4. Bố cục của đề tài:
3.3.1.3. Giải pháp xử lý CTNH trên địa bàn Hải Dương
Các biện pháp xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Hải Dương có thể tiến hành trong thời gian tới (Bảng 2.17. Danh sách một số các công nghệ xử lý CTNH hiện có trên địa bàn tỉnh Hải Dương):
+ Đối với CTNH làng nghề, công nghiệp, sinh hoạt: Sử dụng 1 số công nghệ hiện có như:
a) Lò đốt tĩnh hai cấp
- Hiện tại các đơn vị xử lý CTNH công nghiệp tại Hải Dương đã sử dụng các lò đốt với công suất và hiệu quả cao.
- Lò đốt tĩnh hai cấp là loại công nghệ phổ biến được sử dụng nhiều ở Việt Nam với tổng số 28 lò đốt. Nhà máy xử lý rác Đại Đồng (Công ty URENCO Hà Nội) đã đầu tư một lò đốt rác với công suất 10 – 20 tấn/ngày.Ở miền Trung, có hai lò đốt công nghiệp (công suất 100kg/h và 200kg/h) đang hoạt động tại Đà Nẵng. Ở miền Nam, có một số lò đốt công nghiệp như lò đốt của CITENCO (300kg/h, 4tấn/ngày), VINAUSEEN (500kg/h, 2tấn/ngày) đang hoạt động.
b) Đồng xử lý trong lò nung xi măng
Công nghệ này đã được áp dụng tại Nhà máy xi măng Thành Công có thể tận dụng để xử lý một lượng đáng kể CTNH. Công nghệ này cần được nhân rộng và triển khai tại các nhà máy sản xuất công nghiệp khác. Tuy nhiên, các nhà máy sản xuất xi măng lớn như Vincem Hoàng Thạch hay Phúc Sơn dù sử dụng công nghệ hiện đại, rất phù hợp cho việc đồng xử lý CTNH trong lò nung xi măng nhưng vẫn không mặn mà với phương án này vì nỗi lo ảnh hưởng đến thị trường, về định kiến của khách hàng với chất lượng sản phẩm xi măng hoặc việc nghiên cứu triển khai đồng xử lý gây xao lãng trong cuộc đua giành thị phần xi măng.
c) Chôn lấp CTNH
Chôn lấp là bước cuối cùng của xử lý. Tại Hải Dương, các bãi chôn lấp CTNH, hay thực chất là các hầm chôn lấp đặt tại các cơ sở xử lý chất thải nguy hại, được thiết kế theo quy định tại Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 320:2004 về Bãi chôn lấp chất thải nguy hại - Tiêu chuẩn thiết kế. Việc vận hành bãi chôn lấp CTNH thực hiện trên cơ sở Hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thải nguy hại ban hành kèm theo Quyết định số 60/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 07/8/2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN&MT.
d) Giải pháp cơ học để xử lý chất thải điện tử
Thực hiện giải pháp cơ học, tháo rời và tận dụng, tái chế những chất có trong chất thải điện tử song song với việc thiêu hủy bằng lò đốt.
e) Tái chế dầu thải
Sử dụng các công nghệ để tái chế dầu thải gồm các loại: chưng cất cracking dầu phân ly dầu nước bằng phương pháp cơ học và bằng nhiệt
f) Xử lý bóng đèn huỳnh quang thải
Công nghệ này có ưu điểm là chi phí đầu tư hợp lý, dễ vận hành, sau khi phân tách riêng bột huỳnh quang, thủy tinh có thể dùng làm nguyên liệu trong sản xuất xi măng hoặc tái sử dụng thủy tinh sạch.Tuy nhiên, sau khi xử lý bóng đèn thải, quá trình hấp thụ hơi thuỷ ngân có trong bóng đèn thải sẽ tạo ra chất thải mới cần xử lý là muối thuỷ ngân.
+ Đối với CTNH nông nghiệp: Phương pháp xử lý thuốc BVTV bằng các tác
nhân oxy hóa với các loại hóa chất xử lý như: NaOH, CaO, Fenton là những loại hóa chất sẵn có, dễ kiếm, quá trình xử lý không quá phức tạp, xảy ra ở điều kiện, áp suất thường, rất phù hợp để xử lý bao bì ở nguồn thải. Khi bể thu gom đã chứa đủ lượng bao bì nhất định, sẽ tiến hành xử lý trong bể xử lý trong vòng 5 ngày, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong bao bì sẽ được làm sạch. Sau khi xử lý sẽ phân loại xem loại bao bì nào có thể tái chế, loại nào đem tiêu hủy. Khi đem tiêu hủy có thể tiêu hủy tập trung hoặc tiêu hủy cùng rác thải sinh hoạt.
+ Đối với CTNH Y tế:
- Cần sử dụng hết công suất lò đốt CTNH Y tế của từng bệnh viện hiện còn đang hoạt động. Trong tương lai sẽ chuyển các lò đốt hiện có về khu liên hợp xử lý CTNH bởi vì:
- Các lò đốt CTNH Y tế hiện nay một số lò không đốt hết công suất gây lãng phí. - Một số các bệnh viện không có cán bộ có chuyên môn về môi trường đặc biệt là quản lý CTNH. Công nhân đốt CTNH y tế đốt không đúng kỹ thuật có thể tạo ra các chất độc ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh.
- Bệnh viện ngày càng mở rộng, số giường bệnh ngày càng tăng lượng chất thải nguy hại y tế phát sinh càng lớn. Cần vận chuyển đến khu xử lý CTNH tập trung.
Có thể đầu tư thêm 1 số lò đốt CTNH Y tế tập trung khi lượng CTNH y tế tang lên như: Hiện tại có 2 công ty là Công ty Sản xuất dịch vụ thương mại Môi trường xanh và Công ty cổ phần An Sinh sử dụng lò đốt HOVAL công suất 200 kg/h. Trong thời gian tới, chỉ cần xây dựng thêm lò đốt tại những công ty này để tận dụng nguồn lao động có tay nghề.
Ngoài ra theo chủ trương của bộ y tế, những bệnh viện phát sinh CTNH y tế có độ lây nhiễm cao có thể trang bị lò hấp kết hợp vi song để xử lý tại chỗ thay cho lò đốt. Chất thải sau tiệt trùng sẽ nghiền và xử lý cùng với CTR sinh hoạt.