Một số phương pháp kiểm tra đánh giá thường dùng

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm cho môn vẽ kỹ thuật trong đào tạo các nghề cơ khí tại trường cao đẳng công nghiệp việt hung (Trang 74 - 75)

Trong kiểm tra đánh giá môn Vẽ kỹ thuật, phương pháp thường dùng là kiểm tra viết vấn đáp, kiểm tra những công việc thực hành. Phương pháp quan sát thường xuyên và có hệ thống đối với các học viên thường ít được thực hiện.

Hiện nay trong những nhược điểm của các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập truyền thống trong môn Vẽ kỹ thuật cũng như người sử dụng chúng còn có phần thiếu khách quan và khoa học.

Việc kiểm tra đánh giá chưa phân biệt được cụ thể người học với người không học, người hiểu bài với người không hiểu bài, người giỏi với người khá... vì khi kiểm tra cũng có khi xảy ra hiện tượng học viên hỏi bài, nhìn bài nhau...

Việc chấm bài thường tốn thì giờ, công sức, kém thuận tiện cho kết quả chấm. Khi đánh giá cần dựa vào kết quả bài tập cuối kỳ và kết quả của cả quá trình. kết quả học tập là trung bình cộng của hai kết quả trên, không nên chỉ sử dụng mỗi một điểm cuối cùng.

Cách đánh giá này sẽ có ý nghĩa về nhiều mặt đối với người học và người dạy.

Đối vi người hc s có tác dng sau đây:

™ Tích cực hoá hoạt động học tập vì đánh giá thường xuyên đòi hỏi nguời học

cẩn thận hơn, muốn vậy học viên phải chủđộng tìm tòi các tài liêu và tự làm các bài thực hành

™. Hình thành ở học viên tác phong làm việc nghiêm túc, khoa học, có ý thức

trách nghiệm, tổ chức và kỷ luật, tính cẩn thận, kiên nhẫn, vượt khó, cách tổ chức và sử dụng quỹ thời gian... của người làm công tác kỹ thuật.

Đối với người dạy cũng có những tác dụng tích cực, đó là:

™ Giúp giáo viên có điều kiện đánh giá chân thực hơn trình độ và kết qủa của

học viên

™ Đòi hỏi người giáo viên phải biết lượng hoá công việc học tập, sắp xếp kế hoạch và phối hợp với các lực lượng tham gia đào tạo.

™ Biết sử dụng và tận dụng cách đánh giá môn học như là một phương tiện để tổ chức, quản lý và điều kiển hoạt động học tập của học viên.

™ Luôn phải xem xét lại việc giảng dạy cho học viên cả về nội dung lẫn

phương pháp

Nghiên cứu này nhằm vào việc ứng dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá sự hình thành kiến thức là chủ yếu và cũng chỉ nghiên cứu việc đánh giá đối với môn học Vẽ kỹ thuật được dùng giảng dạy các nghề cơ khí. Các đánh giá về kỹ năng, kỹ xảo, hành vi, thái độ chưa được đề cập đến.

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm cho môn vẽ kỹ thuật trong đào tạo các nghề cơ khí tại trường cao đẳng công nghiệp việt hung (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)