Trắc nghiệm khách quan manh nha từđầu thế kỷ 20 và phát triển cho đến thập niên 1970 thì hoàn chỉnh trong khuôn khổ của lý thuyết trắc nghiệm cổ điển. Đặc biệt từ thập niên 1970 đến nay, một lý thuyết trắc nghiệm hiện đại đã ra đời và phát triển dựa trên các mô hình toán học nhờ khả năng tính toán nhanh bằng máy tính điện tử. Trên cơ sở những thành tựu đó khoa học này được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước. Đặc biêt là ở Mỹ một nền công nghiệp về trắc nghiệm đã hình thành hơn 5 tỷ trắc nghiệm trong một năm.
Đầu thế kỷ 19 ở Mỹ người ta đã dùng phương pháp này, chủ yếu để phát hiện năng khiếu, xu hướng nghề nghiệp của học sinh. Sang đầu thế kỷ 20, E.Thođaicơ là người đầu tiên đã dùng trắc nghiệm như một phương pháp “khách quan và nhanh chóng” đểđo trình độ kiến thức của học sinh, bắt đầu dùng với môn số học và sau đó là một số loại kiến thức khác.
Ở Việt Nam, kỳ thi tú tài ở miền Nam năm 1974 đã sử dụng phương pháp trắc nghiệm. Từ thập niên 1990, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có một số giải pháp để du nhập khoa học này. Tại các tỉnh phía Nam trước ngày giải phóng trắc nghiệm đã được dùng khá phổ biến trong kiển tra và thi ở các bậc trung học. Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội đã tổ chức hội thảo “ Đổi mới phương pháp xác định mục tiêu dạy học và kiểm tra đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan” dưới sự báo cáo của Dr. Jean Paul Herath, tại Khoa Sinh - KTNN năm 1986
Trong công tác giáo dục và đào tạo ở trường CĐCN Việt - Hung nói chung và môn Vẽ kỹ thuật nói riêng, việc đầu tư quan tâm nghiên cứu đưa trắc nghiệm khách quan vào kiểm ra đánh giá kết quả học tập của sinh viên chưa được đề cập đầy đủ nên đề tài này nghiên cứu một cách kỹ lưỡng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Vẽ kỹ thuật và là cơ sở mở rộng tiến hành nghiên cứu cho một số môn học khác trong nhà trường.