Quy trình thiết kế bài giảng theo quan điểm dạy học tích hợp

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong dạy học mô đun lắp ráp và cài đặt máy tính cho sinh viên tại trường cao đẳng nghề việt xô số 1 (Trang 48 - 53)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.3.Quy trình thiết kế bài giảng theo quan điểm dạy học tích hợp

Xuất phát từ mục tiêu dạy học, đặc điểm và nội dung của mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính, những yêu cầu đào tạo đối với sinh viên Trường CĐN Việt Xô số 1, trang thiết bị phục vụ dạy và học của mô đun, tác giả xin đưa ra quy trình xây

dựng nội dung các bài dạy tích hợp lý thuyết với thực hành mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính như sau:

Hình 2.1. Quy trình thiết kế bài giảng tích hợp

Nội dung các bước

Bước 1: Xác định mục tiêu bài giảng

Trong các bài giảng việc xác định mục tiêu là rất quan trọng vì căn cứ vào mục tiêu để đánh giá kết quả học tập của người học. Xác định đúng mục tiêu sẽ

Bước 1

Xác định mục tiêu bài giảng

Bước 2

Lựa chọn các kiến thức (LT, TH) của bài học để xây dựng các nội dung dạy học tích hợp

Bước 5

Thiết kế bài giảng tích hợp

Bước 6

Hoàn thiện bài giảng và dạy thử

Bước 3

Lựa chọn các nội dung DHTH (LT-TH, tích hợp kỹ năng), xác định thời gian thực hiện

Bước 4

Lựa chọn các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học

định hướng cho người dạy và người học những công việc cần phải đạt được sau khi học xong nội dung bài học, môn học đó. Cụ thể, đối với thầy xác định mục tiêu là xác định công việc mà người thầy phải làm trong quá trình soạn bài để sinh viên đọc, tự học hiểu và làm được; còn đối với sinh viên mục tiêu là giá trị mà sinh viên phải đạt được, phải làm được sau khi học xong nội dung bài học, môn học đó. Mục tiêu của mỗi bài tích hợp bao giờ cũng xác định theo các mặt: Mục tiêu về kiến thức, mục tiêu về kỹ năng và mục tiêu về giáo dục thái độ nghề nghiệp. Mục tiêu của một bài dạy luôn được mở đầu bằng câu: “Sau khi học xong nội dung (bài) này học sinh có khả năng:” Mục tiêu bài giảng theo quan điểm tích hợp cần được điều chỉnh các tiêu chí phù hợp với cách dạy tích hợp. Thông thường các mục tiêu đánh giá kỹ năng có yêu cầu cao hơn so với mục tiêu chung của bài học bởi dạy học tích hợp giúp tăng thời lượng thực hành nên sinh viên được rèn luyện kỹ năng nhiều hơn.

Bước 2: Lựa chọn các kiến thức (lý thuyết, thực hành), của bài học để xây dựng các nội dung dạy học tích hợp.

Để đảm bảo nguyên tắc “học đi đôi với hành”, nội dung phần dạy lý thuyết trong bài dạy tích hợp phải được lựa chọn dựa trên chương trình khung và trên cơ sở điều kiện thực tập hiện có của nhà trường. Phân tích nội dung phần lý thuyết và mục tiêu của bài để đưa ra nội dung phần thực hành phù hợp với nội dung lý thuyết giúp sinh viên dễ kiểm nghiệm lại phần lý thuyết vừa học. Nội dung lý thuyết, thực hành có thể được thực hiện đồng thời (song song) hoặc thực hiện lý thuyết xong rồi mới đến thực hành tùy vào từng nội dung cụ thể. Với những nội dung phải hướng dẫn trực tiếp trên các bàn thực hành thì nên sử dụng phương pháp giảng dạy song song lý thuyết với thực hành. Khi giáo viên giảng lý thuyết đồng thời thao tác mẫu thì sinh viên nghe và quan sát, ghi nhớ và thực hiện theo. Như vậy khi giáo viên giảng xong là đã thực hiện xong cả phần lý thuyết và hướng dẫn ban đầu của nội dung thực hành sau đó sinh viên chỉ tập trung vào thực hành luyện tập và làm những bài tập liên quan để rèn luyện kỹ năng. Thực hiện như vậy sẽ giảm được thời

gian hướng dẫn lý thuyết ban đầu của nội dung thực hành và tránh được sự trùng lặp, trừu tượng của phần lý thuyết, tăng được thời gian cho hoạt động thực hành.

Bước 3: Xây dựng các nội dung dạy học tích hợp (lý thuyết - thực hành, tích hợp kỹ năng), xác định thời gian thực hiện.

Trên cơ sở nội dung kiến thức đã được lựa chọn ở bước 2. GV tiến hành xây dựng các nội dung dạy học tích hợp. Đây là những nội dung cơ bản của bài giảng dạy học tích hợp và cũng là cơ sở để lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học để mang lại hiệu quả cao. Phân chia thời gian thực hiện cho các nội dung tích hợp LT-TH, tích hợp kỹ năng, ưu tiên thời gian rèn luyện kỹ năng. Ví dụ với những nội dung có kiến thức lý thuyết tìm hiểu về cấu tạo, hoạt động và ứng dụng thì nên xây dựng và chọn phương pháp hướng dẫn lý thuyết xong sau đó làm bài tập (thực hành) cụ thể để minh chứng, kiểm nghiệm lại những gì có trong nội dung phần lý thuyết. Đồng thời tìm hiểu, nghiên cứu thực tế, yêu cầu sản xuất tại các cơ sở, nhà máy, xí nghiệp và những định hướng mục tiêu, nội dung phương pháp thực hiện đang triển khai để xây dựng bài giảng cho phù hợp với thực tế của cơ sở. Do vậy kiến thức thực hành trong bài dạy tích hợp phải được lựa chọn và xây dựng sao cho sinh viên được học cái gì thì được thử nghiệm và làm được cái đó ngay trong khoảng thời gian học, đồng thời vận dụng được vào thực tế.

Với những nội dung thực hành thuần túy, vấn đề rèn luyện kỹ năng rất quan trọng. GV cần biết tích hợp các kỹ năng vào trong cùng một nội dung thực hành để SV nhanh chóng đạt được kỹ năng mới. Ví dụ: Khi giảng thực hành lắp ráp máy tính GV có thể tích hợp các kỹ năng (thao tác) cắm linh kiện, thiết bị, đấu nối dây, tháo lắp vít…

Bước 4: Lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học.

Để dạy học tích hợp có hiệu quả GV cần căn cứ vào các nội dung dạy học tích hợp đã được xây dựng để lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học và hình thức tổ chức dạy học phù hợp.

Để thực hiện được bài giảng cần có những thiết bị phù hợp với nội dung của bài. Thiết bị được chọn dựa trên trang thiết bị phục vụ giảng dạy của nhà trường và phù hợp với nội dung của bài học, thực hành trên những thiết bị được chọn để kiểm nghiệm lại kiến thức trong phần lý thuyết đã trình bày. Do vậy, việc lựa phương pháp thực hiện đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, phân tích các nội dung, mục tiêu một cách cụ thể thì mới đạt được hiệu quả.

Việc lựa chọn PPDH và hình thức tổ chức dạy học cũng rất quan trọng. Các PPDH được lựa chọn phải khuyến khích được SV chủ động, tích cực, tự lực trong học tập. Tạo được môi trường học tập cho SV được làm, trải nghiệm để rèn luyện kỹ năng.

Dạy học tích hợp hướng đến rèn luyện kỹ năng, dành thời lượng thực hành nhiều nên thường tổ chức dạy học theo nhóm.

Như vậy, để đảm bảo nguyên tắc xây dựng các bài giảng mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính theo quan điểm tích hợp vừa phù hợp với nội dung, chương trình, điều kiện dạy học, vừa phản ánh được thực tiễn của quá trình sản xuất cần phải lựa chọn các nội dung kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Cụ thể cần phải: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nghiên cứu nội dung chương trình mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính theo chương trình khung.

- Tìm hiểu, nghiên cứu thực tế, yêu cầu kỹ thuật tại các nhà máy, xí nghiệp và những định hướng mục tiêu, nội dung phương pháp dạy học đang triển khai.

Bước 5: Thiết kế bài giảng tích hợp

- Căn cứ vào mục tiêu bài học và các nội dung học tập tích hợp đã được giáo viên xây dựng để thiết kế một bài giảng hoàn chỉnh.

- Các nội dung tích hợp phải được sắp xếp theo đúng trình tự lôgic về mặt nội dung bài học.

- Các hoạt động dạy và học phải thể hiện rõ vai trò chủ động, tích cực, tự lực của người học và sự hướng dẫn chủ đạo của giáo viên.

- Thời lượng thực hành trong nội dung tích hợp phải tăng hơn so với dạy thông thường. Chú trọng rèn kỹ năng thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học của sinh viên.

- Khi thiết kế bài giảng nội dung tích hợp lý thuyết, thực hành thực hiện đúng theo chương trình đào tạo, GV lựa chọn kiến thức lý thuyết liên quan vừa đủ với nội dung thực hành tương ứng nhằm rèn luyện kỹ năng thực hành cho SV nhiều hơn. Vì vậy việc thiết kế bài giảng theo quan điểm dạy học tích hợp không ảnh hưởng tới cấu trúc tổng thể của mô đun.

Bước 6: Hoàn thiện bài giảng và dạy thử

Mục đích của bước này là đưa các bài giảng đã xây dựng vào giảng dạy thử để xác định tính khả thi của đề tài và các tình huống bất ngờ có thể xảy ra trong quá trình thực hiện và biện pháp xử lý của giáo viên. Từ đó điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung vào bài giảng những chỗ chưa hợp lý để hoàn thiện bài giảng.

(Chú ý: Hàng năm phải xây dựng bổ sung nội dung các bài dạy tích hợp cho phù hợp với yêu cầu thực tế).

2.3. Xây dựng một số bài giảng tích hợp cho mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính ở trường CĐN Việt Xô số 1

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong dạy học mô đun lắp ráp và cài đặt máy tính cho sinh viên tại trường cao đẳng nghề việt xô số 1 (Trang 48 - 53)