Năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh động của công ty TNHH TM và bao bì sài gòn (Trang 28 - 29)

Năng lực được hiểu là khả năng đủ để làm một công việc nào đó; hay năng lực là những điều kiện được tạo ra hoặc vốn có để thực hiện một hoạt động nào đó.

Theo Michael Porter thì năng lực được hiểu là khả năng làm tốt nhất một việc nào đó, khả năng kinh doanh có hiệu quả nhất trong một lĩnh vực hoặc theo một phương thức nào đó. Nói cách khác, có thể diễn đạt năng lực là sở trường, là thế mạnh của công ty. Nó bao gồm cả phần “mềm” lẫn phần “cứng”, nghĩa là cả những nguồn lực vật chất lẫn nguồn lực chất xám, ởđây không thể hiểu bằng sốlượng hay bằng cấp của lực lượng nhân sự mà phải hiểu là khảnăng, kỹnăng của những nhân sựđó.

Nói cách khác, năng lực của một công ty là những khả năng mà công ty đó có thể làm tốt, nhưng phải đồng thời thoả mãn ba điều kiện: Khả năng đó đem lại lợi ích cho khách hàng; Khảnăng đó đối thủ cạnh tranh khó bắt chước; Có thể vận dụng khảnăng đó để mở rộng cho nhiều sản phẩm và thị trường khác. Năng lực có thể là công nghệ, bí quyết kỹ thuật, mối quan hệ thân thiết với khách hàng, hệ thống phân phối, thương hiệu mạnh. Năng lực tạo nên lợi thế cạnh tranh cho công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chúng ta có thể xem xét một vài khái niệm vềnăng lực cạnh tranh DN như sau: Theo Garelli (2005) Năng lực tức thì và tương lai của công ty trong việc thiết kế, sản xuất và tiếp thị hàng hóa toàn cầu với một mức giá và chất lượng dịch vượt trội hơn các đối thủ cạnh tranh bên trong và bên ngoài.

“Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với sự hoạt động mang lại lợi nhuận dài hạn của một công ty và khảnăng của nó trong việc đảm bảo thu nhập cho người lao động và mang lại một khoản sinh lời cao hơn cho những chủ DN” - Báo cáo về hoạt động thương mại ở hải ngoại của một số chi nhánh của Loyds (1985).

Theo Uỷ ban Cộng đồng châu Âu, năng lực cạnh tranh của DN được hiểu là khả năng của nó trong việc đương đầu với cạnh tranh đểđảm bảo một mức thu nhập tương đối cho các yếu tốđầu vào và một mức việc làm tương đối cao trên một nền tảng bền vững.

Năng lực cạnh tranh của DN có thểđược định nghĩa như là “khảnăng của DN trong việc thiết kế, sản xuất và marketing các sản phẩm vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh, xét cả về khía cạnh giá cả lẫn các khía cạnh phi giá”.

13

Năng lực cạnh tranh thể hiện ở việc làm tốt hơn so với các các đối thủ về doanh thu, thị phần, khả năng sinh lợi và đạt được thông qua các hành vi chiến lược, được định nghĩa như là một tập hợp các hành động tiến hành để tác động tới thị trường nhờ đó làm tăng lợi nhuận của công ty, cũng như bằng các công cụ marketing khác. Năng lực cạnh tranh cũng có được thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm và sự sáng tạo sản phẩm, là những khía cạnh rất quan trọng của quá trình cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của công ty là một hàm số của các yếu tố như: các nguồn lực của công ty (vốn, con người, công nghệ…), sức mạnh thị trường của công ty, thái độ của công ty trước các đối thủ cạnh tranh và các đại lý, năng lực thích ứng của công ty, năng lực tạo ra thị trường mới và môi trường định chế được cung cấp rộng rãi bởi Chính phủ, như xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất, các chính sách liên quan đến phát triển ngành, đến đầu tư vốn cho công ty.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh động của công ty TNHH TM và bao bì sài gòn (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)