Trắc nghiệm giáo dục là một loại trắc nghiệm khách quan (không phụ thuộc vào người cho điểm) dùng để đo lường kết quả học tập của học viên, đó là một loại câu hỏi kiểm tra được chuẩn hoá, bao gồm cả chuẩn về nội dung, quy trình và thủ tục tiến hành, về đáp án và thang điểm. Hình thức kiểm tra trắc nghiệm không đòi hỏi phải trả lời chi tiết, có bằng chứng và sáng tạo, chỉ cốt đảm bảo kiểm tra nhiều mặt, nhiều vấn đề của kiến thức một cách nhanh chóng và có thể dùng toán học để tính toán các kết quả thu được, các phép trắc nghiệm nhằm kiểm tra sự tiến bộ trong học tập và đòi hỏi cho một câu trả lời ngắn gọn hoặc chọn một câu trả lời trong một số các phương án là hình thức kiểm tra phổ biến.
Những trắc nghiệm trong giáo dục lần đầu tiên về các môn học khác nhau được xuất hiện vào những năm 1920 của thế kỷ này. Ngày nay, các trắc nghiệm giáo dục được sử dụng như là một công cụ kiểm tra tối ưu các tri thức kỹ năng, kỹ xảo và như là một phương pháp nghiên cứu khoa học.
Có thể và nên sử dụng nhiều kỹ thật khác nhau để đánh giá sự tiến bộ của học viên. Không một bài trắc nghiệm nào có thể làm bộc lộđầy đủ thông tin cần thiết về sự tiến bộđó. Mỗi một phương pháp trắc nghiệm đều chỉ có một ưu điểm riêng biệt.
Quá trình xây dựng và sử dụng kỹ thuật trắc nghiệm bao gồm những khâu sau: - Xác định mục tiêu, từđó chọn hình thức kiểm tra cho phù hợp.
- Xây dựng ngân hàng câu hỏi. - Xây dựng đặc tính bài kiểm tra. - Xây dựng đề kiểm tra và đáp án. - Tiến hành kiểm tra và chấm bài. - Tổng hợp đánh giá kết quả.
- Hoàn thiện các bước của quy trình kiểm tra. - Rút kinh nghiệm quá trình dạy học.
Ưu nhược điểm của các loại câu hỏi khách quan.
*. Ưu điểm.
- Đo được nhiều mức độ nhận thức khác nhau như: nhớ, hiểu, vận dụng, tổng hợp, phân tích hoặc phán đoán.
- Đánh giá kiến thức của học sinh trên diện rộng, hạn chế được khả năng học tủ, đòi hỏi học sinh phải chịu khó khai thác tài liệu, học và đọc nhiều hơn.
- Chấm điểm kết quả nhanh chóng chính xác, độ tin cậy cao hơn hẳn các phương pháp kiểm tra đánh giá khác.
- Trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều nội dung kiến thức, lượng câu hỏi lớn, phù hợp trong thời gian làm bài hợp lý,... Việc quay cóp, gian lận trong thi cử sẽ bị hạn chế, tới mức tối đa đảm bảo tính nghiêm túc trong thi cử.
- Rèn luyện cho học sinh khả năng nhận biết, khai thác, xử lý thông tin, óc tư duy suy đoán nhanh nhẹn.
Quan sát Vấn đáp Đúng sai Tiểu luận Điền thế Cung cấp thông tin Ghép đôi Đa phương án Diễn giải Trả lời ngắn Trả lời dài Viết
- Có thể áp dụng các phương tiện hiện đại như máy tính vào các khâu làm bài, chấm bài, lưu trữ, xử lý kết quả.
- Đảm bảo tính khách quan, chính xác, tiện lợi.
*. Nhược điểm.
- Khó đo lường các kỹ năng xử lý vấn đề của học sinh, việc sử dụng đơn thuần một loại câu hỏi dạnh nhiều lựa chọn trong quá trình kiểm tra làm hạn chế khả năng diễn đạt, sắp xếp ý tưởng, tự lập luận và khả năng sáng tạo trong giải quyết câu hỏi.
- Để có một câu hỏi hay, đúng yêu cầu kỹ thuật, đòi hỏi việc soạn thảo rất công phu, qua thử nghiệm nhiều lần để chuẩn định giá mới có thểđược đưa vào sử dụng. Mỗi đề kiểm tra thường gồm rất nhiều câu hỏi, công sức trí tuệ đầu tư dùng vào việc xây dựng câu hỏi là rất lớn.
- Không phải nội dung nào cũng sử dụng được câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra - Yêu cầu về kinh phí cho in và soạn thảo lớn.
- Nếu sử dụng thường xuyên sẽ chiếm mất nhiều thời gian cho giảng bài mới. - Với sự phát triển của các phương tiện kỹ thuật, trắc nghiệm khách quan đang được sử dụng phổ biến, mở rộng phạm vi tác dụng bằng những loại hình thích hợp. Nhưng trắc nghiệm khách quan không phải là một phương pháp vạn năng, không thay thế cho các phương pháp truyền thống mà cần sử dụng phối hợp với các phương pháp kiểm tra đánh giá khác một cách hợp lý sẽ mang lại kết quả cao.