Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh động của công ty TNHH TM và bao bì sài gòn (Trang 72 - 74)

Dựa vào cơ sở lý thuyết và kết quả phân tích hệ sốtương quan Pearson ở trên, ta tiến hành xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính để xác định cụ thể trọng số của từng yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp. Phân tích hồi quy được thực hiện bằng phương pháp loại trừ dần (Backward) với phần mềm SPSS 16.0 Kết quả hồi quy cho thấy (xem phụ lục 7), tất cả các nhân tố có sig. nhỏhơn 0.5 nên đều được giữ lại.

57

Bảng 4.11: Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến hiệu Tên biến Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn Hệ số hồi quy chuẩn hóa(β) Giá trị t Mức ý nghĩa của t Hệ số chấp nhận VIF B Std. Error

Beta T Sig. Tolerance VIF

Hằng số hồi quy 0.289 0.185 1.563 0.119

X1 Năng lực Marketing 0.068 0.032 0.089 2.136 0.034 0.885 1.130 X2 Định hướng kinh doanh 0.369 0.038 0.443 9.810 0.000 0.758 1.319 X3 Năng lực sáng tạo 0.219 0.036 0.259 6.079 0.000 0.850 1.177 X4 Năng lực tổ chức dịch vụ 0.111 0.040 0.131 2.764 0.006 0.687 1.455 X5 Danh tiếng doanh nghiệp 0.184 0.042 0.198 4.443 0.000 0.776 1.288

(Nguồn: khảo sát)

Với độ lớn của mẫu gồm 265 quan sát, nên mức ý nghĩa α được chọn là 0.05. Kết quả phân tích cho thấy:

(a) Hệ số Sig. (bảng ANOVA) = 0.000 ta thấy các biến đưa vào đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Như vậy các biến độc lập trong mô hình có quan hệ đối với biến phụ thuộc Y.

(b) Các biến độc lập trong mô hình hoàn toàn phù hợp vì hệ số Sig.< 0.05 (bảng Coefficients).

(c) Hệ số RP 2

P

hiệu chỉnh trong mô hình này là 0,592. Điều này nói lên độ thích hợp của mô hình là 59.2% hay nói một cách khác là mô hình hồi quy giải thích được 59.2%, còn lại sẽđược giải thích bởi các nhân tố khác bên ngoài mô hình.

(d) Hệ số VIF của các biến độc lập trong mô hình đều nhỏ hơn 2 do đó hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập không xảy ra trong mô hình hồi qui.

(e) Trị số thống kê Durbin-Watson có giá trị tiến 1<1.089<3 cho thấy mô hình phù hợp với dữ liệu thu thập (phụ lục 7, bảng Model Summary).

(f) Phân tích ANOVA cho thấy Sig.=0.000 chứng tỏ mô hình hồi quy xây dựng là phù hợp với dữ liệu thu thập được (phụ lục 7, bảng ANOVA).

Mô hình hồi quy tuyến tính được viết như sau:

58 Hay được viết lại là:

Năng lực cạnh tranh động= 0.089 x Năng lực Marketing + 0.443 x Định hướng kinh doanh + 0.259 x Năng lực sáng tạo + 0.131 x Năng lực tổ chức dịch vụ + 0.198 x Danh tiếng doanh nghiệp + 0.289.

Theo phương trình hồi quy, các hệ số hồi quy có dấu đúng với dấu kỳ vọng, nghĩa là các biến độc lập có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc. Trong đó, định hướng kinh doanh và Năng lực sáng tạo có tác động đến năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp mạnh nhất. Nói một cách khác nếu định hướng kinh doanh, năng lực sáng tạo tăng lên một bậc trong điều kiện các yếu tốkhông đổi thì năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp tăng lên trung bình 0.443, 0.259 bậc. Tương tự, năng lực marketing, năng lực tổ chức dịch vụ và danh tiếng doanh nghiệp được đánh giá tốt hơn một bậc sẽ làm gia tăng năng lực cạnh tranh lên trung bình 0.089, 0.131và 0.198.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh động của công ty TNHH TM và bao bì sài gòn (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)