học tập môn Vẽ kỹ thuật.
3.2.5.1. Bước 1: Chuẩn bị:
a. Xác định mục đích bài kiểm tra.
Bài kiểm tra được thiết lập có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau do giáo viên ấn định như:
- Dùng bài kiểm tra đểđánh giá kỹ năng, thái độ và mức độ kiến thức đạt được của học viên so với mục tiêu của chương trình.
- Đánh giá khả năng, năng lực của từng cá nhân học sinh hoặc một nhóm, một tập thể lớp.
- Xác định được điểm mạnh, sự vượt trội và những tồn tại của một nhóm, một tập thể lớp về một lĩnh vực học tập nhất định.
- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập cuối kỳ, cuối năm học làm căn cứ tiến hành phân loại học sinh giỏi, khá, trung bình, kém, phát hiện những cá nhân có năng khiếu và các em học sinh cá biệt không đủđiều kiện học tiếp.
Do vậy, hình thức kiểm tra được chuẩn bị khác nhau về cấu trúc và mức độ khó dễ tuỳ theo mục đích sử dụng. Nhưng phải đạt yêu cầu đề ra nhằm đo được trình độ kiến thức của học viên ở các mức độ: nhớ, hiểu, vận dụng và sáng tạo. Muốn vậy, phải xác định được các tiêu chí và lập bảng trọng số cho nội dung của từng câu trắc nghiệm một.
Xuất phát từ mục đích của việc kiểm tra mà tiến hành chọn lựa và xây dựng cấu trúc nội dung bài kiểm tra.
c. Thiết lập bài kiểm tra:
- Lên mẫu bài kiểm tra cần lưu ý:
+ Chọn lựa câu hỏi đưa vào bài được thực hiện một cách ngẫu nhiên. + Sắp xếp các câu hỏi từ khó đến dễ.
+ Câu hỏi được sắp xếp theo chủđề của môn học.
+ Tính khách quan cao tránh quay cóp trong khi làm bài. + Kiểm tra cẩn thận nhằm phát hiện sai sót, sửa chữa kịp thời. + Xác định nguyên tắc đáng giá kết quả phù hợp...
3.2.5.2. Bước 2: Tổ chức kiểm tra.
Khi kiểm tra cần nghiêm túc thực hiện đúng theo quy chế thi cử, kiểm tra và cần tuân theo các trình tự sau:
- Phát bài kiểm tra: Mỗi học viên được phát một bài kiểm tra, các em được phát bài khác nhau để tránh sự quay cóp khi làm bài.
- Giám sát các bài kiểm tra: Giúp nghiêm túc tránh quay cóp, gian lận trong khi làm bài đảm bảo bài kiểm tra phản ánh đúng năng lực, khả năng của từng em sau khi đã được trang bị kiến thức.
- Thu bài kiểm tra: Yêu cầu các học viên dừng lại, tiến hành thu đúng và đủ số lượng.
3.2.5.3. Bước 3: Chấm và xử lý kết quả. a. Chấm bài.
Được đối chiếu với đáp án, để việc chấm điểm được thuận lợi, nhanh chóng và chính xác tuỳ theo điều kiện cơ sở vật chất mà bài và đáp án được xây dựng trên máy tính, phần mềm... Rồi tính tổng số câu trả lời đúng mà học viên đạt được sau khi làm bài.
b. Xử lý kết quả.
Sau khi chấm và tổng hợp được số câu trả lời đúng tiến hành quy đổi số câu sang điểm số theo thang điểm 10 bậc, 20 bậc, 100 bậc, cũng có thể quy đổi sang thứ
bậc xếp hạng (Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém) hoặc quy đổi sang % so với điểm tối đa.
Từ kết quảđã được quy đổi có thể thống kê, đánh giá trình độ kiến thức, phân loại, xếp hạng.... tuỳ theo mục đích của việc kiểm tra.
3.2.5.4. Bước 4: Rút kinh nghiệm.
Cần phân tích những điểm đạt được và chưa đạt được sau khi thu được kết quả và sử lý kết quả nhằm phát hiện ra những thiếu sót rút kinh nghiệm đưa ra giải pháp kịp thời cho những bài tiếp theo. Thông qua kết quả bài kiểm tra, giáo viên có thể đánh giá được thực tại từđó có sựđiều chỉnh hoạt động dạy và hoạt động học, mục tiêu và các tiêu chí cần đánh giá.
Như vậy, các bước tiến hành sử dụng câu trắc nghiệm có mối quan hệ mật thiết với nhau và theo trình tựđã được xác định.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Trên cơ sở nghiên cứu mục đích, nội dung, chương trình, đặc điểm môn Vẽ kỹ thuật và nghiêm cứu lý luận về phương pháp kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan. Chương III đã thiết lập quy trình xây dựng và thử nghiệm bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan có thể sử dụng trong giảng dạy để kiểm tra dánh giá kết quả học tập môn Vẽ kỹ thuật của sinh viên.
Bộ câu hỏi và quy trình sử dụng này có ý nghĩa lớn trong việc kiểm tra, đánh giá môn Vẽ kỹ thuật nói riêng và đóng góp một phần vào hệ thống những phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập hiện nay tại trường CDCN Việt - Hung nói chung.
Kết quả kiểm tra đánh giá có độ tin cậy cao hơn, là cơ sởđiều chỉnh hoạt động dạy và hoạt động học đối với môn học. Kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan không chỉ đối với môn Vẽ kỹ thuật mà còn tác động làm thay đổi viẹc kiểm tra, đánh giá các môn học khac sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường.
Với kết quả thu dược từ việc thử nghiệm và tổng hợp ý kiến chuyên gia, phương pháp điều tra nói trên cho thấy phương pháp kiểm tra đánh giá này có hiệu quả rõ rệt, trước hết đem lại sự công bằng khi đánh giá học viên, có tác động tốt đến phương pháp, thái độ học tập, thái độ làm bài của học viên, đặc biệt là phát huy tính tự lập và phát triển tư duy sáng tạo cho học viên. Đồng thời phương pháp kiểm tra đánh giá này cũng làm thay đổi cách nghĩ, cách làm trong công tác giảng dạy cũng như kiểm tra đánh giá hiện tại của nhà trường, góp phần nâng cao hiệu quả của môn Vẽ kỹ thuật nói riêng và các môn học khác nói chung.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Sau khi tiến hành thử nghiệm, chúng tôi đã tổ chức lấy ý kiến giáo viên đang giảng dạy môn Vẽ kỹ thuật tại trường (Xem phiếu xin ý kiến của giáo viên ở phụ lục số: 10. Có 10 phiếu trả lời của giáo viên) về việc áp dụng phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá.
Bộ câu hỏi trắc nhiueemj mới chỉ được xây dựng bướcđầu, nhưng sinh viên đã thấy thích cách kiểm tra này (82%người được hỏi trả lời là thích và rất thích). Các ý kiến đều thống nhất đều cho rằng phương pháp trắc nghiệm được dùng trong kiểm tra tri thức đã giúp họ nhớ lại được bài đã học ở mức độ tốt và rất tốt (91%), Hiểu sâu thêm bài đã học (91%), có tác dụng tốt tron giảng dạy của bản thân (82%).
Khi mới kiểm tra, học viên còn chưa quen, chưa hoàn thành bài tập đầy đủ theo thời gian yêu cầu, còn bỏ trống nhiều phần, có nhiều người còn hỏi bài và trao đổi với nhau nên kết quả còn chưa được chính xác, nhưng những lần kiểm tra sau thì họđã biết cách làm, chúng tôi cũng cố gắng ra nhiều câu hỏi về nhiều vấn đề để sinh viên phải tập trung và làm bài, nếu trao đổi với nhau thì sẽ không đủ thời gian hoàn thành trắc nghiệm. Sau một hai lần kiểm tra, những buổi sau đã có người làm còn thừa thời gian, mặc dù bài trả lời chưa hoàn toàn đúng hẳn. Sau mỗi bài kiểm tra của bài hôm trước, đầu giờ buổi sau, giáo viên phải trả bài cho sinh viên các bài đã được chấm điểm của mình đồng thời chữa luôn từng câu. Phân tích luôn cho sinh viên thấy cái đúng, cái sai của học chung trên lớp. Cách làm này khắc sâu kiến thức cho sinh viên vì học được xác nhận ngay về kết quả nhận thức của mình, sau khi đã tích cực suy nghĩ nhanh trong thời gian giới hạn.
Khi làm bài kiểm tra học viên làm bài nghiêm túc hơn so với phương pháp kiểm tra tự luận truyền thống. Tâm lý khi làm bài thoải mái không bị gò bó, đa số học viên hào hứng với phương pháp kiểm tra này. Phương pháp này phản ánh đúng thực chất khả năng của sinh viên và thừa nhận để làm được lại bài kiểm tra này cần học tập thật sự, đều, không có sự lựa chọn trọng tâm, học tủ...
Việc chữa chung trên lớp cũng giúp sinh viên biết được cái sai của sinh viên khác để qua đó tựđiều chỉnh nhận thức của mình. Những vấn đề kiểm tra mới làm buổi trước chưa bị quên nhiều so với việc làm một bài kiểm tra viết, để hàng tháng sau mới biết kết quả, mà khi đó đã có quá nhiều kiến thức mới sinh viên cần cập tiếp thu nên không còn nhớđược bài kiểm tra nào để chỉnh lại kiến thức của mình. Nếu điều kiện cho phép, các bài kiểm tra sau khi đã vào sổđiểm, nên cho sinh viên giữđể dùng khi ôn tập, đỡ thời gian ghi chép lại.
Như vậy, kiểm tra bằng phương pháp trắc nghiệm bước đầu đã gây được sự thích thú đối với sinh viên, thúc đẩy họ học tập qua việc giáo viên chữa bài tập. Qua việc giáo viên chữa bài làm, sinh viên đã thay đổi lại nhận thức trước đây của họ. Sinh viên cũng đã kịp thời sửa chữa các sai lầm về nhận thức của mình sau khi được giáo viên chữa bài. Đây cũng là mục đích của việc soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm này.
Phần lớn các sinh viên đạt yêu cầu về hiểu bài điểm số đạt từ 5 đến 9 điểm. Những người điểm thấp là do không có mặt đầy đủ các buổi kiểm tra. Điều này thể hiện phương pháp giảng dạy và học tập đã có hiệu quả. Mục đích của kiểm tra thường xuyên bằng phương pháp trắc nghiệm là không chỉ nhằm đánh giá mà chính là để điều chỉnh và điều khiển quá trình dạy và học. Đây là quá trình liên tục kiểm tra và điều chỉnh.
Tất cả các câu hỏi trắc nghiệm này đều mới chỉđược thử nghiệm trên một lớp cơ khí. Thời gian làm luận văn lại không trùng với thời gian học môn Vẽ kỹ thuật của nhiều lớp nên việc tiến hành thử nghiệm gặp nhiều khó khăn. Do điều kiện hạn chế về thời gian nên luận văn này cũng chưa nghiên cứu được đầy đủ và toàn diện lý luận về kiểm tra đánh giá và về phương pháp trắc nghiệm nói chung, việc thử nghiệm còn nhiều hạn chế. Mặt khác, sinh viên trong một số lớp không nhiều, sự chính xác cũng sẽ không được cao. Vì thế sự lựa chọn các câu hỏi này cũng mới chỉ là bước đầu, còn cần có thử nghiệm trên phạm vi rộng hơn,đồng thời tiếp tục sửa chữa và hoàn chỉnh thêm trước khi áp dụng.
Phần lớn sinh viên đều công nhận kiểm tra trắc nghiệm là nhanh chóng, mất ít thời gian kiểm tra (100%), đmả bảo được tính khách quan (64%), kiểm tra được nhiều nội dung (82%), sau khi kiểm tra có thể biết mình sai hay đúng ngay (82%), không phải ghi chép nhiều (91%). Với ý kiến cho ràng phương pháp trắc nghiệm vẫn có nhiều may rủi khi làm bài thì có 55% người không đồng ý với điều đó. Không có ý kiến nào cho rằng phương pháp trắc nghiệm không có tác dụng hoặc tác dụng kém.
Với câu hỏi nên sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan cho loại kiểm tra nào, các sinh viên cho rằng nên dùng trong kiểm tra hàng ngày 64%, kiểm tra hàng tuần 45%, sau một chương hoặc một số chương 45%,củng cố bài vừa học 64%, ôn tập thường xuyên 64%. Các sinh viên cho rằng (55%) phương pháp này không nên dùng để kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm, tuyển chon sinh viên khi vào trường, ôn tập hết môn và nên sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan kết hợp với phương pháp trắc nghiệm dạng tự luận khi đánh giá hết môn học.
Về các loại câu hỏi kiểm tra có 55% sinh viên thích được kiểm tra bằng câu hỏi đúng sai, câu hỏi đa phương án 73%, câu hỏi ghép đôi chỉ có 18% người thích, câu hỏi điền vào chô trống có 45%, câu hỏi trả lời ngắn 36%. Sinh viên cũng không thích các câu hỏi quá dễ, không phải suy nghĩ nhiều.
Có 91% sinh viên cho rằng nên dùng phương pháp trắc nghiệm trong kiểm đánh giá tra tri thức học sinh.
Ý kiến đóng góp của sinh viên vềứng dụng phương pháp trắc nghiệm kiểm tra đánh giá chất lượng dạy và học môn Vẽ kỹ thuật của trường: (trích)
- Phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra và đánh giá môn Vẽ kỹ thuật này là rất bổ ích, giúp cho sinh viên hăng hái tìm hiểu và ôn bài, nhớ và hiểu sâu hơn bài giảng, có thể áp dụng cho công tác giảng dạy của trường.
- Là phương pháp hay, có nhiều ưu diểm, cần phát huy với nội dung phong phú.
- Rất đồng ý với việc áp dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kiến thức sinh viên.
Kết quả tham khảo ý kiến những giáo viên đã tham gia giảng dạy môn Vẽ kỹ thuật của trường về việc áp dụng phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá. (có 10 người trả lời)
Có 80% giáo viên thích sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong kiể tra đánh giá tri thức sinh viên, 80% các ý kiến cho rằng sau khi chữa bài xong thì sinh viên nhớ lại được bài học ở mức tốt và rất tốt, hiểu sâu thêm bài đã học 60%, vận dụng được trong thực tiễn của sinh viên 60%, nhưng hỉ có 60% người cho rằng nên dùng phương pháp này trong kiểm tra đánh giá, còn 30% cho rằng dùng cũng được mà không dùng cũng được, các lý do xin trích ở phần sau.
Các giáo viên của trường cho rằng phương pháp trắc nghiệm nên áp dụng cho ôn tập 80%, cho kiểm tra khảo sát chất lương và tuyển chọn sinh viên khi vào trường 50%, cho kiểm tra thường xuyên và củng cố bài vừa học 60%, có 40% ý kiến cho rằng không nên kiểm tra hết môn học bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan.
Qua các ý kiến trên chúng tôi thấy rằng: Với mục đích khảo sát, đánh giá kết quả học tập hàng ngày của sinh viên, để kịp thời điều chỉnh nội dung, phương pháp và yêu cầu giảng dạy , giáo viên có thể và nên sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm trong khảo sát thành tích học tập.
Với khối lượng kiến thức được bộ quy định thì thời gian dành cho giảng dạy thực tế là rất hạn chế, nếu không sử dụng các kiểm tra này thì giáo viên rất khó nhận được thông tin phản hồi vì phần lớn thời gian phải dành cho thuyết trình tài liệu. Có 80% giáo viên công nhận phương pháp này nhanh chóng, tiện lợi, mất ít thời gian để kiểm tra, gây dduwowcj hứng thú và tích cực học tập của sinh viên, có 90%ý kiến công nhận chấm bài bhanh, chữa bài dễ 70%, nhưng soạn câu hỏi khó 80%. Việc cần phải có kiến thức sâu, rộng mới soạn được, có 90% ý kiến được hỏi là đồng ý với ý kiến này.
Loại câu hỏi trắc nghiệm mà giáo viên thích sử dụng nhiều nhất là câu hỏi đa phương án (80%), câu hỏi trả lời ngắn (60%), câu hỏi đúng sai và câu hỏi dạng tự luận có (50%) người thích dùng, ít giáo viên thích dùng loại câu hỏi ghép đôi 20% và điền thế 30%
Như vậy, kết hợp cả giáo viên và sinh viên, loại câu hỏi thích được dùng nhát là loại câu hỏi lựa chọn đa phương án, tiếp đến là câu hỏi đúng sai, câu hỏi trả lời ngắn. Loại câu ghép đôi và điền thế cả giáo viên và sinh viên đều không thích.
Ý kiến giáo viên về việc ứng dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy tại trường và những đề nghị cải tiến.
Các giáo viên được hỏi cho rằng: phương pháp trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra tiện lợi, chính xác, cần vận dụng đểđảm bảo tính khách quan trong kiểm tra đánh giá. Đây là phương pháp rất nên sử dụng, nhưng vấn đề là soạn như thế nào đểđạt được hiệu quả và mục tiêu của kiểm tra đánh giá, không nên chỉ dùng một mình phương pháp trắc nghiệm khách quan vì phương pháp này dùng riêng không phát huy hết mặt mạnh của nó mà phải được kết hợp với các phương