Do mới được nâng cấp lên từ cơ sở trường trung học nên trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên, giảng viên nhà trường vẫn còn mang những nét đặc thù về trình độ của trường trung cấp chuyên nghiệp.
Bảng 2.2. Trình độ đào tạo về chuyên môn của đội ngũ giảng viên.
Độ tuổi Trình độ ≤ 30 31 - 40 41 - 50 51 - 55 56 - 60 > 60 Tổng Tiến sĩ 1 1 Thạc sĩ 39 12 4 2 57 Đại học 90 26 19 13 8 156 Cao đẳng 20 4 3 4 6 38 Trung cấp 1 1 Tổng 150 42 26 18 16 0 252
(Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng viên chức năm 2010 Phòng Tổ chức - Hành chính)
Đồ thị 2.1. Trình độ đào tạo về chuyên môn của đội ngũ giảng viên.
Quá trình nhà trường chưa được nâng cấp lên trường cao đẳng (vẫn còn là trường trung học đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật và các trình độ thấp hơn), tiêu chuẩn tham gia giảng dạy của giáo viên nhà trường thực hiện theo Luật Giáo dục, đó là:
“Điều 77 (Trích). Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo:
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
d) Có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao đối với giáo viên hướng dẫn thực hành ở cơ sở dạy nghề;
đ) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên giảng dạy trung cấp;
e) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với nhà giáo dạy cao đẳng, đại học; có bằng thạc sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ.”
Do có hệđào tạo công nhân kỹ thuật nên ngoài những giáo viên, giảng viên có trình độđại học và sau đại học vẫn còn một số giáo viên hướng dẫn thực hành, thực tập có trình độ cao đẳng tạo nên sựđa dạng về cơ cấu trình độ của đội ngũ giáo viên nhà trường. Tuy nhiên, khi được nâng cấp lên trường cao đẳng, nhiệm vụ đào tạo của nhà trường đã có sự thay đổi, nhà trường hoạt động theo Điều lệ trường cao
Tiến sĩ 0.4% Thạ¹ c sĩ 22.6% Cao đẳng 14.7% Trung cấp 0.4% Đại học 61.9%
đẳng thì cơ cấu trình độ trên không còn phù hợp. Căn cứ tiêu chuẩn tham gia giảng dạy của Luật Giáo dục và theo Điều lệ trường cao đẳng quy định tiêu chuẩn của giảng viên trường cao đẳng “tối thiểu phải có bằng tốt nghiệp đại học và phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm” (Điều lệ trường cao đẳng) thì nhà trường còn 37 giảng viên chưa đạt trình độ đại học (trình độ chuẩn), chiếm tới 15,1% tổng số giảng viên. Đây là một tỷ lệ cao so với vị thế của trường cao đẳng, nếu đem so sánh với mục tiêu của Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 (100% giảng viên có trình độ đại học) thì đây thực sự là một vấn đề khó khăn cho nhà trường trong giai đoạn phát triển tới, bởi có 10 giảng viên (26%) chưa đạt trình độ chuẩn hiện đang ở độ tuổi từ 51 đến 60 (sắp đến tuổi nghỉ chế độ hưu trí), rất khó khăn trong việc động viên lực lượng này tiếp tục đi học nâng cao trình độ bởi tâm lý ngại học, bảo thủ không muốn học thêm nữa vì sắp đến thời gian nghỉ chếđộ
Để đáp ứng nhu cầu tăng quy mô đào tạo hệ cao đẳng trong những năm tiếp theo, nhà trường đã chủ động trong công tác nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên này bằng hình thức cử cán bộ, giáo viên tham gia học cao học. Có thể thấy số giảng viên có trình độ trên đại học đã tăng đáng kể trong những năm gần đây qua biểu đồ tổng hợp từ số liệu của phòng Tổ chức - Hành chính:
Đồ thị 2.2. Số lượng giảng viên được đào tạo sau đại học qua các năm
4 4 12 27 16 18 0 10 15 20 25 30 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm Số lượng
Biểu đồ tổng hợp trên cho thấy công tác đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên đã được nhà trường quan tâm nhưng không thực sự khoa học và có chiến lược dài hạn, còn mang tính hình thức và thụđộng. Số giảng viên tốt nghiệp sau đại học tăng qua các năm nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo của nhà trường hiện nay. So với một số trường cao đẳng thì mặt bằng trình độ đào tạo của đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghiệp Việt - Hung vẫn còn thấp, số giảng viên có học hàm, học vị cao còn quá ít.
Từ nay đến 2015 đểđạt được tỷ lệ 100% giảng viên có trình độ đại học, 65% giảng viên có trình độ trên đại học (như mục tiêu Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020), nhà trường cần có kế hoạch tiếp tục cử giảng viên đi học hoàn thiện đại học, đi học cao học, nghiên cứu sinh trong những năm tới. Điều này cũng có ý nghĩa làm tăng chất lượng đội ngũ giảng viên ở khía cạnh nâng cao trình độđào tạo về chuyên môn giảng dạy cho đội ngũ giáo viên, giảng viên.