Giáo án Bài 3.Thiết lập CMOS

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong dạy học mô đun lắp ráp và cài đặt máy tính cho sinh viên tại trường cao đẳng nghề việt xô số 1 (Trang 63 - 72)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.2.Giáo án Bài 3.Thiết lập CMOS

GIÁO ÁN SỐ:

Thời gian thực hiện: 08h

Tên bài học trước: Quy trình lắp ráp máy tính Thực hiện từ ngày ... đến ngày ... tháng ... năm ...

Bài 3. THIẾT LẬP CMOS

MỤC TIÊU CỦA BÀI

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Kiến thức:

+Trình bày được các thông tin chính của CMOS

- Kỹ năng:

+ Vào được CMOS của một số main thông dụng theo đúng trình tự các bước thực hiện.

+ Thiết lập được các thông số trong CMOS về ngày giờ hệ thống, thông tin đĩa cứng, thứ tự khởi động theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Thái độ:

+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tư duy khoa học sáng tạo, tinh thần tuân thủ kỷ luật trong công việc

ĐỒ DÙNG VÀ TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC - Giáo án, giáo trình, tài liệu tham khảo.

- Phòng học chuyên môn (bảng, máy vi tính, máy chiếu, dụng cụ, vật tư, trang thiết bị thực hành), phiếu luyện tập.

HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC: Theo nhóm.

I. ỔN ĐỊNH LỚP HỌC: Thời gian: 1 phút

- Kiểm tra sĩ số

TT NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI

GIAN (phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1 Dẫn nhập

- Đặt vấn đề vào bài mới CMOS cho phép người dùng thiết lập các cấu hình hệ thống như chỉnh lại ngày giờ, hay chọn thứ tự các thiết bị sẽ khởi động... - Thuyết trình - Trình chiếu. - Quan sát, phân tích. 4’ 2 Giới thiêu chủ đề - Tên bài học - Mục tiêu

- Nội dung bài học

1. Tìm hiểu về CMOS 2. Thiết lập thông số ngày giờ hệ thống

3. Thiết lập thông tin đĩa cứng 4. Thiết lập thứ tự khởi động - Trình chiếu - Nêu mục tiêu bài học - Yêu cầu về kết quả học tập - Phát phiếu hướng dẫn - Quan sát, ghi nhớ - Nhận tài liệu và nhiệm vụ học tập. 10’ 3 Giải quyết vấn đề 1. Tiểu kỹ năng 1. Tìm hiểu về CMOS

a. Lý thuyết liên quan

- Vai trò của CMOS - Truy cập CMOS Tích hợp LT -TH - Thuyết trình - Trình chiếu một số CMOS thông dụng và cách vào CMOS Setup - Quan sát 1h

b. Trình tự thực hiện

Bước 1: Khởi động máy

Bước 2: Ấn phím vào CMOS (xem bảng hướng dẫn cách vào CMOS) cho mỗi loại main khác nhau.

c. Thực hành - Hướng dẫn cách truy cập vào CMOS - GV làm mẫu, quan sát, uốn nắn, sửa sai nếu cần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổ chức hoạt động nhóm theo phiếu bài tập 1 (Phụ lục 2.c). - Làm theo hướng dẫn từng bước của GV - Trong nhóm tự làm theo quy trình GV hướng dẫn. - Thực hiện

2. Tiểu kỹ năng2: Thiết lập thông số ngày giờ hệ thống

a. Lý thuyết liên quan

- Chức năng

b. Trình tự thực hiện

Bước 1: Khởi động máy,

truy cập CMOS

Bước 2: Vào CMOS Setup, chọn Standard CMOS Setup.

Bước 3: Thiết lập thông số ngày giờ hệ thống

Bước 4: Lưu và chạy thử

c. Thực hành

- Thuyết trình - Giới thiệu chức năng, nhiệm vụ của việc thiết lập ngày giờ hệ thống.

Tích hợp LT- TH - GV làm mẫu, quan sát, uốn nắn, sửa sai nếu cần, SV nào chưa đạt thì yêu cầu làm lại. Tích hợp kỹ năng Kỹ năng vào CMOS, kỹ năng - Quan sát, tổng hợp. - Làm theo hướng dẫn của giáo viên.

- Thực hiện theo yêu cầu. - Luyện tập - Phân tích, tống hợp, so sánh. 1,5h

thiết lập thông số ngày giờ hệ thống Tổ chức hoạt động nhóm theo phiếu bài tập 2 (Phụ lục 2.c). - Thực hiện theo yêu cầu của GV.

3. Tiểu kỹ năng 3: Thiết lập thông tin đĩa cứng.

a. Lý thuyết liên quan

- Chức năng

b. Trình tự thực hiện

Bước 1: Khởi động máy,

truy cập CMOS

Bước 2: Bấm Enter → tại IDE HDD Auto- Detection, nhấn Enter tiếp (dò tìm thông số ổ cứng một cách tự động)

Bước 3: Lưu và chạy thử

c. Thực hành

Tích hợp LT- TH - Trình chiếu - Giới thiệu chức năng của việc thiết lập thông tin đĩa cứng. - GV làm mẫu, quan sát, uốn nắn những sai sót kịp thời. - Yêu cầu SV thực hiện Tổ chức hoạt động nhóm theo phiếu bài tập 3 (Phụ lục 2.c). - Quan sát - Phân tích, tổng hợp. - Quan sát, ghi nhớ, làm thử. - Làm theo hướng dẫn của GV - Thực hiện theo yêu cầu. - Luyện tập - Phân tích, so sánh. 2h

4. Tiểu kỹ năng 4: Thiết lập thứ tự khởi động

a. Lý thuyết liên quan

Tích hợp LT- TH

- Đàm thoại - Trả lời câu hỏi

- Các thiết bị khởi động - Khái niệm thứ tự khởi động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ứng dụng của việc thiết lập thứ tự khởi động

b. Trình tự thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị

Bước 2: Khởi động máy,

truy cập CMOS

Bước 3: Chọn chức năng

Advanced BIOS

Features (tính năng BIOS nâng cao)

Bước 4: Thiết lập thứ tự khởi động

Bước 5: Lưu và chạy thử c. Thực hành - Trình chiếu - Giới thiệu các thiết bị khởi động. ? Hãy nêu một ứng dụng của việc thiết lập thứ tự khởi động? - GV làm mẫu, quan sát, uốn nắn, sửa sai nếu cần, SV nào chưa đạt thì yêu cầu làm lại.

Tích hợp kỹ năng vào CMOS, thiết lập thứ tự khởi động, lưu và chạy thử. - Yêu cầu SV luyện tập theo phiếu bài tập số 4, số 5 (Phụ lục 2.c). - Quan sát, phân tích, tổng hợp kiến thức

- Trả lời câu hỏi

- Quan sát, ghi nhớ và làm thử. - Làm theo hướng dẫn của giáo viên

- Thực hiện

- Thực hiện, phân tích, so sánh.

- Bài tập tổng hợp Tích hợp các kỹ năng vào CMOS, thiết lập ngày giừo hệ thống, thông tin đĩa cứng, thứ tự khởi động. -Tổ chức hoạt động nhóm theo phiếu bài tập 6 (Phụ lục 2.c). - Thực hiện, phân tích, tổng hợp. 1h 4 Kết thúc vấn đề - Củng cố kiến thức, kỹ năng - Những chú ý tránh sai hỏng. - Nhận xét kết quả - Tinh thần thái độ học tập

- An toàn đối với người và thiết bị - Hệ thống lại kiến thức và kỹ năng thực hiện - Nêu những vấn đề lưu ý khi thực hiện bài tập - Tổng hợp, phân tích, so sánh kiến thức

- Tham gia phân tích và đề xuất giải pháp

- Rút kinh nghiệm

13’

5 Hướng dẫn tự học - Đọc thêm tài liệu phát tay.

- Gợi mở cho học sinh một số vấn đề có liên quan tới bài học sau.

2’

III. RÚT KINH NGHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Phần này dành cho giáo viên tổ chức thực hiện giảng dạy tổng hợp nhận xét, rút kinh nghiệm để lần giảng sau đạt hiệu quả cao hơn.

TRƯỞNG BỘ MÔN

Ngày ... tháng ... năm ...

2.3. Nhận xét:

Qua việc xây dựng bài giảng và giáo án thực hiện của hai bài trên, tác giả nhận thấy sự giống và khác nhau về nội dung, hình thức thể hiện nội dung theo quan điểm tích hợp lý thuyết nghề với thực hành nghề và hình thức học lý thuyết có khoảng cách xa thời gian học thực hành mà các cơ sở đào tạo nghề vẫn đang áp dụng như sau:

* Sự giống nhau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về nội dung thực hiện: Cả 2 hình thức (dạy học lý thuyết - thực hành riêng rẽ và dạy tích hợp lý thuyết - thực hành) đều được thực hiện trong khoảng thời gian tương đương nhau, đảm bảo nội dung cần thiết để sau khi kết thúc phần học, mô đun người học có những kiến thức, kỹ năng cần thiết để tiếp tục học tập nâng cao trình độ.

* Sự khác nhau:

- Về mục tiêu: Trong bài giảng hay giáo án tích hợp thì mục tiêu thể hiện được cả kiến thức, kỹ năng và thái độ cần phải đạt được ở mức tổng hợp sau khi học xong bài và đây chính là mục tiêu tổng hợp của cả giáo án lý thuyết và thực hành.

- Về nội dung:

+ Khi đọc xong bài giảng người học không chỉ biết được nội dung lý thuyết mà cả bài tập thực hành ứng dụng, thiết bị, vật tư, dụng cụ và trình tự thực hiện bài thực hành đó. Do vậy, với cách soạn bài giảng tích hợp lý thuyết và thực hành thì sau khi đọc xong người học (đọc) có khả năng thực hiện được nội dung phần thực hành, qua đó dễ dàng lĩnh hội được nội dung lý thuyết sâu sắc hơn.

+ Trong phần nội dung, sau khi học xong phần lý thuyết người học được thực hành ngay. Vì vậy, người học có điều kiện được củng cố ngay phần kiến thức lý thuyết vừa được học, giáo viên không phải nhắc lại các kiến thức vừa dạy có liên quan. Tác giả đã biên soạn bài học dưới dạng giáo án thể hiện rõ một số ý đồ sư phạm của giáo viên có thể thực hiện trong thực tế. Ngoài ra, với đặc điểm về nội dung của từng bài tác giả đưa ra những sai hỏng thường gặp và trình tự thực hiện

công việc trong quá trình thực hành, giúp cho giáo viên thuận lợi khi hướng dẫn và sinh viên dễ tiếp thu bài hơn.

- Về hình thức:

+ Mỗi bài phần lý thuyết và thực hành kết hợp nên khi giảng dạy 2 phần này phải diễn ra trong cùng một khoảng thời gian do một giáo viên đảm nhận. Từ đó bắt buộc giáo viên phải không ngừng học tập để đảm bảo dạy tốt cả lý thuyết và thực hành, thực hiện tốt nguyên lý giáo dục học đi đôi với hành.

+ Mỗi giáo án đều đã thể hiện được ý đồ thực hiện, nếu thực hiện dạy lý thuyết kết hợp với thực hành thì chỉ cần soạn một giáo án và giáo viên đỡ mất thời gian và công sức cho việc hướng dẫn trùng lặp giữa lý thuyết và hướng dẫn ban đầu của thực hành.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Qua phân tích mục tiêu và đặc điểm nội dung mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính cho thấy mục tiêu và nội dung của mô đun hoàn toàn phù hợp với quan điểm dạy học tích hợp.

Để có thể vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong dạy học mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính luận văn đã đề xuất được nguyên tắc và quy trình thiết kế bài giảng theo quan điểm tích hợp.

Các nguyên tắc thiết kế bài giảng tích hợp nhằm đảm bảo cho việc vận dụng trong dạy học mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính đạt hiệu quả. Quy trình thiết kế bài giảng theo quan điểm tích hợp gồm 6 bước với sự chỉ dẫn cụ thể dễ hiểu, dễ làm.

Vận dụng quy trình đề xuất tác giải đã tiến hành xây dựng 2 bài giảng trong nội dung mô đun Lắp ráp và cài đặt máy. Các bài giảng được thiết kế là những minh họa cụ thể, rõ nét của sự vận dụng quy trình thiết kế bài giảng và thực tiễn dạy học.

Các bài giảng được thiết kế dưới dạng tích hợp lý thuyết - thực hành và tích hợp kỹ năng thực hành. Bài giảng thể hiện rõ những ý đồ sư phạm có thể thực hiện được khi lên lớp. Qua soạn giáo án và ý đồ thể hiện khi thực hiện bài giảng theo phương pháp tích hợp lý thuyết - thực hành đảm bảo nguyên lý học đi đôi với hành, thời gian thực hành rèn luyện kỹ năng tăng lên, hiểu lý thuyết sâu sắc hơn từ đó nâng cao chất lượng dạy học.

Tuy nhiên để tích hợp kỹ năng trong nhiều nội dung thực hành giúp người học nhanh chóng đạt được kỹ năng mới các bài giảng được thiết kế trong dạy học mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính cần có phương tiện dạy học thích hợp và năng lực dạy tích hợp lý thuyết, thực hành của giáo viên phù hợp. Kết quả thu được qua dạy thử được trình bày ở chương 3.

Chương 3: KHẢO NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ.

Tính khả thi của việc nghiên cứu lí luận, thực tiễn và xây dựng quy trình dạy học mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính cho sinh viên cao đẳng nghề theo quan điểm tích hợp sẽ được khảo nghiệm và đánh giá bởi quá trình tổ chức thực nghiệm sư phạm và trưng cầu ý kiến của các chuyên gia.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong dạy học mô đun lắp ráp và cài đặt máy tính cho sinh viên tại trường cao đẳng nghề việt xô số 1 (Trang 63 - 72)