Thực trạng của việc vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong dạy học mô

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong dạy học mô đun lắp ráp và cài đặt máy tính cho sinh viên tại trường cao đẳng nghề việt xô số 1 (Trang 35 - 41)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5.2.Thực trạng của việc vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong dạy học mô

Trên cơ sở lý luận của việc dạy học theo quan điểm tích hợp, chúng tôi tập trung khảo sát thực trạng dạy học mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính theo các yếu tố sau:

- Trình độ, năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, khả năng thiết kế, tổ chức dạy học, nhận thức về dạy học theo quan điểm tích hợp của GV.

- Nhận thức mục đích học tập của HS, khai thác nguồn tài liệu học tập, mức độ khác nhau về kinh nghiệm và phương pháp học tập được HS ưa thích.

- Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có, với việc đáp ứng cho dạy học theo quan điểm tích hợp.

- Nghiên cứu hồ sơ, giáo án để tìm khó khăn, thuận lợi khi dạy mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính.

Để có số liệu cụ thể về thực trạng giảng dạy môn Lắp ráp và cài đặt máy tính ở các trường và các cơ sở đào tạo nghề chúng tôi đã xây dựng phiếu xin ý kiến giáo viên (Phụ lục 3.a) và nhận được sự hợp tác, đóng góp rất nhiệt tình của các giáo viên tại các trường, cơ sở dạy nghề cũng như tại trường CĐN Việt Xô số 1.

Số lượng người được hỏi ý kiến là 16, số phiếu thu lại là 16.

Qua các phiếu điều tra, quan sát thực tiễn, phỏng vấn và nghiên cứu thực tế dạy học ở trường CĐN Việt Xố số 1 có thể nhận thấy thực trạng dạy học mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính ở trường CĐN Việt Xố số 1 với các nét nổi bật sau:

1.5.2.1. Về Giáo viên

a. Trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm:

- Tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo rất khác nhau.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: 100% qua lớp đào tạo nghiệp vụ sư phạm. - Trình độ chuyên môn: 62.5% có trình độ đại học, 37.5% có trình độ thạc sĩ

b. Về mức độ thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học trong các giờ lên lớp

Bảng 2.1. Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học

Các phương pháp Mức độ

Thường xuyên (%) Ít khi (%) Không sử dụng(%)

Thuyết trình 81.25% 12.5% 6.25% Đàm thoại 68.75% 25% 6.25% Trực quan 50% 50% 0% Làm mẫu 62.5% 37.5% 0% Phân tích- tổng hợp 37.5% 37.5% 25% Dạy học tích hợp 12.5% 12.5% 75% Hình1.1. Thực trạng mức độ sử dụng các phương pháp dạy học

Đa phần áp dụng phương pháp dạy học thuyết trình, trực quan và làm mẫu, ít sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như phân tích, tổng hợp và đặc biệt là dạy học tích hợp rất ít được thực hiện.

c. Về khả năng sử dụng các phương tiện dạy học

Khả năng sử dụng phương tiện dạy học còn chưa được phong phú chủ yếu vẫn chỉ là phấn bảng, tranh trực quan.

Bảng 2.2. Mức độ sử dụng các phương tiện dạy học

Các phương tiện Mức độ

Thường xuyên (%) Ít khi (%) Không sử dụng(%)

Phấn bảng 93.75% 6.25% 0%

Máy chiếu 6.25% 87.5% 6.25%

Phim Video 0% 12.5% 87.5%

Tranh trực quan 81.25% 18.75% 0%

Nguyên hình 50% 31.25% 18.75%

d. Về mức độ trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học

Bảng 2.3. Mức độ trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính

Trang thiết bị cơ sở vật chất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức độ

Đầy đủ Còn thiếu cần bổ

sung Còn thiếu nhiều Giáo trình, tài liệu

tham khảo 31.2% 56.3% 12.5% Thiết bị sử dụng thực tập 68.75% 31.25% Các phương tiện trực quan, mô hình thực tập 75% 25%

Hình 1.3. Thực trạng mức độ trang thiết bị, cơ sở vật chất

1.5.2.2. Về sinh viên

Qua điều tra 35 sinh viên đối với mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính

a. Sự hứng thú đối với môn học

Rất hứng thú: 14.3% Hứng thú: 31.4%

Bình thường: 54.3%

b. Vai trò, ý nghĩa của môn học

Rất quan trọng: 11.4% Quan trọng: 28.6% Không quan trọng: 60%

1.5.2.4. Về cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất của nhà trường hiện nay đáp ứng tốt cho việc dạy học tích hợp mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính. Nhà trường có hệ thống các phòng học chuyên môn, nhiều phòng học đã được trang bị máy chiếu, các trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ.

Nhận xét: Qua điều tra khảo sát cho thấy:

Trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giáo viên hoàn toàn đáp ứng được việc đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp.

Đa số giáo viên thường sử dụng các PPDH truyền thống như thuyết trình, trực quan, ít sử dụng dạy học theo quan điểm tích hợp do chưa hiểu rõ về bản chất của dạy học tích hợp, chưa có quy trình hướng dẫn cụ thể về dạy học tích hợp. Tâm lý ngại sự thay đổi, không muốn đầu tư thời gian công sức vào việc thiết kế bài giảng tích hợp.

Sinh viên đánh giá không đúng vai trò của mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính, chưa có hứng thú trong học tập nên phần lớn còn học đối phó. Phần lớn sinh viên thụ động trong cách học, chưa độc lập, tự chủ giải quyết vấn đề học tập mà trông chờ vào giáo viên.

Để khắc phục những yếu, kém nêu trên cần phải có nhiều nghiên cứu cụ thể về dạy học tích hợp trong dạy học mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính, chỉ rõ những lợi ích, thách thức về cách dạy này đồng thời đưa ra được nguyên tắc, quy trình thiết kế để hướng dẫn giáo viên cách thực hiện. Có như vậy mới triển khai dạy học tích hợp trong dạy học mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính nhằm nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Với mục tiêu đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phổ cập nghề cho người lao động, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội... thì giáo dục phải có sự đổi mới toàn diện và đồng bộ (mục tiêu, nội dung chương trình, cơ sở vật chất, PPDH,…) trong đó đổi mới PPDH đang là vấn đề được ngành giáo dục quan tâm.

Thực tế đòi hỏi nguồn nhân lực có kỹ năng, tay nghề cao. Vì vậy các cơ sở đào tạo nghề cần có nhiều PPDH phù hợp rút ngắn thời gian học lý thuyết, tăng thời lượng thực hành để nâng cao kỹ năng, năng lực người học đáp ứng thị trường lao động.

Dạy học theo quan điểm tích hợp khắc phục được sự trùng lặp kiến thức giữa các môn học hoặc trong cùng môn học làm lãng phí thời gian đào tạo, đồng thời đảm bảo tính chỉnh thể của kiến thức cần đào tạo cho SV. Mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức cần đào tạo ngày càng tăng với thời gian đào tạo hạn chế là mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học hiện nay. Sự lặp lại các kiến thức giữa các môn học làm cho nội dung dạy học nhàm chán, không gây được hứng thú học tập của SV. Dạy học tích hợp nhằm khắc phục những tồn tại nêu trên để nâng cao chất lượng dạy học.

Qua khảo sát thực trạng dạy học mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính ở trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1 cho thấy. Trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của GV, điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng được dạy học theo quan điểm tích hợp. Tuy nhiên việc ứng dụng dạy học theo quan điểm tích hợp còn nhiều hạn chế, vì vậy cần có các nghiên cứu cụ thể về nguyên tắc, quy trình thiết kế bài giảng, tổ chức dạy học theo quan điểm tích hợp trong dạy học mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính nhằm nâng cao kết quả học tập cho người học.

Chương 2: THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG THEO QUAN ĐIỂM DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC MÔ ĐUN LẮP RÁP VÀ CÀI ĐẶT

MÁY TÍNH

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong dạy học mô đun lắp ráp và cài đặt máy tính cho sinh viên tại trường cao đẳng nghề việt xô số 1 (Trang 35 - 41)