Đó là khả năng về tính độc lập, khả năng chấp nhận mạo hiểm với thị trường, tính chủđộng trong kinh doanh hay năng lực tấn công đối thủ kinh doanh.
Có nhiều quan điểm về định hướng kinh doanh của doanh nghiệp (entrepreneurial orientation). Các nhà nghiên cứu về định lượng kinh doanh thường dựa vào lý thuyết về qui trình quyết định chiến lược (strategy-making process) và xây dựng khái niệm định hướng kinh doanh ở cấp độ doanh nghiệp (firm-level) với hai thành phần chính.
1. Năng lực chấp nhận mạo hiểm (risk taking): các doanh nghiệp tham gia thị trường đều phải đương đầu với rủi ro. Chấp nhận rủi ro thể hiện sự cam kết của nhà kinh doanh trong việc đầu tư nguồn lực lớn cho các dự án kinh doanh có khả năng thu lợi cao.
2. Năng lực chủ động (proactiveness): là quá trình doanh nghiệp dự báo yêu cầu của thị trường trong tương lai và khả năng chủ động đáp ứng với đòi hỏi này. Các doanh nghiệp phải chủ động và tiên phong trong đề xuất và thực hiện các ý tưởng mới. Theo Thelma, Q., Hugh, W., (2003), năng lực chấp nhận mạo hiểm được đo lường qua việc doanh nghiệp chi tiêu cho hoạt động R&D hay đào tạo nhân viên dài hạn để
21
phục vụ cho nhu cầu phát triển trong tương lai hoặc kiên định theo đuổi các dự án kinh doanh lớn, rủi ro và lợi nhuận cao. Hành động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các phát minh của doanh nghiệp, duy trì và thâm nhập vào một phân khúc thị trường mới để mở rộng kết quả kinh doanh của chính doanh nghiệp là biểu hiện của năng lực chủ động của doanh nghiệp. Vì vậy giả thuyết có thểđược phát biểu như sau:
H2: Định hướng kinh doanh có tác động cùng chiều đến năng lực dộng của doanh nghiệp.