yêu cầu về các mặt: chính trị, đạo đức, có chuyên môn cũng như tay nghề vững vàng và có sức khỏe để phục vụ sự nghiệp và xây dựng bảo vệ tổ quốc.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo: Bao gồm bảng phân phối thời gian đào tạo cho toàn khóa học, nội dung môn học và thời lượng từng môn học, phân phối thời gian cho từng môn học.

42

- Triển khai kế hoạch đào tạo: Sau khi xây dựng được nội dung, chương trình môn học cho từng khóa, từng chuyên ngành với kế hoạch và thời gian cụ thể tiếp đến là triển khai kế hoạch đào tạo, xây dựng quy trình, phương pháp giảng dạy, xây dựng kế hoạch công tác cho từng giáo viên, chuẩn bị phương tiện và các kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa phục vụ cho quá trình giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh.

- Sơ kết và tổng kết quá trình đào tạo: Sau khi kết thúc từng học kỳ và kết thúc năm học, trường đều tổ chức sơ kết, tổng kết nhằm mục đích đánh giá và rút kinh nghiệm những mặt làm được và chưa làm được về mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo. Trên cơ sở đó sẽ điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung và cập nhật cho các khóa đào tạo kế tiếp.

- Nội dung của chương trình đào tạo nghề xây dựng được cấu trúc bởi hệ thống các khối kiến thức và kỹ năng bao gồm:

+ Khối kiến thức các môn học chung: Triết, Tin học, Ngoại ngữ, + Khối kiến thức các môn học cơ sở: Vật liệu xây dựng, Vẽ kỹ thuật, + Khối kiến thức các môn học chuyên ngành: Kỹ thuật thi công, Dự toán, + Các chuyên đề về Thực tập: Thực tập công nhân, Thực tập tốt nghiệp * Đánh giá thực trạng CTĐT của trường:

- Căn cứ tình hình thực tiễn và qua các kỳ tổng kết đào tạo của trường, thực trạng về chương trình đào tạo tại trường Trung cấp Xây dựng được đánh giá như sau:

+ Mặt mạnh: Chương trình đào tạo được các giáo viên lâu năm có kinh nghiệm và trình độ xây dựng, xác định được đúng mục tiêu đào tạo. Chương trình đào tạo luôn được điều chỉnh theo định kỳ về mục tiêu, nội dung và nhu cầu thiết yếu của xã hội.Các chương trình môn học đều xác định được rõ mục đích, vị trí, yêu cầu môn học.Chương trình của môn học có sự kế thừa và đảm bảo có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các môn trong cùng một chuyên ngành.

+ Mặt tồn tại: Đây là kiểu chương trình đào tạo truyền thống theo niên chế, được phân theo các học kỳ, năm học, khóa học. Nội dung chương trình được xây

43

dựng theo cấu trúc môn học. Trong quá trình sử dụng cũng được chỉnh lý, bổ sung song vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù, đã có sự điều chỉnh nhưng sự điều chỉnh này chỉ được tham khảo từ sự phản hồi của học sinh và giáo viên trong quá trình đào tạo, chứ không có sự tham khảo về nhu cầu đào tạo của xã hội và thị trường lao động. Có khoảng 75% cán bộ và giáo viên được hỏi cho rằng mức độ phù hợp với yêu cầu của chương trình đào tạo còn ở mức thấp. Điều này dẫn đến chương trình đào tạo của nhà trường sẽ không phù hợp với nhu cầu của xã hội và thị trường lao động.

2.2.3. Về đội ngũ giáo viên

Đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định đến chất lượng đào tạo và thương hiệu của nhà trường. Từ khi thành lập cho đến những năm vừa qua, trường Trung cấp Xây dựng đã có nhiều cải tiến trong công tác tuyển dụng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên. Hiện nay, số giáo viên tại trường là 46 giáo viên, số lượng học sinh là 626 học sinh, như vậy tỷ lệ giáo viên trên tỷ lệ học sinh là 1/13. Theo tiêu chuẩn tỷ lệ giáo viên trên tỷ lệ học sinh là 1/15 thì hiện nay trường vẫn còn thiếu giáo viên cho các môn học như: Kỹ thuật thi công, Cấp thoát nước, Thực hành công nhân …

* Trình độ chuyên môn

Giáo viên của trường hiện nay, mặc dù chưa có trình độ tiến sĩ, nhưng nhìn theo tổng thể tỷ lệ giáo viên tại trường đạt trình độ thạc sĩ và đại học là tương đối cao (Thạc sĩ: 34%, Đại học: 64%). Giáo viên nhà trường hầu hết tốt nghiệp ở các trường Đại học uy tín, có thương hiệu như: Đại học Xây dựng, Đại học Kiến trúc,… là các trường đào tạo kỹ sư tốt nghiệp khối kỹ thuật nên trình độ sư phạm còn nhiều hạn chế, nhưng sẽ rất thuận lợi cho việc nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên

44

Biểu đồ 2.2. Trình độ chuyên môn của giáo viên Trường

(Nguồn: Phòng Hành chính -Tổ chức trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội) .* Trình độ sư phạm

- Người giáo viên ngoài kiến thức chuyên môn vững vàng thì NVSP là phần không thể thiếu được, nó quyết định rất lớn đến quá trình truyền đạt kiến thức trong giảng dạy. Người có chuyên môn giỏi đến đâu nếu không có NVSP tốt thì rất khó có thể trở thành một giáo viên giỏi. Tuy nhiên, với đặc thù của trường kỹ thuật, hầu hết giáo viên đều là những kỹ sư, cử nhân không được đào tạo sư phạm bài bàn, họ chỉ qua một vài tháng học bồi dưỡng NVSP để đảm bảo điều kiện đứng lớp. Vì thế, trong những năm qua theo xu hướng nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên, giáo viên trường đã tích cực tham gia vào các lớp tập huấn nâng cao NVSP.

- Đến nay, 100% giáo viên trường Trung cấp Xây dựng đều đều đã qua các lớp tập huấn nghiệp vụ sư phạm, trong đó 43,5% có chứng chỉ NVSP bậc 1, 56,5 có chứng chỉ NVSP bậc 2. Tuy nhiên khả năng sư phạm còn phụ thuộc vào năng khiếu

45

mỗi người nên giáo viên trường vẫn cần phải học hỏi để nâng cao nghiệp vụ sư phạm hơn nữa.

Biểu đồ 2.3.Trình độ Nghiệp vụ Sư phạm của giáo viên trường TCXDHN

(Nguồn: Phòng Hành chính -Tổ chức trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội) Vừa qua, BGD& ĐT đã cử các chuyên gia đến các Trường TCCN tổ chức lớp tập huấn triển khai chuẩn nghiệp vụ sư phạm và đưa ra tiêu chí cho giáo viên tự đánh giá, xếp loại theo chuẩn nghiệp vụ sư phạm giáo viên. Kết quả là tất cả các giáo viên trường Trung cấp Xây dựng đều đạt chuẩn nghiệp vụ sư phạm theo các tiêu chuẩn, tiêu chí bảng đánh giá (Phụ lục 2).

* Trình độ ngoại ngữ

Ngoại ngữ là phương tiện cần thiết để giáo viên có thể nghiên cứu, tham khảo tài liệu chuyên môn của nước ngoài. Nó cũng là phương tiện giao lưu trao đổi kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp trên thế giới. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, xu thế hội nhập quốc tế phát triển mạnh mẽ, sự hợp tác quốc tế được đẩy mạnh đòi hỏi giáo viên có trình độ ngoại ngữ ngày càng lớn. Thời gian trước đây, giáo

46

viên ít có cơ hội học tập, giao lưu với bạn bè, đồng nghiệp ở các nước trên thế giới nên ngoại ngữ không được chú trọng.

Từ khi có chương trình chuẩn hóa giáo viên cả về chuyên môn lẫn nghiệp vụ sư phạm, thì giáo viên mới bắt đầu quan tâm chú trọng hơn đến ngoại ngữ. Tuy nhiên, việc học ngoại ngữ của đội ngũ giáo viên chủ yếu xuất phát từ việc chuẩn hóa trình độ theo quy định chứ chưa xuất phát từ nhu cầu có ngoại ngữ để trao đổi thông tin, nghiên cứu tài liệu nước ngoài,… Chính vì vậy, năng lực ngoại ngữ của giáo viên chưa cao, chưa dùng để đọc và tham khảo tài liệu của nước ngoài.

Theo số liệu thống kê của trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội, trình độ ngoại ngữ của giáo viên trường hiện nay thì toàn bộ giáo viên đều có trình độ A trở lên. Nên trong thời gian tới, để phát triển trường đáp ứng nhu cầu để hội nhập thì bản thân các giáo viên nhà trường sẽ phải nâng cao trình độ ngoại ngữ hơn nữa.

* Trình độ tin học

- CNTT ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cũng như trong đời sống xã hội. Máy tính đang trở thành phương tiện hỗ trợ đắc lực cho việc giảng dạy. Hiện nay, nhà trường rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ tin học cho giáo viên, vì vậy 100% giáo viên nhà trường đều sử dụng máy tính thành thạo.

- Những năm gần đây, BGD &ĐT đang đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy nên việc ứng dụng CNTT là việc cần và phải làm để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, nhân tài cho đất nước.

- Do đó việc ứng dụng CNTT trong dạy học không đồng nhất với đổi mới phương pháp dạy học. CNTT chỉ là phương tiện tạo thuận lợi (điều kiện cần) cho triển khai phương pháp dạy học tích cực chứ không phải là điều kiện đủ của phương pháp dạy học này.

* Phương pháp dạy học

- Hiện nay, trường Trung cấp Xây dựng chủ yếu vẫn giảng dạy theo quy trình: học lý thuyết kết hợp với thực hành công nhân ngay tại trường, sau đó học sinh sẽ được gửi vào các doanh nghiệp có các công trình đang xây dựng đối với

47

ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp và Công nghệ kỹ thuật thi công xây dựng nội thất – điện – nước công trình, và vào làm việc ở các phòng kế toán để thực tập.

- Đối với phần dạy lý thuyết, do sức ép của nội dung chương trình và thời gian nên phương pháp được giáo viên sử dụng chủ yếu trong quá trình giảng dạy là phương pháp dạy học truyền thống: Thuyết trình, phát vấn, phân tích, diễn giải, học trò nghe và ghi chép. Để tăng tính chủ động của học sinh trong giờ giảng các giáo viên có sử dụng phương pháp phát vấn học sinh nhưng thời gian dành cho học sinh suy nghĩ trả lời là rất ít hay hầu như không có nên chưa phát huy được phương pháp dạy học này.

- Đối với giờ học thực hành, trung bình một lớp có khoảng 30 học sinh trong phòng học thực hành rộng khoảng 30m2, mà trong phòng học thực hành học nhiều môn khác nhau nên học sinh rất khó quan sát những thao tác làm mẫu của giáo viên. Điều này sẽ dẫn đến các em khá lúng túng khi trực tiếp thực hành. Đa phần các giáo viên khi được hỏi, đều nói là có sử dụng phương pháp dạy học mới nhưng không thường xuyên.

- Sử dụng nhiều phương tiện hỗ trợ trong dạy học là một phương pháp dạy học mới với sự trợ giúp của các phương tiện dạy học (chẳng hạn như máy tính + máy chiếu) sẽ làm tăng tính trực quan và sự chủ động của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ giờ dạy đối với giáo viên là không thường xuyên.

- Các giáo viên hầu như sử dụng phương tiện hỗ trợ trong các dịp hội giảng,

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp tại trường trung cấp xây dựng hà nội c ; người hướng dẫn khoa học (Trang 39)