Kiến nghị đối với cơ quan chức năng Nhà nước:

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục DTBHCCDV trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá AAFC thực hiện (Trang 76 - 77)

Hoàn thiện công tác kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán DTBH&CCDV nói riêng không những dựa vào sự nỗ lực của Ban Lãnh đạo, và đội ngũ nhân viên của AAFC mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm của các cơ quan chức năng Nhà nước đến hoạt động kiểm toán ở Việt Nam.

Hiện nay, cũng như các công ty kiểm toán khác đang hoạt động tại Việt Nam, AAFC cũng đang gặp phải rất nhiều vấn đề khó khăn, do hoạt động kiểm toán chưa thực sự xứng đáng với vai trò quan trọng của nó. Trong một nền kinh tế thị trường mới mẻ, và đa dạng tại Việt Nam hiện nay, tất cả doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều cần nhận thức đầy đủ về vai trò của hoạt động kiểm toán. Nhưng thực tế cho thấy kiểm toán vẫn còn ít được chú trọng ở Việt Nam. Và vì vậy, hầu như doanh nghiệp khi đề cập đến vấn đề kiểm toán luôn có thái độ dè dặt. Điều đó, đã gây nên hạn chế khi AAFC hoặc các công ty kiểm toán khác tiến hành kiểm toán BCTC. Thêm vào đó, tại Việt Nam, kiểm toán vẫn còn là một ngành mới nên hệ thống chuẩn mực, quy định, chế độ đối với vấn đề này còn chưa đầy đủ đồng bộ. Do vậy, các cơ quan chức năng của Nhà nước cần phải phát huy hơn nữa vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao vai trò, và chất lượng của hoạt động kiểm toán, đồng thời tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động kiểm toán thông qua những chính sách hướng vào các vấn đề cụ thể sau:

Một là, Đẩy nhanh hoàn thiện và ban hành đầy đủ Chuẩn mực Kiểm toán Việt

Nam, Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, bởi vì các chuẩn mực kiểm toán, kế toán không những có tác dụng hướng dẫn cho hoạt động kiểm toán mà còn là cơ sở kiểm tra, kiểm soát và là thước đo để đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán.

Hai là, Xây dựng thêm hành lang pháp lý riêng để tạo nên khung luật lệ cần

thiết cho hoạt động kiểm toán, như luật, pháp lệnh về kiểm toán. Môi trường pháp lý chặt chẽ, rõ ràng, cụ thể sẽ tạo nên sự thống nhất, và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ

quan thuế, cơ quan kiểm toán, ban thanh tra để tránh những thủ thục phiền hà cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm toán.

Ba là,Tập trung nguồn lực để nâng cao trình độ KTV, bằng việc xây dựng chính

sách đào tạo đội ngũ chuyên gia kiểm toán cho đất nước.

Bốn là, Chuyển đổi mô hình công ty kiểm toán độc lập sang mô hình công ty

TNHH, tạo sự canh tranh giữa các công ty kiểm toán với nhau, từ đó, thúc đẩy chất lượng hoạt động kiểm toán trong nước.

Năm là, Nhà nước và cơ quan hữu quan cần tổ chức quản lý và cấp bằng KTV

một cách chặt chẽ, tăng cường hoạt động kiểm tra nghề nghiệp trên cơ sở đó, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán và trình độ tay nghề của KTV.

Sáu là, Nhà nước cần có những qui định cần thiết cho các hoạt động kiểm toán

độc lập như: mua bảo hiểm nghề nghiệp, lập quĩ dự phòng bắt buộc, xây dựng các chế tài trong việc đánh giá chất lượng kiểm toán, hình thành và phát triển các tổ chức nghề nghiệp kiểm toán để thực hiện chức năng hành nghề và kiểm soát chất lượng kiểm toán. Bộ Tài chính và các cơ quan có thẩm quyền nên xem xét để khắc phục những điều này.

Bảy là, nên tiến hành những hoạt động kiểm tra hoạt động nghề nghiệp kiểm

toán của các Công ty kiểm toán một cách chuyên nghiệp hơn. Hiện nay, việc kiểm tra chủ yếu vẫn là kiểm tra về việc quản lý Nhà nước. Việc quản lý chất lượng kiểm toán hiện nay chủ yếu là tập trung vào ban điều hành của doanh nghiệp kiểm toán và ý thức của từng doanh nghiệp chứ chưa đi sâu vào kiểm tra, kiểm soát chất lượng chuyên môn. Mà công việc này vốn là của tổ chức nghề nghiệp chứ không phải do cơ quan Nhà nước phụ trách.

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục DTBHCCDV trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá AAFC thực hiện (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w