Đánh giá chung về thực trạng quản lý chất lượng đào tạo của trường Trung

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp tại trường trung cấp xây dựng hà nội c ; người hướng dẫn khoa học (Trang 59)

TCXDHN

Qua phân tích đánh giá thực trạng đào tạo của trường TCXDHN, dựa trên cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo của trường TCXDHN, nhìn chung trường TCXDHN đã từng bước quan tâm đến công tác quản lý, đảm bảo chất lượng đào tạo nhằm nâng cao vị thế và uy tín của nhà trường trong xã hội và các đơn vị sử dụng lao động. Tuy nhiên, nhận thức của đội ngũ CBQL và giáo viên về chất lượng đào tạo chưa cao. Do đó công tác này còn nặng tính hình thức và có tính đối phó với yêu cầu kiểm định của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Mặt mạnh

- Trong quá trình đào tạo trường luôn quan tâm đến nhiệm vụ quản lý chất lượng đào tạo. Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo được điều chỉnh và bổ sung sao cho phù hợp với yêu cầu đổi mới. Bảo đảm kế hoạch về đào tạo và các mặt khác được thực hiện, các điều lệ, chế độ, nội quy được chấp hành làm cho các hoạt động trong nhà trường phát triển nhịp nhàng.

- Luôn quan tâm đến phát triển đội ngũ giáo viên làm sao để đảm bảo được yêu cầu của nhiệm vụ mới. Có sự động viên khích lệ mọi người trong nhà trường phát huy mọi khả năng để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Bảo đảm sự đoàn kết nhất trí trong toàn trường, động viên kịp thời nhằm phát huy hết khả năng của mọi người để phục vụ tốt cho quá trình đào tạo

- Đặc biệt, hiện nay trường rất chú trọng đến công tác quản lý quá trình đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo môi trường sư phạm, phấn đấu thi đua

58

nhằm phát huy mọi khả năng để làm tốt nhiệm vụ giảng dạy. Có sự phân công rõ ràng trách nhiệm và nhiệm vụ của từng thành viên làm cho họ có sự chủ động trong công việc được giao.

- Về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học: đã được quan tâm đầu tư trên cơ sở các dự án của Thành phố và nguồn kinh phí ngân sách của nhà trường..

Với những mặt được trên đây, có thể nói nhà trường đã cố gắng rất nhiều để hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra. Tuy nhiên, bên cạnh các mặt đạt được vẫn còn rất nhiều tồn tại.

Các vấn đề tồn tại:

- Không phải trực thuộc Bộ chuyên ngành quản mà trường trực thuộc SGD&ĐT Hà Nội nên các dự án đầu tư, mở rộng, mua thêm trang thiết bị, phương tiện dạy học còn nhiều rắc rối và thiếu kinh phí; việc trang bị, nắm bắt các công nghệ trong nghề gặp nhiều khó khăn.

- Tuy hàng năm đã có kiểm tra, đánh giá về chuyên môn và nghiệp vụ đối với giáo viên nhưng vẫn còn mang tính hình thức nên chưa đánh giá đúng trình độ.

- Trường Trung cấp Xây dựng tuyển sinh dựa vào chỉ tiêu do cấp trên giao giao hàng năm nên còn chạy theo số lượng chứ chưa chú trọng đến công tác hướng nghiệp và tuyển chọn, do vậy chất lượng đầu vào còn thấp.

- Chương trình đào tạo thì chưa có “hướng mở”, chưa có liên thông giữa các trình độ cho các em học sinh. Điều này sẽ làm cho công tác tuyển sinh của nhà trường sẽ càng ngày sẽ càng khó khăn.

- Các phòng, ban, bộ môn trong nhà trường đang thực hiện quản lý theo cách quản lý cũ (quản lý hành chính đơn thuần) chưa thực sự quan tâm và triển khai quản lý chất lượng đào tạo bằng cách quản lý toàn diện và đổi mới, cải tiến liên tục theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể.

59

- Chưa có tổ chức chuyên trách về công tác đảm bảo chất lượng như phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng mà Phòng đào tạo và một số Hội đồng, tổ kiểm tra đảm trách công việc này nên chưa có được tính chuyên nghiệp.

- Về mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo mặc dù đã có sự điều chỉnh, bổ sung, song vẫn chưa phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp và xã hội. Cấu trúc của chương trình chưa mềm dẻo linh hoạt, không tạo điều kiện cho người học được lựa chọn phù hợp với điều kiện cá nhân.

- Giáo viên nhà trường phần lớn là giáo viên trẻ, thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và kỹ năng thực hành (đối với giáo viên thực hành). Nghiệp vụ sư phạm của giáo viên tuy đạt chuẩn nhưng vẫn chưa hoàn thiện dẫn đến việc áp dụng các phương pháp dạy học chưa cao.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học mặc dù đã được tăng cường nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu hiện nay. Dụng cụ thực hành nghề, máy móc, trang thiết bị đã cũ mà chưa được thay mới hay chưa ứng dụng được các trang thiết bị mới nên khi học sinh tốt nghiệp ra trường sẽ có nhiều bỡ ngỡ, lúng túng.

- Mối quan hệ giữa nhà trường và các doanh nghiệp tuy đã được thiết lập song mối quan hệ đó còn lỏng lẻo nên chưa có tác dụng cho nhà trường cũng như doanh nghiệp.

Từ thực trạng trên cho thấy nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến việc ứng dụng các mô hình quản lý chất lượng hiện đại vào công tác quản lý đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành và kiểm soát chất lượng đào tạo ở đơn vị mình. Quản lý chất lượng ở trường TCXDHN cần quản lý theo quá trình như quá trình đào tạo là hoạt động chủ yếu của nhà trường, quá trình mua sắm thiết bị, quá trình đánh giá thi, thi tốt nghiệp và cấp văn bằng chứng chỉ đồng thời với việc quản lý một số yếu tố cấu thành của trường TCCN như đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học...Nhà trường cần chú trọng đến công tác quản lý chất lượng đào tạo thông qua việc

60

hình thành hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với đặc điểm của từng trường và áp dụng một mô hình đảm bảo chất lượng khu vực và quốc tế như ISO, TQM…

61

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã nêu lên thực trạng quá trình quản lý chất lượng đào tạo tại trường TCXDHN. Quá trình đào tạo của trường tập trung phân tích những vấn đề:

Công tác tuyển sinh đầu vào; Nội dung chương trình đào tạo; Đội ngũ giáo viên; Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; Cơ cấu tổ chức quản lý quá trình đào tạo; Kiểm tra kết quả học tập và rèn luyện của học sinh và Mối quan hệ của nhà trường với các doanh nghiệp sử dụng lao động.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng đào tạo của trường TCXDHN để từ đó tổng hợp các nguyên nhân ảnh hưởng đến quản lý chất lượng đào tạo của trường TCXDHN qua nhìn nhận thực tiễn có nhiều mặt tích cực thuận lợi cho quá trình phát triển của nhà trường.

Bên cạnh đó việc quản lý TCCN vẫn theo kiểu truyền thống, chưa quen quản lý là quản lý quá trình cụ thể như quá trình đào tạo là hoạt động chủ yếu của nhà trường, quá trình mua sắm trang thiết bị, quá trình đánh giá thi, thi tốt nghiệp và cấp văn bằng chứng chỉ. Đồng thời quản lý một số yếu tố cấu thành của nhà trường như đội ngũ Giáo viên và Cán bộ quản lý, nội dung chương trình đào tạo, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học… Việc quản lý các yếu tố trên thường chỉ dự vào thông tư, chỉ thị và các quy định của cấp trên mà phần lớn các văn bản này đã lạc hậu không phù hợp với quản lý chất lượng trong thời điểm hiện nay như các tiêu chuẩn quốc tế như ISO, TQM … Nhà trường tuy đã có cơ chế kiểm tra, đánh giá, giám sát tập thể lãnh đạo và cá nhân thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được giao nhưng chủ yếu thực hiện vào cuối quá trình, đánh giá vào cuối học kỳ và năm học nên không thể đánh giá đúng chất lượng đào tạo của học sinh, sinh viên.

Những kết quả trên là cơ sở thực tiễn để tham khảo xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đào tạo và đề xuất các biện pháp sẽ được trình bày ở chương sau.

62

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG HÀ NỘI 3.1. Yêu cầu của các biện pháp đề xuất

3.1.1. Các yêu cầu chung

Việc đề ra các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo TCCN ở trường TCXDHN một mặt dựa vào cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu, mặt khác dựa vào kết quả phân tích thực trạng quá trình quản lý chất lượng đào tạo tại trường TCXDHN còn căn cứ vào các chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước, các đề án, chiến lược của Chính phủ, của các cơ quan có thẩm quyền. Đặc biệt chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ. BGD và ĐT ban hành chương trình hành động với những nội dung sau:

- Xác định các nhiệm vụ chủ yếu thực hiện trong năm 2013, định hướng năm 2014 và 2015 nhằm khắc phục những yếu kém, bất cập làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo trong thời gian qua.

- Xác định các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện 8 giải pháp của Chiến lược trong 2 giai đoạn (giai đoạn 1: 2013-2015 và giai đoạn 2: 2016-2020). Cụ thể:

Giai đoạn 1: 2013-2015, cần:

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin dự báo nhu cầu nhân lực ngành giáo dục nói chung và giáo dục TCCN nói riêng.

- Triển khai quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên nhằm nâng cao năng lực

nghề nghiệp của đội ngũ theo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp. Hướng dẫn cơ sở tự xác định nhu cầu bồi dưỡng và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ.

- Chỉ đạo các trường trung cấp chuyên nghiệp rà soát, điều chỉnh, bổ sung nội dung chuẩn đầu ra đối với từng ngành, từng chương trình đào tạo cụ thể nhằm

63

đáp ứng nhu cầu xã hội. Xây dựng tiêu chuẩn về chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo chất lượng cao và xác định nhu cầu xã hội đối với loại chương trình này.

- Đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội. Triển khai tích cực các hợp đồng, thỏa thuận đào tạo, sử dụng nhân lực đã ký kết. Quy định trách nhiệm và cơ chế phù hợp để mở rộng các hình thức, nội dung liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong đào tạo, sử dụng nhân lực và nghiên cứu chuyển giao công nghệ.

- Khuyến khích mở các cơ sở giáo dục trong các doanh nghiệp lớn nhằm thực hiện có hiệu quả việc cung cấp nhân lực trực tiếp cho các doanh nghiệp.

- Huy động tối đa sự tham gia của các doanh nghiệp vào việc xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng và đánh giá chương trình, tổ chức đào tạo, hỗ trợ trong việc bố trí chỗ thực tập và tuyển dụng học sinh đã tốt nghiệp.

- Chủ động đào tạo và cung ứng, đáp ứng nhu cầu nhân lực về số lượng, chất lượng theo ngành nghề, nhất là đối với các doanh nghiệp hoạt động tại vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, công nghệ cao.

- Chú trọng việc phối hợp, liên kết trong đào tạo, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, gắn chặt với nhu cầu ngành, địa phương và toàn xã hội.

Giai đoạn 2: 2016-2020, cần:

- Triển khai thực hiện đổi mới chương trình giáo dục nghề nghiệp. Tập trung củng cố và nâng cao chất lượng đào tạo.

- Xây dựng và triển khai các đề án, chương trình mục tiêu quốc gia, các nguồn vốn ODA để tăng cường cơ sở vật chất, phát triển giáo dục và đào tạo.

- Xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm đảm bảo bình đẳng về cơ hội học tập.

3.1.2. Các yêu cầu đối với nhà trường

64

Ngoài 7 chuyên ngành đang đào tạo, nhà trường mở thêm một số ngành mới phù hợp với điều kiện của Nhà trường và nhu cầu xã hội hiện nay. Kết hợp đào tạo các lớp ngắn hạn cho các chuyên ngành, một số chương trình đào tạo ngắn hạn như: Tin học ứng dụng trong thiết kế,; Kỹ thuật thi công nội thất … Tiếp tục liên kết, liên thông đào tạo với Trường Đại học Xây dựng đào tạo các lớp xây dựng công trình, ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp; đào tạo trình độ Cao đẳng với các trường Cao đẳng xây dựng công trình; duy trì, mở rộng với các đơn vị, các tổng công ty, doanh nghiệp xây dựng, nội thất tham gia đào tạo với nhà trường và sử dụng học sinh của nhà trường sau đào tạo như Công ty Cổ phần xây dựng Vinaconex 2, Công ty Cổ phần nội thất & dịch vụ Bếp Xinh …

- Gắn đào tạo với nhu cầu xã hội:

Xây dựng kế hoạch và tiến hành khảo sát lao động trong các lĩnh vực xây dựng, thiết kế nội thất, thiết kế đồ họa quảng cáo…nhằm mục đích tìm hiểu mong muốn và nhu cầu sử dụng nguồn lực của các doanh nghiệp, của xã hội nhằm đào tạo, cung cấp đầy đủ, phù hợp, chất lượng lao động thông qua các em học sinh đã tốt nghiệp đi làm và các cựu học sinh thành đạt là cán bộ quản lý ở các doanh nghiệp.. Thông qua mối quan hệ với các doanh nghiệp có sử dụng lao động do Nhà trường đào tạo, Nhà trường khảo sát người sử dụng lao động, người lao động với những nội dung rõ ràng, định lượng nhằm xây dựng chương trình đào tạo gần nhất với nhu cầu mà doanh nghiệp cần, tuy nhiên cũng cần nghiên cứu đón đầu nhu cầu trong lĩnh vực lao động mà trường có khả năng đào tạo.

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị

Xây dựng thêm các phòng học đa năng để giáo viên có điều kiện hơn trong việc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật và phương pháp dạy học hiện đại, hiệu quả. Tăng cường mua sắm, đầu tư thiết bị, máy móc và các phương tiện thực hành đã cũ sẽ được thay mới bằng các máy móc hiện đại và xây dựng thêm các xưởng thực hành như: xưởng mộc nội thất, xưởng điện, xưởng nước, xưởng bê tông…

65

3.2. Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo hệ TCCN tại trường TCXDHN

Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý chất lượng đào tạo tại trường TCXDHN:

+ Biện pháp đề xuất phải phù hợp với chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, chiến lược phát triển giáo dục của Chính phủ, của Ngành …

+ Biện pháp được xây dựng trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý chất lượng đào tạo tại trường TCXDHN.

+ Các biện pháp đề xuất được xuất phát từ nhu cầu thực tế, nghĩa là các giải pháp nhằm mục đích giải quyết các vấn đề khó khăn đang tồn tại.

+ Các đề xuất biện pháp phải có tính khả thi, tức là phải có khả năng thực hiện được trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay.

+ Biện pháp đề xuất phải có ý nghĩa hiệu quả về kinh tế xã hội trước mắt và trong tương lai.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận ở chương 1, thực trạng quản lý chất lượng đào tạo ở chương 2 và trên cơ sở một số nguyên tắc đề xuất biện pháp ở trên, tác giả đề xuất 6 biện pháp quản lý chất lượng đào tạo hệ TCCN tại trường TCXDHN như sau:

Bảng 3.1. Các biện pháp đề xuất quản lý chất lượng đào tạo ở trường TCXDHN

TT Tên biện pháp

Biện pháp 1 Đổi mới công tác tuyển sinh

Biện pháp 2 Quản lý, phát triển nội dung chương trình đào tạo

Biện pháp 3 Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên

Biện pháp 4 Đảm bảo các nguồn lực, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

Biện pháp 5 Quản lý, kiểm tra việc đánh giá kết quả đào tạo

66

3.2.1. Biện pháp 1: Đổi mới công tác tuyển sinh

Công tác tuyển sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bảo đảm

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp tại trường trung cấp xây dựng hà nội c ; người hướng dẫn khoa học (Trang 59)