Giải pháp hoàn thiện kiểmtoán khoản mục DTBH&CCDV trong kiểmtoán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá AAFC thực hiện:

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục DTBHCCDV trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá AAFC thực hiện (Trang 70 - 74)

- Đối với cuộc kiểmtoán với khách hàng Công ty Y:

4.3:Giải pháp hoàn thiện kiểmtoán khoản mục DTBH&CCDV trong kiểmtoán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá AAFC thực hiện:

4.3.1: Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

Về việc phân công kiểm toán:

Để hạn chế điều này, một mặt AAFC nên hạn chế việc thường xuyên thay đổi KTV, mặt khác có chính sách luân chuyển KTV giữa các khách hàng.

Về thủ tục phân tích sơ bộ:

KTV nên yêu cầu đơn vị cung cấp số liệu của nhiều năm liên tiếp để tiến hành phân tích nhằm xem xét được xu hướng biến động của chỉ tiêu DTBH&CCDV cũng như các tỷ suất liên quan được rõ ràng và toàn diện nhất, đồng thời có thể tiến hành so sánh DTBH&CCDV tháng cuối năm nay với DTBH&CCDV tháng đầu năm sau (nếu đơn vị đã có số liệu thống kê). Bên cạnh đó, KTV cũng có thể sử dụng thêm các tỷ suất khác nhau trong phân tích DTBH&CCDV như: tỷ lệ giá vốn/DTBH&CCDV, tỷ suất vòng quay hàng hóa (sản phẩm/DTBH&CCDV), tỷ lệ DTBH&CCDV hoạt động tài chính/thu nhập khác,… Bên cạnh các chỉ tiêu tài chính, KTV cũng có thể sử dụng thêm các chỉ tiêu phi tài chính (như số lượng khách hàng, số lượng sản phẩm, số lượng ngoại tệ bán ra,…) và phân tích chúng trong mối quan hệ với các chỉ tiêu tài chính, qua đó KTV sẽ có được cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về các chỉ tiêu DTBH&CCDV trên BCTC cùng với xu hướng biến động và mức độ hợp lý của chúng.

Về việc đánh giá tính trọng yếu:

KTV nên đặt ra tỷ lệ trọng yếu khác nhau đối với từng khách hàng tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng, kinh nghiệm kiểm toán những năm trước tại khách hàng, quy mô kinh doanh của khách hàng, rủi ro hợp đồng đã đánh giá trong giai đoạn chấp nhận khách hàng và mức độ quan tâm của các đối tượng khác nhau đến tình hình tài chính của khách hàng.

Hoặc có thể đưa ra một khoảng thay đổi theo từng mức độ của các chỉ tiêu sử dụng làm cơ sở ước lượng mức trọng yếu ban đầu. Ví dụ như đối với chỉ tiêu DTBH&CCDV có thể lấy tỷ lệ như sau:

- Từ 0 – 500 triệu, tỷ lệ trọng yếu là 0,3% – 0,4%. - Từ 500 triệu – 1,5 tỷ, tỷ lệ trọng yếu là 0,4% - 0,6%. - Từ 1,5 tỷ - 5 tỷ, tỷ lệ trọng yếu là 0,5% - 0,8%. - Từ 5 tỷ - 15 tỷ, tỷ lệ trọng yếu là 0,7% - 1%. - Trên 15 tỷ, tỷ lệ trọng yếu là 1% - 2%.

Đối với việc phân bổ trọng yếu, với mỗi cuộc kiểm toán khác nhau, KTV cần dựa trên những kinh nghiệm kiểm toán của mình, bản chất của các khoản mục, chi phí kiểm toán khoản mục, sự biến động và ảnh hưởng của các khoản mục đến các quyết định tài chính để xác định hệ số phân bổ phù hợp với từng khoản mục.

Việc đánh giá rủi ro kiểm toán:

KTV cần thực hiện việc đánh giá rủi ro tiềm tàng cho từng khoản mục và cho từng mục tiêu của khoản mục, và đánh giá rủi ro kiểm soát cho từng mục tiêu kiểm soát của khoản mục. Từ đó có những hướng cụ thể trong việc lập kế hoạch kiểm toán, nhằm tập trung kiểm tra vào những vùng trọng yếu, những vùng có khả năng gian lận cao,…

Việc phương pháp mô tả hệ thống KSNB:

Trong quá trình mô tả về hệ thống KSNB Công ty nên sử dụng phương pháp bảng câu hỏi hoặc phương pháp mô tả bằng lưu đồ thay cho bảng tường thuật để tiết kiệm thời gian và dễ xem xét, đánh giá. Hoặc có thể phối hợp cả ba phương pháp mô tả trên nếu thấy cần thiết. Phương pháp sử dụng bảng câu hỏi thường được các công ty kiểm toán sử dụng phổ biến nhất hiện nay do tính chất nhanh gọn, dễ hiểu của nó. Vì vậy, em xin đề xuất một mẫu bảng câu hỏi để đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản

mục DTBH&CCDV.(Phụ lục 24: Bảng 4.1: Mẫu Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB đối với khoản mục DTBH&CCDV).

Tuy phương pháp sử dụng bảng câu hỏi và lưu đồ có vẻ có nhiều ưu thế hơn phương pháp sử dụng bảng tường thuật, nhưng trong một số trường hợp việc sử dụng bảng tường thuật lại mang nhiều ưu thế hơn. Vì vậy, việc quyết định sử dụng phương pháp nào hay kết hợp các phương pháp nói trên để mô tả hệ thống KSNB là tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Theo em, trong trường hợp hệ thống KSNB của khách hàng mang tính chất đơn giản, ít thủ tục rườm rà hoặc đối với các công ty có quy mô nhỏ thì KTV có thể áp dụng phương pháp sử dụng bảng tường thuật để mô tả về hệ thống KSNB của khách hàng, tuy nhiên trong quá trình mô tả cần chú ý đến cách trình bày, ngôn từ sao cho dễ hiểu và rõ ràng nhất. Còn trong trường hợp hệ thống KSNB của công ty khách hàng khá phức tạp, gồm có nhiều thủ tục hoặc có quy mô lớn, các thủ tục kiểm soát có liên quan đến nhiều người, nhiều bộ phận, nhiều chứng từ,… thì KTV có thể sử dụng bảng câu hỏi hoặc lưu đồ để mô tả về hệ thống KSNB. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào thời gian, chi phí kiểm toán và trình độ, kỹ năng của KTV mà lựa chọn phương pháp bảng câu hỏi hoặc lưu đồ cho phù hợp nhất. Nếu bị hạn chế về thời gian thì KTV nên lựa chọn phương pháp mô tả bằng bảng câu hỏi vì thông qua việc phỏng vấn, tiếp xúc và quan sát quá trình làm việc của nhứng người có liên quan KTV có thể trả lời nhanh chóng các câu hỏi. Còn với phương pháp sử dụng lưu đồ thì KTV cần phải có thời gian tổng hợp lại các thông tin thu thập được và sử dụng kỹ năng của mình để mô tả thành lưu đồ sao cho nhìn vào lưu đồ, người soát xét có thể hiểu được rõ ràng về hệ thống KSNB của khách hàng cũng như các ưu nhược điểm của nó. Nếu bảng câu hỏi hoặc lưu đồ không đủ để mô tả rõ ràng về hệ thống KSNB thì KTV có thể sử dụng kết hợp với bảng tường thuật để mô tả chi tiết hơn, dễ hiểu hơn.

4.3.2: Giai đoạn thực hiện kiểm toán:

Về việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát:

Để tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán mà vẫn đảm bảo được chất lượng của cuộc kiểm toán, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán KTV nên có sự đánh giá mức rủi ro kiểm soát cho khoản mục DTBH&CCDV đối với từng mục tiêu kiểm soát. Còn trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, khi tiến hành thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, KTV cần tập trung vào kiểm tra các mục tiêu kiểm soát trọng yếu, các mục tiêu kiểm soát được đánh giá ở mức rủi ro kiểm soát thấp, và tập trung vào kiểm tra đối với

các thủ tục kiểm soát có tồn tại và hoạt động hữu hiệu tại đơn vị khách hàng (những ưu điểm trong hệ thống KSNB), từ đó khẳng định lại mức đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát.

Về việc thực hiện các thủ tục phân tích:

Để khắc phục hạn chế này, KTV nên sử dụng mô hình phân tích trong các cuộc kiểm toán mà mình thực hiện. Thủ tục phân tích này thường được thực hiện qua các bước sau:

- Phát triển một mô hình;

- Xem xét tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ; - Ước tính giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ;

- Phân tích nguyên nhân chênh lệch; - Xem xét những phát hiện qua kiểm toán.

Tuy nhiên, việc thực hiện thủ tục phân tích này cũng đòi hỏi nhiều ở sự phán đoán của KTV. Vì vậy, việc thực hiện thủ tục phân tích này cần được thực hiện bởi các KTV có trình độ và chuyên môn. Khi áp dụng kỹ thuật này, KTV cũng cần lưu ý một số điểm sau:

- Mối quan hệ bản chất giữa các chỉ tiêu được so sánh: việc phân tích sẽ không có ý nghĩa nếu các chỉ tiêu không có mối liên hệ với nhau. Ngoài ra kỹ thuật này chỉ áp dụng đối với các chỉ tiêu đồng chất về nội dung và phương pháp tính.

- Đối với những khoản mục hay chỉ tiêu trọng yếu như DTBH&CCDV, KTV không thể chỉ sử dụng kỹ thuật phân tích đơn thuần mà cần kết hợp với các kỹ thuật khác để tìm được bằng chứng thích hợp.

- Trong điều kiện hệ thống KSNB yếu kém, cần thận trọng trong phân tích và nên kết hợp với nhiều kỹ thuật khác.

- Đánh giá chênh lệch khi phân tích sẽ sai lầm nếu KTV thiếu hiểu biết về những mức chuẩn ngành kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.

Bên cạnh đó, các phương pháp phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất cũng cần được sử dụng một cách linh hoạt và có hiệu quả hơn. Việc phân tích không nên chỉ bó buộc trong một năm mà có thể tiến hành so sánh DTBH&CCDV từng tháng, từng quý của năm nay với cùng kỳ các năm trước, hoặc so sánh DTBH&CCDV và tỷ trọng DTBH&CCDV của từng loại DTBH&CCDV, từng mặt hàng, dịch vụ cung cấp giữa các kỳ, các năm liên tiếp để xem có biến động bất thường nào không. Việc phân tích tỷ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

suất cần được coi trọng hơn và bổ sung thêm các tỷ suất cần thiết, không chỉ là dừng lại ở phân tích các tỷ suất tài chính mà có thể kết hợp phân tích với các chỉ tiêu phi tài chính. Đối với chỉ tiêu DTBH&CCDV hoạt động tài chính, các thủ tục phân tích cần được thực hiện đầy đủ và hiệu quả hơn vì các khoản DTBH&CCDV hoạt động tài chính thường mang tính chất định kỳ nên rất dễ phát hiện ra những biến động bất thường qua việc thực hiện các thủ tục phân tích.

Về việc thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết:

KTV nên đa dạng hóa phương pháp chọn mẫu, có thể sử dụng những phương pháp chọn mẫu là phương pháp chọn mẫu theo hệ thống, phương pháp chọn mẫu dựa trên số ngẫu nhiên và chọn mẫu theo phần mềm máy tính. Phương pháp tiết kiệm thời gian nhất mà vẫn lựa chọn được mẫu một cách ngẫu nhiên đó là sử dụng chương trình chọn mẫu ngẫu nhiên qua máy vi tính. Hiện nay phần lớn các hãng kiểm toán đã thuê hoặc tự xây dựng các chương trình chọn mẫu ngẫu nhiên qua máy vi tính nhằm tiết kiệm thời gian và giảm sai sót trong mẫu. Các chương trình chuyên dụng này rất đa dạng, tuy nhiên nói chung vẫn tôn trọng hai bước đầu tiên của chọn mẫu ngẫu nhiêu theo bảng số ngẫu nhiên là lượng hoá đối tượng kiểm toán bằng hệ thống con số duy nhất và xác lập mối quan hệ giữa đối tượng kiểm toán đã định lượng với các số ngẫu nhiên. Tuy nhiên, số ngẫu nhiên lại do máy tính tạo ra. Thông thường, ở đầu vào của chương trình cần có: số nhỏ nhất và số lớn nhất trong dãy số thứ tự của đối tượng kiểm toán, quy mô mẫu cần chọn và có thể cần có một số ngẫu nhiên làm điểm xuất phát. Ở đầu ra thường là bảng kê số ngẫu nhiên theo trật tự lựa chọn hoặc theo dãy số tăng dần hoặc cả hai. Chọn mẫu bằng chương trình máy vi tính có thể loại bỏ được những số không thích hợp, tự động loại bỏ những phần tử bị trùng lắp và tự động phản ánh kết quả vào giấy tờ làm việc. Song ưu điểm nổi bật nhất vẫn là làm giảm sai sót chủ quan của con người (rủi ro không do chọn mẫu) trong quá trình chọn mẫu. Vì vậy, với năng lực hiện có, AAFC nên tự xây dựng cho mình một chương trình chọn mẫu ngẫu nhiên qua máy vi tính để tiết kiệm thời gian và giảm sai sót trong mẫu.

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục DTBHCCDV trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá AAFC thực hiện (Trang 70 - 74)