Kiểm định mức độ đánh giá của khách hàng đối với các nhân tố tác động đến năng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh động của công ty TNHH TM và bao bì sài gòn (Trang 78)

năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (One way ANOVA) được sử dụng

nhằm để kiểm định giả thuyết các tổng thể nhóm có trị trung bình bằng nhau hay không hay nói một cách khác là xem mức độ đánh giá của nhóm khách hàng đối với các nhân tốảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (xem phụ lục 9).

63

4.6.1. Mức độ đánh giá của khách hàng đối với nhân tố năng lực marketing(X1)

Bảng Descriptives cho thấy mức độ đánh giá trung bình thang đo năng lực nhận thức giữa các nhóm khách hàng có mean từ 3.5139 đến 4.0278. Kiểm định Levene với mức ý nghĩa sig.= 0.117 lớn hơn 0.05 nghĩa là phương sai có phân phối chuẩn. Kết quả phân tích ANOVA với Sig.= 0.000 (<0.05) cho thấy có sự khác nhau giữa các nhóm trong việc đánh giá nhân tố năng lực marketing của doanh nghiệp.

4.6.2. Mức độ đánh giá của khách hàng đối với nhân tốđịnh hướng kinh doanh (X2)

Bảng Descriptives cho thấy mức độ đánh giá trung bình thang đo định hướng kinh doanh giữa các nhóm khách hàng đều tương đồng với nhau, mean từ 3.3368 đến 3.7000. Kết quả kiểm định Levene cho thấy với mức ý nghĩa Sig=0.529 (>0.05)

nghĩa là phương sai định hướng kinh doanh của các nhóm khách hàng không khác

nhau là có ý nghĩa thống kê, phân tích ANOVA với Sig=0.003 cho thấy sự khác biệt

trong đánh giá thang đo của các nhóm khách hàng là khác nhau.

4.6.3. Mức độ đánh giá của khách hàng đối với nhân tố năng lực sáng tạo (X3)

Kết quả phân tích từ bảng Descriptives cho thấy mức độ đánh giá trung bình thang đo năng lực sáng tạo của từng nhóm khách hàng khá đồng đều, có mean từ 3.3854 đến 3.7722. Kiểm định Levene với Sig.=0.056 (>0.05) nghĩa là phương sai định hướng kinh doanh của các nhóm khách hàng không khác nhau là có ý nghĩa thống kê, kết quả phân tích ANOVA với Sig.= 0.003 (<0.05) cho thấy sự khác nhau về mức độ đánh giá của bốn nhóm khách hàng là có ý nghĩa thống kê.

4.6.4. Mức độ đánh giá của khách hàng đối với nhân tốnăng lực tổ chức dịch vụ

(X4)

Kết quả phân tích từ bảng Descriptives cho thấy mức độ đánh giá trung bình thang đo năng lực tổ chức dịch vụ của từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau. Kiểm định Levene cho thấy mức ý nghĩa Sig.=0.242(>0.05) nên chấp nhận giả thuyết về phương sai tổng thể giữa nhóm khách hàng này bằng nhau không bị bác bỏ. Tuy nhiên kết quả phân tích ANOVA với Sig.= 0.005 (<0.05) cho thấy sự khác nhau về mức độđánh giá của bốn nhóm khách hàng là có ý nghĩa.

64

4.6.5. Mức độ đánh giá của khách hàng đối với nhân tố danh tiếng của doanh nghiệp (X5)

Từ bảng Descriptives cho thấy mức độđánh giá trung bình thang đo danh tiếng của doanh nghiệp qua nhận xét của từng nhóm khách hàng xung quanh mức mean 3.3993 đến 3.8222. Kiểm định Levene với Sig.= 0.160 (>0.05) nên chấp nhận giả thuyết vềphương sai tổng thể giữa nhóm khách hàng này bằng nhau không bị bác bỏ. Kết quả phân tích ANOVA với Sig.= 0.000 (<0.05) cho thấy mức độ đánh giá của các nhóm khách hàng là khác nhau.

4.6.6. Mức độ đánh giá của khách hàng đối với thang đo năng lực cạnh tranh

động (Y)

Từ kết quả của bảng Descriptives cho thấy mức độ đánh giá trung bình thang đo

năng lực cạnh tranh động của từng nhóm khách hàng giao động xung quanh mức mean

3.4653 – 3.9667. Kiểm định Levene với Sig.=0.071 (>0.05) nên chấp nhận giả thuyết vềphương sai tổng thể giữa nhóm khách hàng này bằng nhau không bị bác bỏ. Kết quả phân tích ANOVA với Sig.= 0.000 (<0.05) cho thấy từng nhóm khách hàng có cách đánh giá khác nhau vềnăng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp là có ý nghĩa thống kê.

4.7. Thảo luận về kết quả nghiên cứu

Trong 5 biến độc lập đưa vào mô hình thì tất cả các biến có hệ số Sig. < 10%, giải thích được sự thay đổi của năng lực cạnh tranh động của Saigon Trapaco. Cụ thể: năng lực Marketing, định hướng kinh doanh, năng lực tổ chức dịch vụ, năng lực sáng tạo và danh tiếng doanh nghiệp tỷ lệ thuận với năng lực cạnh tranh động của Saigon Trapaco. Hay nói một cách khác, nếu Saigon Trapaco tạo được mối quan hệ tốt với khách hàng, các đối tác, quan tâm nhiều đến các hoạt động Marketing, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm dịch vụ, phát triển sản phẩm mới, dịch vụ mới, nâng cao danh tiếng doanh nghiệp, điều phối tốt hoạt động kinh doanh thì năng lực cạnh tranh động của Saigon Trapaco sẽ càng tăng. Trong đó, biến định hướng kinh doanh có ảnh hưởng mạnh nhất đến năng lực cạnh tranh động của Saigon Trapaco, kếđến là biến năng lực sáng tạo. Điều này cho thấy, việc xây dựng và điều phối tốt hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực sáng tạo là rất quan trọng để nâng năng lực cạnh tranh động của Saigon Trapaco. Ngoài ra, nhân tố được kỳ vọng

65

có tác động lên năng lực cạnh tranh động của Saigon Trapaco là Danh tiếng của doanh nghiệp nhưng lại tác động không mạnh lên năng lực cạnh tranh động của Saigon Trapaco. Điều này trái ngược với nghiên cứu của Huỳnh Thị Thúy Hoa (2009). Đồng thời, kết quả này cũng trái ngược với xu hướng thịtrường hiện nay là người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều đến vấn đề nhãn hiệu, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý,… để lựa chọn những sản phẩm, dịch vụđảm bảo chất lượng, uy tín. Kết quả mâu thuẫn với thực tế này có thể là do Saigon Trapaco có đặc điểm khác với các doanh nghiệp khác trong vấn đề xây dựng thương hiệu và danh tiếng trong sản xuất kinh doanh. Kết quả phân tích hồi quy về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh động của Saigon Traapco vẫn cho thấy nhiều điểm hợp lý. Năng lực Marketing, định hướng kinh doanh, năng lực tổ chức dịch vụ, năng lực sáng tạo và danh tiếng doanh là những nhân tố quan trọng thường được các doanh nghiệp đề cập trong vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh động. Điều này là hoàn toàn hợp lý trong một thịtrường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, và tương đồng với các kết quả nghiên cứu của Hồ Trung Thành (2009), Huỳnh Thị Thúy Hoa (2009), Nguyễn Đình Thọ (2009) và Nguyen Thi Mai Trang và ctv.(2008).

Tóm tắt chương 4

Chương này đã giới thiệu kết quả nghiên cứu có được từ việc xử lý và phân tích dữ liệu thu thập được. Những dữ liệu này đã được sàn lọc, làm sạch trước khi tiến hành phân tích. Phần mô tả mẫu giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về mẫu nghiên cứu theo hình thức sở hữu, loại hình kinh doanh, thời gian giao dịch và kênh giao dịch cũng như sốlượng sản phẩm/giải pháp mà các khách hàng đã và đang sử dụng.

Phần xác định hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố đã giúp ta khẳng định được năm nhân tố từ thang đo ban đầu có độ tin cậy trong việc đo lường mức độ

ảnh hưởng của các nhân tố này đến năng lực cạnh tranh động. Đó là các nhân tố

năng lực Marketing, định hướng kinh doanh, năng lực sáng tạo, năng lực tổ chức dịch vụ và danh tiếng doanh nghiệp.

Phân tích hồi quy bội cho ta có được phương trình hồi quy tuyến tính cũng như cho ta thấy có hai nhân tố có mức độ ảnh hưởng mạnh đến năng lực cạnh tranh động là

66

động của doanh nghiệp mạnh nhất. Ba nhân tố còn lại cũng có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh động nhưng với cường độ nhỏhơn.

Phần thống kê suy diễn với công cụ ANOVA kiểm định mức độ đánh giá trung bình của từng nhóm khách hàng đối với các thành phần ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh động.

Qua kết quả phân tích cho chúng ta thấy, đối với nhân tố năng lực marketing của doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào hai nhóm khách hàng: công ty thương mại và công ty sản xuất là chính, vì lý do là hai loại hình doanh nghiệp này có khả năng tiêu thụ nhiều hàng hóa cho doanh nghiệp.

Tổng hợp kết quả phân tích được cho thấy, đối với năng lực marketing của doanh nghiệp chỉ ở mức trung bình khá (mean = 3.78), thương hiệu Saigon Trapaco tạo được

lòng tin nơi khách hàng; doanh nghiệp chưa đáp ứng đầy đủmong đợi từ khách hàng

trong quá trình hợp tác; chỉ tập trung vào hai nhóm khách hàng truyền thống là sản xuất và thương mại. Đối với nhân tốđịnh hướng kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp được đánh giá ở mức trung bình với mean = 3.55, vẫn chỉ tập trung vào hai nhóm

khách hàng đó là doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại. Nhân tố năng

lực sáng tạo của doanh nghiệp được đánh giá cũng ở mức trung bình với mean = 3.57, điều này chứng tỏ khả năng sáng tạo của các nhân viên của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp. Nhân tố năng lực tổ chức dịch vụ được khách hàng đánh giá ở mức trung bình với mean = 3.54, nhưng mức độ hài lòng của công ty chế tạo máy đóng gói, đặc biệt là từ các công ty nước

ngoài, và công ty thương mại hơn hai nhóm khách hàng sản xuất và nhà phân phối;

đồng thời khả năng tạo dựng niềm tin nơi khách hàng của doanh nghiệp không cao. Đối với nhân tố danh tiếng của doanh nghiệp được khách hàng đánh giá cũng ở mức trung bình với mean = 3.57, cho thấy danh tiếng của doanh nghiệp chưa tạo được niềm

tin nơi khách hàng, doanh nghiệp chưa đáp ứng đầy đủ mong đợi từ khách hàng trong

quá trình hợp tác; chỉ tập trung vào hai nhóm khách hàng truyền thống là sản xuất và thương mại.

67

CHƯƠNG 5

KIN NGH VÀ KT LUN

Sau khi phân tích phương trình hồi quy tuyến tính bội và phân tích thống kê suy diễn mức độ đánh giá của khách hàng đối với các biến độc lập và biến phụ thuộc của phương trình hồi quy tuyến tính về năng lực động của doanh nghiệp, chương này sẽ đưa ra các kết luận về năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp. Tiếp theo là một số kiến nghị đối với doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh động của mình. Cuối chương sẽđưa ra một số giới hạn của nghiên cứu cũng như các đề xuất cho các nghiên cứu trong tương lai.

5.1. Thảo luận về kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu này cho thấy khách hàng đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chỉ ở mức trung bình khá là 3.69 trong thang đo Likert năm mức độ.

Trong đó, tất cả nhóm khách hàng có mức đánh giá là bình thường và trung bình khá.

Phân tích cũng cho thấy số lượng khách hàng tiếp tục làm việc với doanh nghiệp sau năm thứnăm cũng giảm dần đi. Hầu hết các khách hàng có mối quan hệ làm việc trung bình 3 hoặc 5 năm trở lại. Việc duy trì và thiết lập quan hệđược doanh nghiệp hầu như tập trung vào hai nhóm khách hàng sản xuất và thương mại.

Bảng nghiên cứu lý thuyết ban đầu được xây dựng có năm nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh động cùng với 26 biến để đo lương các nhân tố này là năng lực Marketing, định hướng kinh doanh, năng lực sáng tạo, năng lực tổ chức dịch vụ và danh tiếng doanh nghiệp. Tuy nhiên sau khi kiểm định độ tin cậy của các nhân tố này bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA, kết quả cuối cùng là năm nhân tố hình thành với 20 biến đo lường đáp ứng các điều kiện về độ tin cậy và độ hội tụ sử dụng trong thang đo. Đó là các nhân tố năng lực tiếp cận khách hàng, định hướng kinh doanh, năng lực sáng tạo, năng lực tổ chức dịch vụ, hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp.

Qua bước phân tích hồi quy tuyến tính đa biến với phương pháp loại trừ dần, tất cả các nhân tốnăng lực tiếp cận khách hàng, định hướng kinh doanh, năng lực sáng tạo, năng lực tổ chức dịch vụ, hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp đều được giữ lại trong mô hình hồi quy vì có hệ số Sig. nhỏ hơn 0.5. Trong đó hai nhân tố có mức độ ảnh

68

hưởng mạnh đến năng lực cạnh tranh động là định hướng kinh doanh và năng lực sáng tạo. Ba nhân tố còn lại cũng có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh động nhưng với cường độ nhỏhơn.

Kết quả phân tích ANOVA để kiểm định mức độ đánh giá của từng nhóm khách hàng đối với các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cho thấy có sự khác nhau trong kết quả đánh giá đối với các nhân tố. Do vậy các nhân tố này trong mô hình sẽ giúp phản ánh đúng hơn về tác động của năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp hay nói cách khác là góp phần giải thích 59.2% ý nghĩa thực tế từ mô hình hồi quy.

5.2. Kết luận

Nâng cao năng lực cạnh tranh động của công ty TNHH Thương mại và Bao Bì Sài

Gòn(Saigon Trapaco) là cấp bách hiện nay, vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty trong hội nhập quốc tế. Gần 20 năm hình thành và phát triển của công ty Saigon Trapaco tại TP. HCM đã có sự phát triển nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung sự phát triển của công ty Saigon Trapaco tại TP. HCM chưa tương xứng với tiềm năng và sự kỳ vọng của công ty mà nguyên nhân chủ yếu là năng lực cạnh tranh động của công ty Saigon Trapaco còn thấp so với các công ty cùng ngành trong nước cũng như ngoài nước. Luận văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với phương pháp nghiên cứu định tính để nghiên cứu năng lực cạnh tranh động của công ty Saigon Trapaco và Thang đo Likert 5 bậc được sử dụng, đối tượng khảo sát là các khách hàngcủa doanh nghiệp.

Kết quả khảo sát cho thấy, đối với công ty Saigon Trapaco, có một số điểm mạnh cần phát huy như là định hướng kinh doanh và năng lực sáng tạo nhưng cũng rất nhiều điểm yếu cần khắc phục là: năng lực marketing, năng lực tổ chức dịch vụ và danh tiếng doanh nghiệp. Trong những năm tới, bên cạnh nhiều cơ hội lớn để phát triển,

công ty Saigon Trapaco cũng gặp không ít thách thức, khó khăn. Tình hình cạnh tranh

trên thị trường ngày càng gay gắt. Để cải thiện năng lực cạnh tranh của mình thì Saigon Trapaco cần phải tự thân là chính. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp là quá trình phấn đấu lâu dài, với việc thực hiện đồng bộ nhiều khâu, tác động đến nhiều nhân tố. Để nâng cao năng lực cạnh tranh động, với đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp cho Saigon Trapaco nâng cao thêm năng lực cạnh tranh động của

69

mình trong quá trình phát triển và hội nhập. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu và quy mô mẫu chưa đủ rộng nên vấn đề mà luận văn đưa ra chỉ giải quyết một mặt của nguồn lực vô hình, cần nghiên cứu cả nguồn lực hữu hình của Saigon Trapaco như cơ sở hạ tầng, năng lực tài chính,... để có thể đánh giá tổng quát năng lực cạnh tranh động hiện tại của công ty. Đây cũng là mặt hạn chế của luận văn và cũng là hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.3. Kiến nghịđối với Công ty TNHH TM và Bao Bì Sài Gòn

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một vấn đề rất quan trọng mang tính chất quyết định đối với sự tồn tại của bất kỳ doanh nghiệp nào. Trong tình hình hiện nay, xuất phát từ tình hình cạnh tranh thực tế, câu hỏi đặt ra là các doanh nghiệp làm thế nào để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt và có ý nghĩa sống còn này, đó là một câu hỏi có nhiều ý kiến giải đáp khác nhau. Tuy nhiên, câu trả lời nằm ở chỗ khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình vì đó là chìa khóa dẫn đến thành công cho tất cả các doanh nghiệp, điều này lại đòi hỏi doanh nghiệp phải có

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh động của công ty TNHH TM và bao bì sài gòn (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)