Nội dung chương trình đào tạo là yếu tố cơ bản quyết định đến chất lượng đào tạo. Hiện nay, một yêu cầu vô cùng quan trọng là nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của học sinh trong nhà trường. Do vậy chương trình đào tạo cần
69
phải có tính thực tiễn, phù hợp với thực tế sản xuất, nhằm tạo ra nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm cho học sinh sau khi ra trường.
3.2.2.1 Mục tiêu của biện pháp
- Xây dựng chương trình đào tạo cần thực hiện các quy định của chương trình khung hiện hành để xác định các yếu tố cơ bản của kế hoạch chương trình giảng dạy như: Mục tiêu đào tạo, khối lượng kiến thức tối thiểu, cơ cấu nội dung, tỷ lệ thời gian đào tạo giữa các môn học cơ bản với môn học chuyên ngành, tỷ lệ thời gian dành cho lý thuyết, thực hành và thực tập.
- Nội dung chương trình đào tạo nghề cần được xây dựng theo quan niệm “Đào tạo dựa trên năng lực” hay “Đào tạo theo năng lực thực hiện”, có nghĩa là cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ đối với mỗi môn học, mỗi ngành nghề, mỗi trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu về phương pháp đào tạo, đảm bảo chất lượng đào tạo toàn diện. Chương trình đào tạo phải chú ý đến việc rèn luyện đạo đức với ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp trong làm việc.
- Chương trình phải theo hướng nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực thích ứng với sự biến đổi của công nghệ và thực tế. Đồng thời phải có cấu trúc linh hoạt để đáp ứng cho nhu cầu đa dạng của thị trường lao động cũng như của người học.
- Chương trình đào tạo phải có tính liên thông giữa đào tạo nghề với các trình độ đào tạo khác, tạo điều kiện cho người học sau khi học xong trình độ trung cấp có thể học tiếp lên các trình độ cao hơn như: Cao đẳng, Đại học có cùng khối ngành.
3.2.2.2 Nội dung và cách thức thực hiện * Nội dung:
- Khảo sát yêu cầu của người sử dụng lao động về trình độ đào tạo. Cùng với các doanh nghiệp xây dựng chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh
70
cho từng chuyên ngành nhằm làm cho chương trình đào tạo gắn liền với yêu cầu của thực tế.
- Rà soát lại các chương trình đào tạo, bổ sung thêm những nội dung cần thiết theo yêu cầu của thực tế trong thời gian tiếp theo.
- Cấu trúc lại chương trình đào tạo cho phù hợp nhằm tăng tính chủ động cho học sinh, giúp cho học sinh có điều kiện thuận lợi hơn trong việc bổ sung kiến thức môn học.
* Cách thức thực hiện:
- Từ các yêu cầu và nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng, cải tiến chương trình đào tạo do BGD & ĐT ban hành, nhà trường xây dựng kế hoạch cải tiến nội dung chương trình đào tạo cho từng chuyên ngành. Xác định mục tiêu, dự kiến nhân lực, tài lực, vật lực và thời gian, lựa chọn các phương pháp và cách thức tiến hành việc cải tiến, bổ sung nội dung cho chương trình đào tạo của từng chuyên ngành trường TCXDHN.
- Có mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan chủ quản là SGD& ĐT để tiếp nhận thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển giáo dục của Đảng, của Nhà nước, Chính phủ và Bộ GD&ĐT. Đông thời, cần liên hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp đang liên kết đào tạo nhằm tiếp cận các công nghệ và các thiết bị mới nhằm phục vụ cho đào tạo.
- Nhà trường họp hội đồng xây dựng chương trình đào tạo và giáo viên giảng dạy từng môn học để trao đổi và thảo luận để xây dựng chương trình đào tạo mới cho phù hợp với thực tế cùng với sự góp mặt của các doanh nghiệp liên kết đào tạo với nhà trường. Chương trình được thử nghiệm qua một khóa học, sau khi được đóng góp bổ sung cho phù hợp sẽ được lấy làm tài liệu chuẩn và chính thức sử dụng cho cả giáo viên và học sinh làm tài liệu giảng dạy và học tập.
71
- Ban chỉ đạo thường xuyên kiểm tra tình hình và tiến độ thực hiện xây dựng chương trình, rút kinh nghiệm và điều chỉnh.