Biện pháp 1: Đổi mới công tác tuyển sinh

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp tại trường trung cấp xây dựng hà nội c ; người hướng dẫn khoa học (Trang 68 - 70)

Công tác tuyển sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện thắng lợi chỉ tiêu của nhà nhà trường. Chất lượng đầu vào cao hay thấp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo của nhà trường, vì vậy công tác tuyển chọn học sinh luôn cần được quan tâm đúng mức. Ngoài việc đảm bảo đúng quy chế thì còn phải thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Chúng ta đều biết, xây dựng là nghề lao động vất vả, nặng nhọc, vì vậy việc tuyển được những học sinh có nguyện vọng, lòng yêu nghề và phù hợp với công việc này trong công tác tuyển sinh là rất quan trọng cho việc quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo.

3.2.1.1 Mục tiêu của biện pháp

- Đảm bảo tuyển đủ chỉ tiêu tuyển sinh mà nhà trường được giao hằng năm, đồng thời đúng đối tượng theo chuẩn đầu vào của nhà trường.

- Tuyển được học sinh học nghề phù hợp với các yêu cầu và chương trình đào tạo của nhà trường, có lòng yêu nghề.

- Gắn được đào tạo với yêu cầu sử dụng lao động thực tế ở các doanh nghiệp bằng cách tăng cường đào tạo theo địa chỉ, theo nhu cầu của xã hội để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện * Nội dung

Để hạn chế những thiếu sót trong quá trình tuyển chọn và đào tạo của trường nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thủ đô và cả nước. Trường TCXDHN cần đổi mới một số nội dung tuyển sinh:

- Thành lập Hội đồng tuyển sinh và các ban giúp việc do Hiệu trưởng chỉ đạo.

67

- Khảo sát nhu cầu của thị trường lao động, tăng chỉ tiêu tuyển sinh các ngành mà thị trường cần; tăng cường tuyển sinh theo địa chỉ để gắn việc đào tạo với sử dụng, nâng cao chất lượng đào tạo.

- Tổ chức tham gia công tác hướng nghiệp, tư vấn cho học sinh học chuyên ngành phù hợp ở các trường phổ thông. Khảo sát thông tin học sinh khắp nơi, đặc biệt là các vùng nông thôn ngoại thành, các tỉnh lẻ, vùng sâu, vùng xa để nắm bắt nhu cầu của các em học sinh sau khi tốt nghiệp THPT nhằm xác định xem học sinh cần học nghề gì sau khi tốt nghiệp.

- Luôn có kế hoạch dự trù, đầu tư nguồn kinh phí cho khảo sát và thực hiện các công tác tuyển sinh một cách phù hợp, thích đáng và hiệu quả.

* Cách thức thực hiện

- Ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh và các Ban giúp việc. Tiến hành soạn thảo, ban hành và tổ chức các quy định về công tác tuyển sinh; xác định chức năng, nhiệm vụ và công việc của từng thành viên trong Hội đồng tuyển sinh và các Ban giúp việc tuyển sinh

- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, thông báo tuyển sinh trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Website của trường; phân vùng tuyển sinh, liên hệ với các cơ quan, quận (huyện), phường (xã); đến các trường phổ thông, các cơ sở đào tạo, trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn hoặc các tỉnh lân cận để quảng bá, hướng nghiệp và giới thiệu về các ngành nghề đào tạo của nhà trường

- Thiết lập các quy định về quyền hạn, trách nhiệm, chế độ khen thưởng đối với các đơn vị, cá nhân thực hiện công tác tuyển sinh; dự báo, đánh giá nhu cầu nhân lực các ngành nghề của thị trường lao động.

- Bố trí nhân lực, phân bổ thời gian và bố trí các nguồn tài lực, vật lực, lựa chọn các phương pháp, biện pháp thích hợp. Triển khai công tác tuyển sinh

68

và tư vấn cho học sinh chọn chuyên ngành phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng cũng như khả năng.

- Hướng dẫn, tập huấn các quy định công tác tuyển sinh cho tất cả mọi người trong nhà trường, thường xuyên cập nhật các thay đổi về quy chế tuyển sinh của Bộ GD & ĐT ban hành, nhằm kịp thời bổ sung hoặc sửa đổi những quy định và thông báo tuyển sinh của nhà trường. Động viên, khen thưởng kịp thời với những cá nhân có thành tích trong công tác tuyển sinh.

- Hướng dẫn cho mọi người thực hiện tốt công tác tuyển sinh bằng nội dung sau: họp Hội đồng tuyển sinh và các ban giúp việc, thông qua chỉ tiêu và nội dung tuyển sinh tại đại hội công nhân viên chức, cử cán bộ đến các doanh nghiệp, các trung tâm đào tạo nghề, trung tâm giới thiệu việc làm, và các trường phổ thông trên toàn quốc để thông báo nhu cầu tuyển sinh, giới thiệu các chuyên ngành mà nhà trường đào tạo nhằm mục đích tuyển sinh cho nhà trường.

- Tiến hành kiểm tra, đánh giá:

+ Họp tổng kết công tác tuyển sinh, so sánh kết quả việc thực hiện công tác tuyển sinh so với chỉ tiêu đặt ra về từng chuyên ngành. Để từ đó có khen thưởng kịp thời và rút kinh nghiệm trong công tác tuyển sinh các năm học sau.

+ Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc số lượng đầu vào giảm so với năm học trước là do sự chỉ đạo, do khâu thực hiện, do phương pháp tiến hành hay do yếu tố khách quan dẫn đến việc tuyển sinh năm học này không bằng năm học trước để từ đó có những biện pháp giải quyết kịp thời nhằm khắc phục khó khăn trong công tác tuyển sinh, đảm bảo đủ chỉ tiêu và chất lượng tuyển sinh mà Bộ GD&ĐT giao cho nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp tại trường trung cấp xây dựng hà nội c ; người hướng dẫn khoa học (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)