Trên cơ sở các thông tin, số liệu đã thu thập, tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu cần nghiên cứu. Sử dụng phƣơng pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa, tổng hợp tài liệu, phân chia theo các nội dung, chỉ tiêu cho phù hợp với việc nghiên cứu về KĐCLDVGDĐH. Công cụ sử dụng tính toán trong luận văn là phần mềm máy tính Excel.
- Tài liệu thứ cấp: đƣợc sắp xếp cho từng nội dung nghiên cứu và phân thành 3 nhóm: i) những tài liệu về lý luận; ii) những tài liệu về tổng quan và thực tiễn nói chung liên quan đến công tác KĐCLDVGDĐH; iii) những tài liệu của hội đồng ĐBCL Đại học Quốc gia, viện ĐBCL giáo dục, các trung tâm ĐBCL tại các cơ sở đào tạo trực thuộc ĐHQGHN.
- Thực hiện phỏng vấn sâu:
+ Việc thu thập thông tin trong phỏng vấn sâu thƣờng tập trung vào một số đại diện rất nhỏ của tổng thể nghiên cứu chứ không bao hàm trên một mẫu lớn nhƣ trong điều tra khảo sát. Do đó đối tƣợng đƣợc chọn trong phỏng vấn sâu là các cán bộ quản lý giáo dục, chuyên gia kiểm định chất lƣợng dịch vụ giáo dục tại các cơ sở đào tạo của ĐHQGHN.
+ Phỏng vấn là phƣơng pháp cụ thể để thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội thông qua việc tác động tâm lý – xã hội trực tiếp giữa ngƣời đi hỏi và ngƣời đƣợc hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu. Theo Caplow (1970), phỏng vấn là phƣơng pháp đƣợc ƣa chuộng nhất
35
trong các phƣơng pháp thu thập thu thập dữ liệu đƣợc sử dụng ở các nƣớc phƣơng Tây. Trong đề tài nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu với bảng câu hỏi bán cấu trúc. Đây là bảng câu hỏi sơ thảo, chƣa hoàn chỉnh (phụ lục 01). Trong quá trình phỏng vấn tùy vào đối tƣợng đƣợc phỏng vấn, trình độ chuyên môn và chức năng quản lý của họ, ngƣời phỏng vấn đặt ra các câu hỏi linh hoạt nhằm mục tiêu chỉ ra đƣợc những khía cạnh mới trong phạm vi câu hỏi đã chuẩn bị. Câu hỏi phỏng vấn đƣợc thiết kế nhằm tìm hiểu bốn nội dung chính liên quan đến nội dung KĐCLDVGDĐH tại ĐHQGHN. Bao gồm: (1) hoạt động xây dựng và cập nhật các công cụ kiểm định; (2) nguồn lực thực hiện kiểm định; (3) thực trạng hoạt động tự đánh giá và đánh giá bên ngoài tại các cơ sở đào tạo, chƣơng trình đào tạo trong ĐHQGHN.
+ Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực diện mặt đối mặt (face – to – face). Các câu trả lời đƣợc ngƣời phỏng vấn lĩnh hội và ghi lại thành một bản ghi. Ngoài ra toàn bộ nội dung của cuộc phỏng vấn cũng đƣợc ghi âm. Theo L.TH.Baker (1994) thì trong trƣờng hợp này điều tra viên sẽ là yếu tố quyết định đối với tính khách quan và chính xác của thông tin. Tác giả là ngƣời trực tiếp thực hiện các hoạt động phỏng vấn.
+ Địa điểm phỏng vấn: Ngƣời đƣợc phỏng vấn là các cán bộ quản lý giáo dục, chuyên gia kiểm định chất lƣợng dịch vụ giáo dục có đặc điểm công việc khá bận rộn, hay phải di chuyển nhiều. Do đó các cuộc phỏng vấn thƣờng đƣợc thực hiện tại văn phòng làm việc của họ. Tác giả sẽ tiến hành liên lạc trƣớc bằng điện thoại để xác định thời điểm phỏng vấn phù hợp với từng đối tƣợng đƣợc phỏng vấn.
Thời lượng phỏng vấn: Thời gian của mỗi cuộc phỏng vấn đƣợc thiết kế kéo dài trong vòng 30 đến 50 phút. Tùy vào đối tƣợng đƣợc phỏng vấn, không khí buổi phỏng vấn tác giả quyết định thời lƣợng cuộc phỏng vấn cho phù hợp.