Năng lực marketing

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh động của công ty TNHH TM và bao bì sài gòn (Trang 85 - 152)

Nhìn lại phương trình biểu diễn các thành phần ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp, ta thấy nếu cứ1 điểm tăng lên cho năng lực marketing hàng thì sẽ góp thêm 0.089 điểm cho năng lực cạnh tranh của doanh

70

nghiệp. Nhân tố này có tác động nhẹ lên năng lực cạnh tranh nhưng thực tế là điều kiện giúp doanh nghiệp thành công.

Từ giá trị trung bình của từng biến quan sát cho ta thấy được nên làm thếnào để đưa ra được một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực marketing của doanh nghiệp:

Bảng 5.1: Giá trị mean của các biến quan sát của năng lực marketing Thống kê mô tả

Các biến quan sát N Mean Std. Deviation

Đã thiết lập mối quan hệ tốt với KH(NLMAR4) 265 3.83 .655

Các buổi hội thảo, triển lãm sản phẩm của Saigon Trapaco đem lại nhiều thông tin bổ ích cho anh/chị (NLMAR5)

265 3.76 .724

Các quảng cáo của công ty ấn tượng (NLMAR6) 265 3.77 .729 Đội ngũ nhân viên Marketing có năng lực tốt

(NLMAR7) 265 3.77 .732

Valid N (listwise) 265

(Nguồn: khảo sát)

Qua khảo sát ta có thể thấy được NLMAR4 có mean trung bình là 3.83 cao nhất sao với các biến còn lại, biến quan sát này tác động mạnh nhất lên năng lực cạnh tranh động của Saigon Trapaco so với các biến quan sát trong nhân tố năng lực marketing. Vì vậy công ty cần phải chú trọng phát huy hơn nữa mối quan hệ với khách hàng, để có thể giữ được khách hàng truyền thống và khai thác thêm khách hàng mới dựa trên mối quan hệ tốt đó họ có thể giới thiệu cho Saigon Trapaco nhiều khách hàng mới đầy

tiềm năng. Kế tiếp là biến quan sát NLMAR6 và NLMAR7 có cùng mean trung bình

là 3.77, Saigon Trapaco cần tiếp tục thực hiện tốt các quảng cáo trên các kênh truyền thông đại chúng và trên tạp chí chuyên ngành để tiếp tục giữ vững và nâng cao năng lực quảng cáo của doanh nghiệp, giúp có thêm nhiều khách hàng mới biết đến mình.

Cần duy trì và phát huy hơn nữa đội ngũ nhân viên marketing có năng lực tốt để tìm

được ngày càng nhiều đơn hàng lớn cho doanh nghiệp. Saigon Trapaco cần mở thêm nhiều các lớp đào tạo trong công ty cũng như việc gởi đi học tại các trung tâm có uy tín về kiến thức marketing cho nhân viên marketing có điều kiện trao dồi và học hỏi thêm những kiến thức bổ ích cho lĩnh vực hoạt động của mình. Và biến quan sát cuối cùng là NLMAR5 có mean là 3.76 là thấp nhất so với các biến quan sát trong nhân tố năng lực marketing, vì vậy doanh nghiệp cần nghiên cứu ra những biện pháp nhằm

71

nâng cao biến quan sát này hơn nữa. Tại các buổi hội thảo, triển lãm sản phẩm của

Saigon Trapaco đem lại nhiều thông tin bổ ích hơn cho khách hàng của mình. Saigon

Trapaco nên sử dụng những chuyên gia hoặc những công ty sự kiện chuyên nghiệp để thực hiện việc bài biện sản phẩm, những thông tin của doanh nghiệp mình sao cho gây ấn tượng với khách hàng hơn nữa tại các buổi hội thảo, triển lãm sản phẩm của mình.

5.3.2. Định hướng kinh doanh

Đây là nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp đối với mô hình hồi quy này với mức tác động là 0.443. Theo thống kê từ

mẫu các khách hàng đánh giá ta có thể thấy được DHKD1 có mean trung bình là 3.69

cao nhất sao với các biến còn lại, biến quan sát này tác động mạnh nhất lên năng lực cạnh tranh động của Saigon Trapaco so với các biến quan sát trong nhân tốđịnh hướng kinh doanh. Saigon Trapaco thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm để mở rộng thị trường là một chiến lược mang tính thành bại của doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp cần duy trì và phát huy hơn nữa việc đa dạng hóa các sản phẩm bao bì nhựa phục vụ nhu cầu ngày càng cao của thịtrường khó tính hiện nay. Nhưng doanh nghiệp cần phải lưu ý việc nâng cao đa dạng hóa sản phẩm thì cần phải có một số sản phẩm chủ lực riêng và đặc thù của doanh nghiệp.

Bảng 5.2: Giá trị mean của các biến quan sát của định hướng kinh doanh Thống kê mô tả

Các biến quan sát N Mean Std. Deviation

Saigon Trapaco thực hiện chiến lược đa dạng hóa

sản phẩm để mở rộng thịtrường (DHKD1) 265 3.69 .665

Cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ cạnh tranh

(DHKD3) 265 3.37 .792

Thực hiện chiến lược đào tạo nhân viên dài hạn để phục vụ nhu cầu phát triển trong tương lai (DHKD4)

265 3.58 .670

Xây dựng mục tiêu kinh doanh cụ thể, rõ ràng

(DHKD5) 265 3.55 .667

Valid N (listwise) 265

(Nguồn: khảo sát)

Biến quan sát kế tiếp là DHKD4 có mean là 3.58, Saigon Trapaco thực hiện chiến lược đào tạo nhân viên trong dài hạn để phục vụ cho nhu cầu phát triển trong tương lai là rất

72

cần thiết nên được giữ vững và phát huy hơn nữa vấn đề này. Doanh nghiệp có được những nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và có kinh nghiệm về bao bì tốt là rất cần thiết là điểm mạnh của doanh nghiệp vì họ thực hiện công việc tốt và quy trình làm việc sẽtrơn tru tạo ra hiệu quả công việc tốt. kế tiếp là biến quan sát DHKD5 có mean là 3.55, việc xây dựng mục tiêu kinh doanh là rất quan trọng đòi hỏi Saigon Trapaco cần chú tâm hơn nữa trong việc xây dựng mục tiêu kinh doanh. Xây dựng mục tiêu vừa tầm và làm thếnào để tất cả nhân viên trong công ty phấn đấu đạt được và mục tiêu phải thật cụ thể và rõ ràng tránh việc thay đổi không hợp lý.

Biến quan sát cuối cùng, DHKD3 có mean là 3.37 nhỏ nhất so với tất cả các biến quan sát trong nhân tố định hướng kinh doanh. Vì vậy doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa trong việc cạnh tranh với đối thủ, vì việc cạnh tranh với đối thủ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.

5.3.3. Năng lực sáng tạo

Nhìn lại phương trình biểu diễn các thành phần ảnh hưởng đến năng lực

cạnh tranh động của doanh nghiệp, ta thấy nếu cứ 1 điểm tăng lên cho năng lực sáng tạo thì sẽ góp thêm 0.259 điểm cho năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy đổi mới sáng tạo giữ vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, đồng thời là yếu tố không thể thiếu góp phần tạo thêm việc làm. Nói rộng hơn, cả lý thuyết và thực tế đã qua đều cho thấy các nước sẽ đi theo nhiều quỹ đạo phát triển khác nhau, tùy thuộc vào khả năng nhận biết và nắm bắt tiến bộ công nghệ của họ.

Bảng 5.3:Giá trị mean của các biến quan sát của năng lực sáng tạo

Thống kê mô tả

Các biến quan sát N Mean Std. Deviation

Đã đưa ra sản phẩm/giải pháp mới (NLST1) 265 3.55 .706 Sản phẩm cải tiến đem lại kết quả tốt (NLST2) 265 3.55 .689 Sản phẩm mới và cải tiến phù hợp với yêu cầu của thị trường (NLST3) 265 3.62 .714 Đội ngũ chăm sóc khách hàng sáng tạo (NLST4) 265 3.57 .666 Valid N (listwise) 265 (Nguồn: khảo sát)

73

Theo thống kê từ mẫu các khách hàng đánh giá ta có thể thấy được NLST3 có mean trung bình là 3.62 cao nhất sao với các biến còn lại, biến quan sát này tác động mạnh nhất lên năng lực cạnh tranh động của Saigon Trapaco so với các biến quan sát trong nhân tố năng lực sáng tạo. Việc tạo ra được những phẩm mới không là chưa đủ cần phải xem sét sản phẩm đó có phù hợp với nhu cầu thực tế của người tiêu dùng hay không là một vấn đề cần phải được quan tâm để tránh lãng phí thời gian và tiền của. Biết được điều này Saigon Trapaco đã nghiên cứu và thực hiện tốt việc tạo sản phẩm mới và cải tiến phù hợp với yêu cầu của thị trường, vì vậy công ty cần duy trì và tiếp tục phát huy hơn nữa nhân tố này. Kế tiếp biến quan sát NLST4 có mean là 3.57, việc xây dựng được đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng tốt đã khó lại còn đòi hỏi sự sáng tạo thì cũng không phải dễ dàng. Saigon Trapaco nên cố gắng hơn nữa trong việc đào tạo nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng thuyết phục khách hàng. Biến quan sát tiếp theo là NLST1 và NLST2 có mean bằng nhau là 3.55, việc đưa ra sản phẩm mới việc cải tiến sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường còn nhiều hạn chế. Là hai biến quan sát có mean nhỏ nhất trong tất cả các biến quan sát của năng lực sáng tạo. Vì vậy Saigon Trapaco cần có biện pháp nhằm nâng cao hai năng lực này. Cần thường xuyên theo dõi nhu cầu của thị trường để có bước chuẩn bị tốt hơn khi đưa ra những sản phẩm mới và những sản phẩm cái tiến đáp ứng được nhu cầu đó.

5.3.4. Năng lực tổ chức dịch vụ

Trong hoạt động kinh doanh, Công ty Saigon Trapaco luôn xác định: niềm tin của khách hàng chính là thước đo thành công của một doanh nghiệp. Vì vậy, trong những năm qua, bên cạnh việc phấn đấu đảm bảo cung cấp sản phẩm chất lượng ổn định, Công ty còn đẩy mạnh việc đổi mới và nâng cao hiệu quả của công tác chăm sóc khách hàng; xây dựng mới các phòng giao tiếp khách hàng theo mô hình thống nhất; nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, kỹnăng giao tiếp khách hàng. Đa dạng hóa các dịch vụchăm sóc khách hàng , triển khai nhiều dịch vụ tiện ích; đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng sử sản phẩm bao bì nhựa của công ty.

Theo mô hình hồi quy cho thấy nếu cứ1 điểm tăng lên cho năng lực tổ chức dịch vụ thì sẽgóp thêm 0.131 điểm cho năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

74

Bảng 5.4:Giá trị mean của các biến quan sát của năng lực tổ chức dịch vụ

Thống kê mô tả

Các biến quan sát N Mean Std. Deviation

Tạo được sựtin tưởng nơi khách hàng (NLTCDV2) 265 3.56 .700

Có trình độchuyên môn để thực hiện yêu cầu

của khách hàng (NLTCDV3) 265 3.51 .724 Thái độ sẵn sàng phục vụ khách hàng (NLTCDV4) 265 3.51 .744 Lắng nghe ý kiến đóng góp của khách hàng về phong cách phục vụ (NLTCDV5) 265 3.57 .676 Valid N (listwise) 265 (Nguồn: khảo sát)

Qua khảo sát ta có thể thấy được NLTCDV5 có mean trung bình là 3.57 cao nhất sao với các biến còn lại, biến quan sát này tác động mạnh nhất lên năng lực cạnh tranh động của Saigon Trapaco so với các biến quan sát trong nhân tốnăng lực tổ chức dịch vụ. Vì vậy saigon Trapaco cần duy trì và phát huy hơn nữa biến quan sát này, doanh nghiệp cần rèn luyện cho nhân viên của mình phát huy khả năng lắng nghe ý kiến đóng góp của khách hàng và chọn lọc những ý kiến đóng góp hay và có lợi cho mình trong việc cải thiện vốn kiến thức chuyên môn của mình. Biến quan sát tiếp theo là

NLTCDV2 có mean là 3.56 đứng thứ hai sau biến quan sát NLTCDV5, tác động lên

năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp. Sựtin tưởng của khách hàng chính là chìa khóa thành công của Saigon Trapaco, vì vậy Saigon Trapaco cần tìm ra được biện pháp nhằm nâng cao năng lực này. Tiếp theo là hai biến quan sát NLTCDV3 và NLTCDV4 có cùng mean trung bình là 3.5, có giá trị nhỏ nhất so với hai biến quan sát NLTCDV2 và NLTCDV5. Saigon Trapaco cần cải thiện hơn nữa hai biến qua sát này.

5.3.5. Danh tiếng doanh nghiệp

Danh tiếng của doanh nghiệp không chỉ là hình ảnh của sản phẩm ăn sâu vào trong

tâm trí của người tiêu dùng mà còn là hình ảnh về chất lượng hàng hóa, dịch vụ, cách

ứng xử của doanh nghiệp đối với khách hàng, hiệu quả và tiện ích đích thực mà các

loại hàng hóa, dịch vụ đó đem lại cho người tiêu dùng.

Quan trọng hơn, danh tiếng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đẩy mạnh

phát triển doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, tạo cơ hội cho doanh nghiệp thâm

nhập, chiếm lĩnh, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, làm thế nào để xây dựng một danh

75

hiệu của sản phẩm một cách bài bản và khoa học thì không phải công ty Việt Nam nào cũng làm được. Việc Việt Nam gia nhập WTO là một cơ hội vô cùng lớn cho các doanh nghiệp, các thương hiệu Việt Nam hấp thụ những tinh hoa thế giới để phục vụ cho mục tiêu phát triển, nhưng đồng thời, điều đó cũng ẩn chứa nhiều thách thức. Có thể khẳng định rằng cạnh tranh trên lĩnh vực thương hiệu là vấn đề các nước kém phát triển như Việt Nam có thể thu hẹp khoảng cách và bắt kịp các nước phát triển hơn.

Theo mô hình hồi quy cho thấy nếu cứ 1 điểm tăng lên cho danh tiếng doanh nghiệp thì sẽ góp thêm 0.198 điểm cho năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Bảng 5.5: Giá trị mean của các biến quan sát của danh tiếng doanh nghiệp Thống kê mô tả

Các biến quan sát N Mean Std. Deviation

Khách hàng luôn trung thành (DTDN1) 265 3.47 .749 Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp (DTDN2) 265 3.60 .752 Thực hiện đầy đủ các cam kết với khách hàng (DTDN3) 265 3.62 .653 Cung cấp sản phẩm có chất lượng (DTDN4) 265 3.58 .703 Valid N (listwise) 265 (Nguồn: khảo sát)

Qua khảo sát ta có thể thấy được DTDN3 có mean trung bình là 3.62 cao nhất sao với các biến còn lại, biến quan sát này tác động mạnh nhất lên năng lực cạnh tranh động của Saigon Trapaco so với các biến quan sát trong nhân tố danh tiếng doanh nghiệp. Saigon Trapaco cần ưu tiên duy trì và nâng cao việc thực hiện đầy đủ các cam kết với khách hàng. Biến quan sát tiếp theo DTDN2 có mean là 3.60, Saigon Trapaco cần có chiến lược tốt nhằm xây dựng hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp mình

cũng như nâng cao uy tín để nâng cao nâng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp

mình. Từđó, nhờ danh tiếng và uy tín của mở rộng thị trường và nâng cao thị phần. Kế tiếp là DTDN4 có mean 3.58, Saigon Trapaco cần xem xét lại quy trình sản xuất cũng như việc nâng cao công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cung cấp trên thị trường. Tiếp theo là biến quan sát DTDN1 có mean là 3.47, công ty cần xây dựng kế hoạch kinh doanh hợp lý và tìm ra được những khách hàng tiềm năng và tạo được những mối quan hệ than thiết với khách hàng thông qua việc cung cấp chất lượng sản

76

phẩm, giá cả cạnh tranh và chế độ hậu mãi hấp dẫn để giữ những khách hàng tiềm năng này.

5.4. Hạn chế của nghiên cứu này và kiến nghị đối với nghiên cứu tương lai

Cùng với những đóng góp nêu ở phần trên, đề tài này còn một số hạn chế nhất định, nội dung cụ thểnhư sau:

- Về phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ mới nghiên cứu trong phạm vi của một công ty, cụ thểlà công ty TNHH Thương Mại và Bao Bì Sài Gòn.

- Về các yếu tố tác động: Đề tài nghiên cứu chỉ tập trung vào 5 yếu tố: năng lực marketing, định hướng kinh doanh, năng lực tổ chức dịch vụ, năng lực sáng tạo và danh tiếng doanh nghiệp. Nhưng qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy còn các yếu tố khác cũng có tác động nhất định đến năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp như định hướng học hỏi, sự hội nhập toàn diện, kết quả kinh doanh, công nghệ của doanh nghiệp, năng lực thích nghi, nhân lực của doanh nghiệp…

Các hạn chế này cho thấy khả năng tổng quát của luận văn nghiên cứu chưa cao. Đểứng dụng tốt luận văn này cần phải có những nghiên cứu lặp lại với đối tượng rộng hơn để xây dựng mô hình hoàn chỉnh hơn.

77

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Hoàng Thị Thanh Hằng, 2013. Năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê

tài chính tại tp.hcm. Luận án Tiến sĩ, Trường Đại Học Ngân Hàng TP.HCM.

2. Huỳnh Thị Thúy Hoa, 2009.Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh động của

công ty tnhh Siemens Việt Nam. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại Học Kinh Tế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh động của công ty TNHH TM và bao bì sài gòn (Trang 85 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)