Những vấn đề kỹ thuật của việc xây dựng trắc nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm cho môn vẽ kỹ thuật trong đào tạo các nghề cơ khí tại trường cao đẳng công nghiệp việt hung (Trang 49)

1.2.6.1. Xác định mc tiêu ca vic kim tra đánh giá:

Tuỳ thuộc vào mục đích của việc kiểm tra đánh giá mà xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm cho phù hợp. Ví dụ như kiểm tra chất lượng học sinh khi tuyển chọn vào trường sẽ khác với kiểm tra đánh giá quá trình học tập, kiểm tra đánh giá khi hết môn học hoặc một học trình, học phần cũng như khi thi tốt nghiệp. Ở luận văn này chỉ nói tới quá trình kiểm tra đánh giá quá trình học tập (đánh giá thường xuyên) của học viên mà chưa đề cập tới các loại khác.

Trước khi soạn thảo trắc nghiệm cần phải biết rõ những điều sẽ phải khảo sát và những mục tiêu nào đòi hỏi học sinh đạt được để tránh tình trạng coi trọng một phần nào đó của chương trình giảng dạy, xem nhẹ các phần khác. Nội dung bài khảo sát gồm những tiết mục hay đề mục đã được giảng dạy trên lớp. Mục tiêu giảng dạy là những kết quả được xác định rõ rệt và có thể đo lường được mà học viên phải đạt tới

1.2.6.2. S lượng câu hi trong bài trc nghim.

™ Sự chính xác của điểm số: Số câu hỏi thì điểm số về bài trắc nghiệm càng trung thực bấy nhiêu, càng đo tường chính xác cái mà ta muốn khảo sát.

1.2.6.3. Độ khó ca bài trc nghim.

Một bài trắc nghiệm quá dễ hay quá khó thì không đo được cái gì. Muốn sử dụng được bài trắc nghiệm cần có độ khó vừa phải. Có hai mức:

™ Độ khó của từng câu trắc nghiệm. ™ Độ khó của toàn bài trắc nghiệm.

Tuỳ từng loại trắc nghiệm mà độ khó được tính theo các cách khác nhau. Một bài trắc nghiệm có hiệu lực và đáng tin cậy thường bao gồm những câu hỏi có độ khó xấp xỉ hay bằng độ khó vừa phải.

1.2.6.4. Độ phân bit ca bài trc nghim.

Một bài trắc nghiệm phân biệt được học sinh giỏi với học sinh kém, người có học bài với người không học bài, người hiểu bài với người không hiểu bài, người có năng lực hay người không có năng lực... là bài có độ phân biệt cao. Nếu một câu hỏi mà tất cả học sinh, cả giỏi lẫn kém đều có thể làm được thì câu trắc nghiệm ấy không có khả năng phân biệt.

Có tới 50-60 phương pháp khác nhau để tính độ phân biệt của câu trắc nghiệm. Trong số đó cũng có những phương pháp đơn giản. Với những nhóm học sinh trên dưới 100 người thì nên dùng phương pháp đơn giản, tính được bằng tay. Do bị hạn chế về mặt thời gian, tác giả chỉđề cập tới phương pháp đơn giản.

1.2.6.5. Trình bày và chm bài trc nghim giáo dc.

Tuỳ theo tính chất và điều kiện thiết bị, có thể trình bày bài trắc nghiệm bằng: ™ Phương pháp hỏi miệng.

™ Dụng cụ thính - thị.

™ Tài liệu ấn loát.

Trong ba cách này, cách thứ ba là thông dụng nhất. Việc thử nghiệm trong luận văn này sử dụng tài liệu in ấn nên ởđây trình bày kỹ hơn về cách này.

™ Bài trắc nghiệm có dành phần trả lời của học sinh ngay trên đó. Ở loại này, mỗi câu hỏi đều có đánh một phần trống để học viên điền vào đó câu trả lời hay đánh dấu câu mình lựa chọn, ngay sát với câu hỏi. Nhưng bài trắc nghiệm in ra thì chỉ dùng được một lần.

™ Bài trắc nghiệm có bảng trả lời riêng biệt. Mỗi học viên được phát một bài

trắc nghiệm và một bảng trả lời riêng biệt. Học viên chỉ được phép trả lời trên bảng trả lời vào số câu hỏi tương ứng với số câu hỏi trên bài trắc nghiệm. Cách này có thể dùng đề bài được nhiều lần và bài làm có thể chấm nhanh bằng tay hay bằng máy. Việc chấm bài trắc nghiệm có thể tiến hành bằng tay, bằng bảng đục lỗ hay bằng máy chấm bài.

1.2.6.6 H thng đim chun.

Để so sánh các điểm số của học viên trong một hay nhiều nhóm, hoặc giữa nhiều bài trắc nghiệm khác nhau, ta phải biến các điểm số nguyên thuỷ hay điểm số thường thành những điểm số chuẩn.

Trong hệ thống các điểm số chuẩn thông dụng, có các loại điểm sau: ™ Điểm số chuẩn cơ bản (Z).

™ Điểm số chuẩn (T). ™ Điểm số bách phân (C). ™ Điểm số chính bậc.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Kiểm tra đánh giá được coi là một bộ phận cấu thành của quá trình dạy học. Trước hết giáo viên sẽ xác định được phạm vi và mức độđạt được của các mục tiêu, nhiệm vụ môn học đã đề ra từ đó giáo viên tự điều chỉnh phương pháp và tiến trình giảng dạy cho phù hợp để đạt được mục đích, yêu cầu. Kiểm tra đánh giá đối với học sinh có vai trò giúp các em tự đánh giá kết qủa học tập, thấy được sự tiến bộ, năng lưc, trình độ của mình đểđiều chỉnh sự học tập theo các yêu cầu của từng môn học.

Trắc nghiệm khách quan được coi là một trong các phương pháp kiểm tra đo được độ chính xác và tính khách quan tương đối cao. Nhưng trước hết cần xác định rõ mục đích đánh giá từ đó tiến hành xây dựng bộ câu hỏi thiết lập được bài kiểm tra, xác định các tiêu chí, trọng sốđánh giá.

Bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập có thể gồm một hay nhiều loại câu trắc nghiệm, mỗi loại có ưu điểm và nhược điểm riêng, vì vậy việc lựa chọn và sử dụng loại câu hỏi phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng môn học và mang lại hiệu quả cao trong công việc đo lường được xác định các mục tiêu đề ra của từng môn học

Chương 2:

THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG TRẮC NGHIỆM TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN VẼ KỸ THUẬT

Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP VIỆT - HUNG 2.1. Khái quát chung về trường Cao đẳng Công nghiệp Việt - Hung:

2.1.1. Quá trình hình thành và phát trin

Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt - Hung tiền thân là Trường Công nhân Kỹ thuật Hữu nghị Việt Nam - Hungari, được thành lập trên cơ sở tình hữu nghị giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hungari theo Quyết định số 443/CL-ĐT ngày 30 tháng 5 năm 1977 của Bộ Cơ khí luyện kim (nay là Bộ Công Thương), với nhiệm vụ ban đầu là đào tạo công nhân kỹ thuật cho sự nghiệp xây dựng lại đất nước sau chiến tranh

Sau 21 năm không ngừng phấn đấu, năm 1998 nhà trường được nâng cấp thành trường Trung học Công nghiệp Việt - Hung, bắt đầu từ giai đoạn này nhà trường có những bước phát triển rất nhanh cả về quy mô và các loại hình đào tạo. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, được sự quan tâm, đầu tư của Bộ Công Thương, tranh thủ phát huy mọi nguồn lực, đặc biệt là đầu tư mạnh về đội ngũ, về cơ sở vật chất, tháng 10/2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký quyết định thành lập trường Cao đẳng Công nghiệp Việt - Hung trên cơ sở trường Trung học Công nghiệp Việt - Hung.

Qua 35 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã đào tạo được trên 15.000 kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật lành nghề góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Lực lượng lao động kỹ thuật này đã và đang tham gia lao động ở các cơ sở sản xuất trong nước và nước ngoài, cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, được các doanh nghiệp đánh giá cao về tay nghề và chuyên môn

Cơ sở 1 của trường đặt tại phường Xuân Khanh, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội và cơ sở 2 đặt tại khu công nghệ cao Láng - Hoà Lạc với diện tích cả 2 cơ sở là trên 10ha.

2.1.2. Chc năng và nhim v ca trường:

2.1.2.1. Chc năng:

Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt - Hung là cơ sởđào tạo, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng kỹ thuật viên bậc cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật lành nghề thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, phục vụ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao cho sự phát triển kinh tế xã hội.

Trường trực thuộc Bộ Công Thương và chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được hưởng các chế độ, chính sách của Nhà nước áp dụng cho hệ thống các trường đại học và cao đẳng công lập.

Trường hoạt động theo Điều lệ trường Cao đẳng công lập ban hành theo Quyết định số 56/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 12 năm 2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.1.2.2. Nhim v:

- Đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn trong lĩnh vực Công nghệ cơ khí, Công nghệ Kỹ thuật điện, Công nghệ thông tin, Công nghệ Kỹ thuật ô tô, Công nghệ Kỹ thuật điện tử, Kế toán theo quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục; có sức khỏe, năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội.

- Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý kỹ thuật - kinh tế, công nhân kỹ thuật bậc cao các ngành kỹ thuật đạt tiêu chuẩn quy định và đào tạo theo nhu cầu của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo yêu cầu phát triển của ngành và sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đảm bảo đủ số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tuổi và giới; Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên. Tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh và quản lý người học - Quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả đất đai, cơ sở vật chất, trang

- Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo trình theo quy định.

2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên của Trường CĐCN Việt - Hung.

Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên của nhà trường tính đến tháng 12/2010 là 315 người.

Căn cứ báo cáo số lượng, chất lượng viên chức hàng năm, đến năm 2010 Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt - Hung có 252 giảng viên, trong đó có 25 giảng viên kiêm nhiệm, giảng dạy ở 3 hệ đào tạo (cao đẳng, trung cấp và công nhân kỹ thuật) phục vụ cho 8.449 học sinh, sinh viên, cụ thể:

Bảng 2.1. Thống kê số lượng giáo viên, giảng viên qua các năm.

TT Khoa S lượng giáo viên, ging viên

2005 2006 2007 2008 2009 2010

1 Khoa CN Thông tin 5 7 8 8 12 14

2 Khoa Kinh tế 5 12 18 20 22 3 Khoa Điện - Điện tử 28 33 35 38 44 47 4 Khoa Cơ khí 18 21 26 27 30 30 5 Khoa CN Hàn 16 16 15 18 20 20 6 Khoa SC&LRTBCN 6 7 7 8 10 13 7 Khoa Động lực 10 10 11 16 17 18 8 Khoa KHCB 21 22 23 28 30 35 9 Khoa Ngoại ngữ 4 4 5 7 14 14

10 Khoa Mác - Lê Nin 5 5 9 10 13 14 11 Giảng viên kiêm nhiệm 19 17 17 24 24 25

Tng cng 132 147 168 202 234 252

(Ngun: Báo cáo s lượng, cht lượng viên chc: Phòng T chc - Hành chính)

Số lượng giáo viên, giảng viên tăng nhanh trong những năm gần đây nhằm đáp ứng yêu cầu của tăng quy mô đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên, số lượng giáo

viên, giảng viên được tuyển mới chủ yêu đểđáp ứng nhu cầu tại chỗ mà chưa có kế hoạch phát triển lâu dài, chất lượng giáo viên được tuyển mới có phần nào còn bị xem nhẹ.

Hiện nay, số lượng giáo viên, giảng viên của nhà trường chiếm 80% tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên toàn trường (252/315 người), cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của tăng quy mô, đa dạng hóa các ngành nghềđào tạo.

2.3. Thực trạng chất lượng của đội ngũ giáo viên, giảng viên.

Chất lượng đào tạo chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chất lượng của đội ngũ giảng viên. Chất lượng đội ngũ giảng viên được khẳng định thông qua trình độ đào tạo về chuyên môn giảng dạy, trình độ nghiệp vụ sư phạm, trình độ về các tri thức, kỹ năng bổ trợ (tin học, ngoại ngữ, văn hóa, xã hội,...); kết quả giảng dạy, nghiên cứu khoa học; phẩm chất đạo đức, chính trị của người giảng viên.

2.3.1. Trình độ chuyên môn được đào to ca đội ngũ ging viên.

Do mới được nâng cấp lên từ cơ sở trường trung học nên trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên, giảng viên nhà trường vẫn còn mang những nét đặc thù về trình độ của trường trung cấp chuyên nghiệp.

Bảng 2.2. Trình độ đào tạo về chuyên môn của đội ngũ giảng viên.

Độ tuổi Trình độ ≤ 30 31 - 40 41 - 50 51 - 55 56 - 60 > 60 Tng Tiến sĩ 1 1 Thạc sĩ 39 12 4 2 57 Đại học 90 26 19 13 8 156 Cao đẳng 20 4 3 4 6 38 Trung cấp 1 1 Tng 150 42 26 18 16 0 252

(Ngun: Báo cáo s lượng, cht lượng viên chc năm 2010 Phòng T chc - Hành chính)

Đồ thị 2.1. Trình độ đào tạo về chuyên môn của đội ngũ giảng viên.

Quá trình nhà trường chưa được nâng cấp lên trường cao đẳng (vẫn còn là trường trung học đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật và các trình độ thấp hơn), tiêu chuẩn tham gia giảng dạy của giáo viên nhà trường thực hiện theo Luật Giáo dục, đó là:

“Điều 77 (Trích). Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo:

1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:

d) Có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao đối với giáo viên hướng dẫn thực hành ở cơ sở dạy nghề;

đ) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên giảng dạy trung cấp;

e) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với nhà giáo dạy cao đẳng, đại học; có bằng thạc sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ.”

Do có hệđào tạo công nhân kỹ thuật nên ngoài những giáo viên, giảng viên có trình độđại học và sau đại học vẫn còn một số giáo viên hướng dẫn thực hành, thực tập có trình độ cao đẳng tạo nên sựđa dạng về cơ cấu trình độ của đội ngũ giáo viên nhà trường. Tuy nhiên, khi được nâng cấp lên trường cao đẳng, nhiệm vụ đào tạo của nhà trường đã có sự thay đổi, nhà trường hoạt động theo Điều lệ trường cao

Tiến sĩ 0.4% Thạ¹ c sĩ 22.6% Cao đẳng 14.7% Trung cấp 0.4% Đại học 61.9%

đẳng thì cơ cấu trình độ trên không còn phù hợp. Căn cứ tiêu chuẩn tham gia giảng dạy của Luật Giáo dục và theo Điều lệ trường cao đẳng quy định tiêu chuẩn của giảng viên trường cao đẳng “tối thiểu phải có bằng tốt nghiệp đại học và phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm” (Điều lệ trường cao đẳng) thì nhà trường còn 37 giảng viên chưa đạt trình độ đại học (trình độ chuẩn), chiếm tới 15,1% tổng số giảng viên. Đây là một tỷ lệ cao so với vị thế của trường cao đẳng, nếu đem so sánh với mục tiêu của Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 (100% giảng viên có trình độ đại học) thì đây thực sự là một vấn đề khó khăn cho nhà trường trong giai đoạn phát triển tới, bởi có 10 giảng viên (26%) chưa đạt trình

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm cho môn vẽ kỹ thuật trong đào tạo các nghề cơ khí tại trường cao đẳng công nghiệp việt hung (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)