0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Mô hình Đảm bảo chất lƣợng bên trong của ĐHQGHN

Một phần của tài liệu KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (Trang 47 -52 )

Ngay từ năm 1995, ĐHQGHN là đơn vị đầu tiên của cả nƣớc thành lập một bộ phận chuyên trách về ĐBCLGD. Từ đó đến nay, ĐHQGHN đã dần dần hoàn thiện hệ thống ĐBCL từ cấp ĐHQG cho đến cấp đơn vị. Hệ thống này một mặt hỗ trợ các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc thực hiện ĐBCL trong, đồng thời, với mô hình của một đại học hai cấp, hệ thống này cũng thực hiện chức năng của hệ thống ĐBCL ngoài các CSGD trong ĐHQGHN.

Công tác KĐCLGD rất đƣợc ĐHQGHN quan tâm và đƣợc cụ thể hóa trong Chiến lƣợc phát triển của ĐHQGHN 2020 tầm nhìn 2030: “Đến năm 2002, tất cả các đơn vị đào tạo đều có ít nhất một ngành, chuyên nganh đạt tiêu chuẩn chất lƣợng tƣơng đƣơng chuẩn AUN hoặc quốc tế. Các trƣờng đại học thành viên đạt chỉ tiêu kiểm định khu vực hoặc quốc tế. ĐHQGHN có ít nhất hai lĩnh vực có tất cả cá ngành hoặc chuyên ngành tƣơng đƣơng so với các trƣờng có uy tín trong khu vực và trên thế giới”.

39

Trong vòng 09 năm ĐHQGHN ban hành 19 văn bản liên quan đến công tác KĐCLGD để triển khai hoạt động KĐCLGD. Các văn bản này đã giúp ĐHQGHN triển khai hoạt động KĐCLGD đúng hƣớng, đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục của đơn vị. Ngoài việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình KĐCLGD, ĐHQGHN còn tích cực tham gia hợp tác quốc tế trong việc KĐCLGD, là thành viên của mạng lƣới các trƣờng đại học khu vực Đông Nam Á (AUN). Ngoài việc tuân thủ các quy định về KĐCLGD của nhà nƣớc, ĐHQGHN còn không ngừng nghiên cứu, xây dựng quy định KĐCLGD phù hợp với đặc thù của đơn vị và tích hợp, tiệm cận dần với tiêu chuẩn khu vực và trên thế giới. Có nhiều mô hình ĐBCL có thể áp dụng để thực hiện các hoạt động ĐBCL của cơ sở giáo dục. Mỗi trƣờng đại học căn cứ vào mục tiêu, sứ mạng cũng nhƣ các điều kiện khác của nhà trƣờng có thể lựa chọn một mô hình phù hợp cho đơn vị mình. Sau đây là mô hình ĐBCLGD mà ĐHQGHN theo đuổi, mô hình này cũng là mô hình của Hệ thống ĐBCL các trƣờng ĐH Đông Nam Á (AUN-QA), mô hình này có thể áp dụng cho nhiều cơ sở giáo dục của Việt Nam.

Hình 3.1. Mô hình ĐBCL bên trong ĐHQGHN

Mô hình này nêu rõ các công cụ đặc thù nhằm giám sát, đánh giá công tác ĐBCL và một số quy trình nhằm ĐBCL một số lĩnh vực hoạt động của các trƣờng

40

nhƣ hoạt động kiểm tra, thi cử của sinh viên, hoạt động quản trị nguồn nhân lực ĐBCL, hoạt động hỗ trợ sinh viên. Việc sử dụng hiệu quả các công cụ giám sát, đánh giá và các quy trình, công cụ đặc biệt khác nhƣ nêu trong mô hình nhƣ công cụ lấy ý kiến đánh giá của sinh viên, đánh giá nghiên cứu, đánh giá dịch vụ cũng nhƣ đảm bảo nguồn lực cho công tác ĐBCL là thiết yếu nhằm giúp công tác ĐBCL đi vào thực chất và hiệu quả.

Nhằm thực hiện tốt công tác ĐBCL theo mô hình nêu trên, khuyến nghị các đơn vị đào tạo thành viên xây dựng hệ thống đảm bảo chất lƣợng bên trong theo mô hình đề xuất bởi AUN-QA.

Hình 3.2. Mô hình ĐBCL theo AUN

Theo mô hình này, chất lƣợng là việc đạt đƣợc các sứ mạng và mục đích, mục tiêu đã đặt ra hƣớng tới việc thỏa mãn sự hài lòng của ngƣời sử dụng. Thêm vào đó, chất lƣợng cũng là sự đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Theo nghĩa này, công tác ĐBCL dựa trên các sứ mạng, mục đích, mục tiêu của đơn vị đào tạo nhằm tạo ra những sản phẩm đầu ra đáp ứng sự hài lòng của các bên có liên quan. Sứ mạng, mục đích, mục tiêu này sẽ đƣợc cụ thể hóa thành các kế hoạch, chính sách, cơ cấu quản lý, quản trị nguồn nhân lực và kế

41

hoạch ngân sách cũng nhƣ nguồn lực khác. Đây chính là những điều kiện cơ bản nhằm thực hiện các hoạt động chủ chốt của một trƣờng đại học bao gồm các hoạt động đào tạo, các hoạt động nghiên cứu cũng nhƣ phục vụ cộng đồng đạt đƣợc sứ mệnh, mục đích và mục tiêu đề ra.

Mô hình ĐBCL đào tạo

Chi tiết hóa mô hình ĐBCL bên trong ở trên, ĐHQGHN đã thực hiện ĐBCL trong lĩnh vực đào tạo theo mô hình dƣới đây

Hình 3.3. Mô hình ĐBCL đào tạo tại ĐHQGHN

Theo mô hình này, các mục tiêu đào tạo gắn với kết quả học tập đƣợc mong đợi ở sinh viên là đầu vào của quá trình đào tạo. Các mục tiêu này đƣợc cụ thể hóa thành kết quả học tập mong đợi ở sinh viên; nội dung và tổ chức chƣơng trình, quan điểm sƣ phạm, kiểm tra đánh giá sinh viên cũng nhƣ các yếu tố liên quan đến chất lƣợng giảng viên, cán bộ, sinh viên, cơ sở vật chất và các minh chứng về kết quả học tập của sinh viên nhằm triển khai việc ĐBCL trong công tác đào tạo. Tất cả những hoạt động đƣợc nêu ra trong mô hình trên nhằm giúp cơ sở đào tạo đạt mục tiêu giúp sinh viên đạt kết quả học tập mong đợi trong mối quan

42

hệ với việc thỏa mãn sự hài lòng của các bên có liên quan và các tiêu chuẩn về đào tạo trong nƣớc và quốc tế.

Mô hình ĐBCL hoạt động nghiên cứu khoa học và dịch vụ

Mô hình ĐBCL trƣờng đại học cũng đƣợc cụ thể hóa thành mô hình ĐBCL cho các hoạt động nghiên cứu và dịch vụ đóng góp cho xã hội và cộng đồng. Về cơ bản, các hoạt động này đều dựa vào mục đích và mục tiêu của trƣờng đƣợc cụ thể

hóa thành mục tiêu và mục đích cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và dịch vụ.

Hình 3.4. Mô hình ĐBCL hoạt động nghiên cứu khoa học và dịch vụ tại ĐHQGHN

43

Các mục đích và mục tiêu này lại đƣợc cụ thể hóa thành chính sách và hệ thống quản lý tƣơng ứng nhằm thực hiện những chính sách đã đặt ra. Để đảm bảo việc đạt đƣợc những mục đích, mục tiêu đề ra, các nguồn lực về nhân lực cũng nhƣ tài lực đƣợc huy động nhằm thực hiện những hoạt động nghiên cứu và cung cấp dịch vụ phục vụ cộng đồng. Trong hoạt động nghiên cứu, việc tổ chức các nghiên cứu phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội là một việc cần đƣợc lƣu tâm nhằm đảm bảo các công tác nghiên cứu không làm phƣơng hại tới loài ngƣời và xã hội loài ngƣời. Cũng theo ý nghĩa này, để ĐBCL các dịch vụ cung cấp cho xã hội, các trƣờng đại học cần đặc biệt lƣu ý tới việc xây dựng và đảm bảo phẩm chất của nhân viên trong các hoạt động cộng đồng. Điều này ĐBCL cho các dịch vụ mà các trƣờng cung cấp cho xã hội nhằm đem lại sự hài lòng cho các bên có liên quan và đạt đƣợc các mục đích và mục tiêu nghiên cứu khoa học và cung cấp dịch vụ cho công đồng của các trƣờng đại học.

Một phần của tài liệu KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (Trang 47 -52 )

×