Về đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp tại trường trung cấp xây dựng hà nội c ; người hướng dẫn khoa học (Trang 45 - 51)

Đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định đến chất lượng đào tạo và thương hiệu của nhà trường. Từ khi thành lập cho đến những năm vừa qua, trường Trung cấp Xây dựng đã có nhiều cải tiến trong công tác tuyển dụng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên. Hiện nay, số giáo viên tại trường là 46 giáo viên, số lượng học sinh là 626 học sinh, như vậy tỷ lệ giáo viên trên tỷ lệ học sinh là 1/13. Theo tiêu chuẩn tỷ lệ giáo viên trên tỷ lệ học sinh là 1/15 thì hiện nay trường vẫn còn thiếu giáo viên cho các môn học như: Kỹ thuật thi công, Cấp thoát nước, Thực hành công nhân …

* Trình độ chuyên môn

Giáo viên của trường hiện nay, mặc dù chưa có trình độ tiến sĩ, nhưng nhìn theo tổng thể tỷ lệ giáo viên tại trường đạt trình độ thạc sĩ và đại học là tương đối cao (Thạc sĩ: 34%, Đại học: 64%). Giáo viên nhà trường hầu hết tốt nghiệp ở các trường Đại học uy tín, có thương hiệu như: Đại học Xây dựng, Đại học Kiến trúc,… là các trường đào tạo kỹ sư tốt nghiệp khối kỹ thuật nên trình độ sư phạm còn nhiều hạn chế, nhưng sẽ rất thuận lợi cho việc nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên

44

Biểu đồ 2.2. Trình độ chuyên môn của giáo viên Trường

(Nguồn: Phòng Hành chính -Tổ chức trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội) .* Trình độ sư phạm

- Người giáo viên ngoài kiến thức chuyên môn vững vàng thì NVSP là phần không thể thiếu được, nó quyết định rất lớn đến quá trình truyền đạt kiến thức trong giảng dạy. Người có chuyên môn giỏi đến đâu nếu không có NVSP tốt thì rất khó có thể trở thành một giáo viên giỏi. Tuy nhiên, với đặc thù của trường kỹ thuật, hầu hết giáo viên đều là những kỹ sư, cử nhân không được đào tạo sư phạm bài bàn, họ chỉ qua một vài tháng học bồi dưỡng NVSP để đảm bảo điều kiện đứng lớp. Vì thế, trong những năm qua theo xu hướng nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên, giáo viên trường đã tích cực tham gia vào các lớp tập huấn nâng cao NVSP.

- Đến nay, 100% giáo viên trường Trung cấp Xây dựng đều đều đã qua các lớp tập huấn nghiệp vụ sư phạm, trong đó 43,5% có chứng chỉ NVSP bậc 1, 56,5 có chứng chỉ NVSP bậc 2. Tuy nhiên khả năng sư phạm còn phụ thuộc vào năng khiếu

45

mỗi người nên giáo viên trường vẫn cần phải học hỏi để nâng cao nghiệp vụ sư phạm hơn nữa.

Biểu đồ 2.3.Trình độ Nghiệp vụ Sư phạm của giáo viên trường TCXDHN

(Nguồn: Phòng Hành chính -Tổ chức trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội) Vừa qua, BGD& ĐT đã cử các chuyên gia đến các Trường TCCN tổ chức lớp tập huấn triển khai chuẩn nghiệp vụ sư phạm và đưa ra tiêu chí cho giáo viên tự đánh giá, xếp loại theo chuẩn nghiệp vụ sư phạm giáo viên. Kết quả là tất cả các giáo viên trường Trung cấp Xây dựng đều đạt chuẩn nghiệp vụ sư phạm theo các tiêu chuẩn, tiêu chí bảng đánh giá (Phụ lục 2).

* Trình độ ngoại ngữ

Ngoại ngữ là phương tiện cần thiết để giáo viên có thể nghiên cứu, tham khảo tài liệu chuyên môn của nước ngoài. Nó cũng là phương tiện giao lưu trao đổi kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp trên thế giới. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, xu thế hội nhập quốc tế phát triển mạnh mẽ, sự hợp tác quốc tế được đẩy mạnh đòi hỏi giáo viên có trình độ ngoại ngữ ngày càng lớn. Thời gian trước đây, giáo

46

viên ít có cơ hội học tập, giao lưu với bạn bè, đồng nghiệp ở các nước trên thế giới nên ngoại ngữ không được chú trọng.

Từ khi có chương trình chuẩn hóa giáo viên cả về chuyên môn lẫn nghiệp vụ sư phạm, thì giáo viên mới bắt đầu quan tâm chú trọng hơn đến ngoại ngữ. Tuy nhiên, việc học ngoại ngữ của đội ngũ giáo viên chủ yếu xuất phát từ việc chuẩn hóa trình độ theo quy định chứ chưa xuất phát từ nhu cầu có ngoại ngữ để trao đổi thông tin, nghiên cứu tài liệu nước ngoài,… Chính vì vậy, năng lực ngoại ngữ của giáo viên chưa cao, chưa dùng để đọc và tham khảo tài liệu của nước ngoài.

Theo số liệu thống kê của trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội, trình độ ngoại ngữ của giáo viên trường hiện nay thì toàn bộ giáo viên đều có trình độ A trở lên. Nên trong thời gian tới, để phát triển trường đáp ứng nhu cầu để hội nhập thì bản thân các giáo viên nhà trường sẽ phải nâng cao trình độ ngoại ngữ hơn nữa.

* Trình độ tin học

- CNTT ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cũng như trong đời sống xã hội. Máy tính đang trở thành phương tiện hỗ trợ đắc lực cho việc giảng dạy. Hiện nay, nhà trường rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ tin học cho giáo viên, vì vậy 100% giáo viên nhà trường đều sử dụng máy tính thành thạo.

- Những năm gần đây, BGD &ĐT đang đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy nên việc ứng dụng CNTT là việc cần và phải làm để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, nhân tài cho đất nước.

- Do đó việc ứng dụng CNTT trong dạy học không đồng nhất với đổi mới phương pháp dạy học. CNTT chỉ là phương tiện tạo thuận lợi (điều kiện cần) cho triển khai phương pháp dạy học tích cực chứ không phải là điều kiện đủ của phương pháp dạy học này.

* Phương pháp dạy học

- Hiện nay, trường Trung cấp Xây dựng chủ yếu vẫn giảng dạy theo quy trình: học lý thuyết kết hợp với thực hành công nhân ngay tại trường, sau đó học sinh sẽ được gửi vào các doanh nghiệp có các công trình đang xây dựng đối với

47

ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp và Công nghệ kỹ thuật thi công xây dựng nội thất – điện – nước công trình, và vào làm việc ở các phòng kế toán để thực tập.

- Đối với phần dạy lý thuyết, do sức ép của nội dung chương trình và thời gian nên phương pháp được giáo viên sử dụng chủ yếu trong quá trình giảng dạy là phương pháp dạy học truyền thống: Thuyết trình, phát vấn, phân tích, diễn giải, học trò nghe và ghi chép. Để tăng tính chủ động của học sinh trong giờ giảng các giáo viên có sử dụng phương pháp phát vấn học sinh nhưng thời gian dành cho học sinh suy nghĩ trả lời là rất ít hay hầu như không có nên chưa phát huy được phương pháp dạy học này.

- Đối với giờ học thực hành, trung bình một lớp có khoảng 30 học sinh trong phòng học thực hành rộng khoảng 30m2, mà trong phòng học thực hành học nhiều môn khác nhau nên học sinh rất khó quan sát những thao tác làm mẫu của giáo viên. Điều này sẽ dẫn đến các em khá lúng túng khi trực tiếp thực hành. Đa phần các giáo viên khi được hỏi, đều nói là có sử dụng phương pháp dạy học mới nhưng không thường xuyên.

- Sử dụng nhiều phương tiện hỗ trợ trong dạy học là một phương pháp dạy học mới với sự trợ giúp của các phương tiện dạy học (chẳng hạn như máy tính + máy chiếu) sẽ làm tăng tính trực quan và sự chủ động của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ giờ dạy đối với giáo viên là không thường xuyên.

- Các giáo viên hầu như sử dụng phương tiện hỗ trợ trong các dịp hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi các cấp, kiểm tra chất lượng giảng dạy định kỳ đối với giáo viên. Một số giáo viên lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, song việc bồi dưỡng về nghiệp vụ còn chắp vá, chương trình bồi dưỡng mang tính lý luận chung, một phần do yếu tố tâm lý nên học thường ngại đổi mới phương pháp dạy học. Điều này làm cho bài giảng kém phong phú, kém sinh động, đôi khi làm cho bài học trở nên nhàm chán.

Từ những yếu tố trên, thấy rằng việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy là hết sức cần thiết để xây dựng một bài giảng hay, sinh động, lôi cuốn được học sinh.

48

Nhưng để một giờ học có ứng dụng CNTT là một giờ học phát huy tối đa, hiệu quả tính tích cực của học sinh, thì điều kiện tiên quyết là việc khai thác CNTT phải đảm bảo các yêu cầu của phương pháp dạy học tích cực mà giáo viên sử dụng, học sinh sẽ được tạo cơ hội hoạt động học tập tích cực, chủ động và kiến thức do học sinh tiếp thu tốt với sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên trên lớp.

* Hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm (SKKN)

- Công tác nghiên cứu khoa học & SKKN giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động chuyên môn, đặc biệt nó trang bị cho người giáo viên một phương pháp luận, một cái nhìn khoa học, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cho mỗi giáo viên. Tuy vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học & SKKN của trường trước đây chưa được quan tâm đúng mức, có rất ít người quan tâm đến nghiên cứu khoa học là do chưa nhận thức rõ ràng về vai trò và lợi ích mang lại của việc nghiên cứu khoa học. (hầu hết giáo viên được hỏi cho rằng nghiên cứu khoa học ở các trường TCCN là không quan trọng), chưa có sự khích lệ, động viên, hướng dẫn kịp thời, không có thời gian cho nghiên cứu khoa học. Số lượng các đề tài nghiên cứu khoa học của cán bộ, giáo viên nhà trường cấp Ngành còn chưa nhiều. Bên cạnh đó công tác viết SKKN cũng được đẩy mạnh nhưng nhìn chung hầu hết đều mang tính hình thức, đối phó.

- Qua nghiên cứu về tình hình chung của giáo viên trong trường là những giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy, thì thấy:

+ Mặt đạt được:

Trường quan tâm đến nhiệm vụ phát triển đội ngũ giáo viên phù hợp với chức năng điều kiện hiện nay.

Trường đã quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn cũng như nghiệp vụ để đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Những nỗ lực trên đây là sự cố gắng của cả trường, nhưng vẫn còn rất nhiều bất cập cần phải xem xét để có các giải pháp tốt hơn nhằm đưa trường TCXDHN ngày càng phát triển.

49

+ Mặt hạn chế:

- Chất lượng đầu vào tuyển sinh thấp nên ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. - Số lượng học sinh tuyển đủ chỉ tiêu gặp nhiều khó khăn.

- Khó tuyển giáo viên trình độ kỹ sư, dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên cho một số chuyên ngành. Đội ngũ giáo viên, quản lý đa phần là trẻ nên chưa nhiều kinh nghiệm giảng dạy và quản lý.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp tại trường trung cấp xây dựng hà nội c ; người hướng dẫn khoa học (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)