Công tác quản lý phân loại và thu gom

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại và đề xuất kế hoạch quản lý (Trang 77 - 80)

4. Bố cục của đề tài:

3.3.1.1. Công tác quản lý phân loại và thu gom

+ Công tác thu gom

Công tác thu gom chất thải tại nguồn được thực hiện bởi chính các công nhân sản xuất ở các nhà máy. Tùy thuộc vào dây chuyền sản xuất, bố trí lao động mà mỗi nhà máy có thể có một phương thức khác nhau. Có thể thu gom theo ca, tuần, tháng tùy thuộc vào các quá trình sản xuất và thời điểm sản xuất khác nhau.

Hoạt động thu gom vận chuyển CTNH tại Hải Dương là một công tác phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, gồm nhiều thành phần tham gia, từ các đơn vị thuộc nhà nước đến các đơn vị tư nhân có chức năng, ngay cả các đơn vị tư nhân tự phát cũng hiển nhiên tham gia vào công tác này ngoài sự kiểm soát của chính quyền.

chỉnh đảm bảo các tiêu chí: Đầy đủ các thành phần tham gia một cách hợp lý, khoa học, có thể kiểm soát quản lý rõ ràng, phân bố các loại chất thải về các nơi tiếp nhận phù hợp.

- Đối với CTNH sinh hoạt: Tiến hành đặt các thùng rác phân loại chứa CTNH

phát sinh từ hoạt động sinh hoạt tăng cường yếu tố kỹ thuật hỗ trợ cho quá trình phân loại CTNH tại các khu chung cư, khu dân cư tập trung.

Các chất thải nguy hại có thể tái sử dụng, tái chế như CT điện tử và điện dân dụng, dầu thải hiện đã được đồng nát và cơ sở sửa chữa xe máy thu gom gần hết. Các bóng đèn tuyp cũng được thu gom và xử lý. Do vậy chỉ còn những CTNH còn lại sẽ đề nghị nhà nước đưa ra chính sách đồng bộ trong việc thu gom CTNH sinh hoạt đối với toàn quốc như nhiều nước tiên tiến đã làm (xây dựng một số trạm thu gom CTNH sinh hoạt cố định trong thành phố hoặc khu vực đông dân cư, người dân tự mang CTNH đến trạm). Tuy nhiên điều này chỉ làm được khi có điều kiện.

- Đối với CTNH công nghiệp: Tại Hải Dương còn nhiều doanh nghiệp không

có kho lưu giữ CTNH, không phân loại tại nguồn đặc biệt là những doanh nghiệp có lượng CTNH <600 kg/năm (Không phải đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại) nên cần đốc thúc và yêu cầu các cơ sở này phải thu gom, xây dựng kho lưu trữ và ký hợp đồng với đơn vị thu gom và xử lý CTNH với tần suất phù hợp. Như chương 2 đã đánh giá lượng CTNH của Hải Dương đã thu gom và xử lý được 68-90%. Phần còn lại 10-32% là do chưa thu gom được. Vì vậy giải pháp nêu trên sẽ góp phần giảm lượng CTNH công nghiệp chưa thu gom được

CTNH được phân loại tại nhà máy, sau đó được đưa vận chuyển đến các khu xử lý CTNH. Các thùng chứa, bao bì đựng CTNH, nơi lưu trữ và các nguyên tắc khác về việc lưu trữ CTNH sẽ được tuân thủ nghiêm túc theo các quy định an toàn đối với CTNH, và quyết định 155 của chính phủ. Từ các điểm thu gom tại các KCN, CCN, CTNH sẽ được đưa về khu liên hợp xử lý, nơi có đầy đủ các chức năng xử lý CTNH.

Bảng 3.13. Đề xuất tần suất và thời gian thu gom CTNH công nghiệp

Quy mô Phân xưởng thải nhiều CTNH công nghiệp

Phân xưởng thải ít CTNH công nghiệp

Loại hình Bãi phun cát, bãi phun sơn, xưởng hàn, xưởng sửa chữa

Phân xưởng máy, bãi lắp ráp, phân xưởng điện

Tần suất 2 ngày một lần 1 tuần / 1 lần

Thời gian 11 giờ trưa hoặc 5 giờ chiều

- Đối với CTNH nông nghiệp:

- Thu gom: Để thu gom rác thải nguy hại trên đồng ruộng, cần xây dựng các bể chứa bằng bê tông cốt thép đặt tại các vị trí thích hợp trên từng cánh đồng để người nông dân dễ dàng đem các vỏ chai lọ, bao bì thuốc BVTV bỏ vào các bể này.

Quy cách bể chứa rác thải nguy hại trên đồng ruộng phải đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật (vững chắc nhằm tránh tình trạng bể vỡ, hư hỏng, lũ lụt cuốn trôi; không thẩm thấu chất thải ra bên ngoài; không bị nước mưa tràn vào,...) cụ thể: Bể chứa được xây dựng bằng bê tông cốt thép, dung tích từ 0,5 ÷ 1 m3, đáy bê tông xi măng, có nắp đậy đóng mở dễ dàng, bên ngoài có ghi dòng chữ “Điểm thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật”

Hiện tại, Hải Dương đã có 55 trên tổng số 265 xã có đã xây dựng điểm thủ gom. Tuy nhiên, 20/55 xã đặt bể thủ gom ở vị trí không hợp lý nên hiệu quả thu gom không cao. Giải pháp đề xuất là xây dựng bể thu gom và đặt tại các vị trí hợp lý sẽ giảm được lượng CTNH nông nghiệp vứt bừa bãi ra môi trường.

- Vận chuyển và xử lý: Việc này về thực tế vẫn khó vận chuyển CTNH nông nghiệp về các khu xử lý tập trung. Giải pháp hiện tại sẽ là thiêu hủy bằng phương pháp đốt ngay tại các điểm thu gom.

- Đối với CTNH y tế

+Tiến hành phân loại một cách triệt để tại các cơ sở y tế nhỏ. Hoàn thiện khâu lưu rác ở các bệnh viện, thùng rác đặt ở các phòng và các nhà chứa thống nhất về kích thước, màu sắc.

+ Các buồng cách ly, buồng tiểu phẫu thuật, thay băng, buồng cấp cứu, buồng chạy thận nhân tạo, buồng xét nghiệm, phòng đẻ và những nơi thường xuyên làm phát sinh chất thải lâm sàng cần trang bị thêm 01 thùng thu gom chất thải lâm sàng không sắc nhọn và 01 thùng thu gom găng đã sử dụng.

+ Các cơ sở hiện không có lò đốt hoặc lò đốt bị hỏng cần ký hợp đồng vận chuyển và xử lý CTNH y tế với các công ty có lò đốt như Công ty Môi trường xanh và Công ty cổ phần An Sinh.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại và đề xuất kế hoạch quản lý (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)