Nông, lâm, ngư nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại và đề xuất kế hoạch quản lý (Trang 31)

4. Bố cục của đề tài:

2.1.5.3. Nông, lâm, ngư nghiệp

GTSX nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ước đạt 16.125 tỷ đồng, tăng 3,1% so với năm 2013 (giá trị tăng thêm tăng 2,3%), trong đó GTSX vụ Đông tăng 11,5%. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản ước đạt 129,2 triệu đồng, tăng 7 triệu đồng so với năm 2013.

2.1.5.4. Giáo dục và y tế

- Giáo dục : Ngoài các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, tỉnh Hải Dương còn có các trường cao đẳng, đại học có chất lượng trong khu vực như: Đại học kỹ thuật y tế, Cao đẳng dược, Cao đẳng Hải Dương…

- Y tế : Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 25 bệnh viện với quy mô 5803 giường bệnh.

2.2. Điều tra, đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại Hải Dương

Do tính đa dạng của các loại hình công nghiệp, các hoạt động thương mại tiêu dùng trong cuộc sống mà chất thải nguy hại trên địa bàn Hải Dương có thể phát sinh từ nhiều nguồn thải khác nhau. Cụ thể:

- Hoạt động sinh hoạt: là nguồn phát sinh CTNH chưa được thống kê cụ thể và bị thải lẫn với CTR sinh hoạt để đưa đến bãi chôn lấp.

- Hoạt động công nghiệp: là nguồn phát sinh chất thải nguy hại lớn nhất và phụ thuộc rất nhiều vào loại hình hoạt động. So với các nguồn phát thải khác, đây cũng là nguồn phát thải mang tính thường xuyên và ổn định nhất; Các loại hình sản xuất có phát sinh nhiều chất thải nguy hại chủ yếu là các cơ sở cơ khí (đặc biệt là cơ khí có hoạt động mạ, tẩy rửa bề mặt), điện tử, sản xuất khung nhôm định hình, sản xuất gạch ốp lát,…

- Hoạt động nông nghiệp: mang tính chất phát tán dạng rộng, đây là nguồn rất khó kiểm soát và thu gom, lượng thải này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nhận thức cũng như trình độ khoa học kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp.

- Hoạt động của ngành y tế: là nguồn phát sinh CTNH phụ thuộc vào loại hình và quy mô bệnh viện.

2.2.1. Nguồn, thành phần và lượng CTNH phát sinh tại Hải Dương

2.2.1.1. Nguồn, thành phần và lượng CTNH sinh hoạt

Lượng chất thải rắn sinh hoạt nguy hại trung bình hằng năm chiếm từ 0,1% đến 1% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh. Cũng tương tự như các tỉnh/thành phố và các huyện trên toàn quốc, nguồn phát sinh CTNH sinh hoạt ở Hải Dương chủ yếu từ sinh hoạt của khu dân cư đô thị và nông thôn: pin, ắc quy thải, keo diệt chuột, pin, ắc quy, nhiệt kế thủy ngân, bóng đèn háng có chứa thủy ngân, CTR nhiều dầu mỡ. Thành phần CTNH sinh hoạt phát sinh từ các nguồn thải được trình bày trong Bảng 2.3.

Bảng 2.3. Thành phần CTNH đặc trưng từ nguồn thải sinh hoạt

TT Nguồn thải Thành phần chất thải

1

Khu dân cư và thương

mại

- Nhựa, chất dẻo (PP. PE), nhiệt kế thủy ngân, bóng đèn huỳnh quang, thiết bị điện tử hỏng, cao su, kim loại chứa sắt, chất thải bị nhiễm dầu mỡ, chất thải có thể tích lớn như ti vi hỏng, pin, ắc quy, keo diệt chuột;

- Sản phẩm tiêu diệt côn trùng, hóa chất sử dụng cho việc tráng ảnh;

- Sản phẩm dùng để cọ rửa, các sản phẩm tẩy trùng 2

Chất thải từ viện nghiên cứu, công sở

- Giống như trình bày trong mục chất thải khu dân cư và khu thương mại, ngoài ra còn có chất thải sinh hoạt chứa dầu mỡ, phóng xạ, vi sinh, hóa chất có độc tính cao từ các Viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm.

3 Chất thải từ dịch vụ khác

- Các thiết bị hỏng, các ống kim loại và nhựa. …

- Sản phẩm bảo dưỡng xe, sản phẩm sử dụng trong công việc làm vườn, sản phẩm dùng sơn.

- Sản phẩm phục vụ cá nhân như sơn móng tay, dụng cụ cắt tóc,....

- Dược phẩm cho người và động vật, bình phun khí có áp

Nguồn: Công ty TNHH Sản xuất dịch vụ thương mại Môi trường xanh Hải Dương

Theo số liệu điều tra thực tế từ năm 2011 – 2014 tại 12 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Hải Dương, CTNH sinh hoạt còn bị thải lẫn vào chất thải sinh hoạt mang đến bãi chôn lấp với tỷ lệ sấp xỉ 0,5% phụ thuộc vào từng khu vực sinh sống của người dân.

Bảng 2.4. Tổng lượng CTNH sinh hoạt tại Hải Dương

Lượng (Tấn/năm) Năm

2011 2012 2013

CTNH sinh hoạt 1.460 1.509 1.605

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát thực tế tại các đơn vị trên địa bàn tỉnh Hải Dương. 2.2.1.2. Nguồn, thành phần và lượng CTNH công nghiệp

Hiện tại, trên địa bàn toàn tỉnh chỉ có 35 CCN tiếp tục được xem xét phát triển trong kỳ quy hoạch đến năm 2025; với tổng diện tích đất quy hoạch 1.660,9 ha.

Các cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài khu, cụm công nghiệp bao gồm các cơ sở công nghiệp và TTCN quy mô hộ gia đình, cơ sở công nghiệp quy mô vừa và nhỏ phân

bố chủ yếu bám theo các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ và trong các khu vực phát triển ở các địa phương.

Tỉnh Hải Dương hiện có trên 5000 cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ với nhiều loại hình ngành nghề hoạt động khác nhau. Trong đó, các loại hình sản xuất phát sinh chất thải nguy hại chủ yếu là các cơ sở cơ khí (đặc biệt là cơ khí có hoạt động mạ, tẩy rửa bề mặt), tái chế dầu thải, điện tử, sản xuất khung nhôm định hình, các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nhiều hóa chất, nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện tại trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều cơ sở cơ khí, đặc biệt là các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng xe ô tô, xe máy, các cơ sở mạ,... nằm trong khu dân cư phát sinh nhiều chất thải nguy hại nhưng chưa quản lý, xử lý theo đúng quy định.

Năm 2013, Chi cục Bảo vệ môi trường đã thẩm định hồ sơ cấp mới Sổ đăng ký của nguồn thải cho 40 cơ sở, cấp lại cho 34 cơ sở, nâng tổng số cơ sở được cấp Sổ đăng ký là 379 cơ sở với tổng lượng CTNH đăng ký phát sinh khoảng 11.000 tấn/năm. Những cơ sở này hầu hết nằm trong các Khu, Cụm công nghiệp, nơi nguồn CTNH phát sinh tập trung và ổn định.

Bảng 2.6. CTNH phát sinh tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương

TT Tên doanh nghiệp Loại hình SX Khối lượng

CTNH(kg/năm) Thành phần CTNH

1 Công ty TNHH MTV xi măng Vicem Hoàng Thạch

Vật liệu xây

dựng - xi măng 154.460

Chất thải rắn có chứa các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý khí thải; Chất thải dính dầu

2 Công ty TNHH Nhôm Đông Á Luyện kim 969.738

Xỉ; Váng bọt; Bụi có chứa các thành phần nguy hại; Chất thải lẫn dầu; Bùn thải và bã lọc có chứa thành phần nguy hại từ quá trình xử lý khí thải

3 Công ty cổ phần nhiệt điện Phả

Lại Nhiệt điện 143.234

Bụi lò hơi và tro bay chứa dầu; Axit sunfuric thải; Tro bay

4 Cơ sở tái chế nhựa Kim Thành Tái chế nhựa 42.366 Chất thải dính dầu; Nhựa thải 5 Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hải

Dương Cơ sở y tế 51.542

Dụng cụ y tế chứa các tác nhân lây nhiễm;Hoá chất thải chứa thành phần nguy hại; Dược phẩm chứa thành phần nguy hại; Chất hàn răng almagam thải 6 Công ty TNHH Ford Việt Nam Điện tử - ô tô 184.452

Chất thải điện tử dính dầu; Giẻ lau dính dầu, chất thải rắn dính dầu; Bóng đèn huỳnh quang, ống mực in, ắc quy thải; Dầu mỡ thải

7 Cty TNHH sản xuất ván sàn

Việt Nam Gỗ 88.694,4

Cặn sơn, dung môi, véc ni thải, keo;Vỏ can, thùng phi đựng dung môi

Bảng 2.7. Lượng CTNH phát sinh ở các khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương TT Tên KCN & CCN Số cơ sở SX trong KCN & CCN Loại hình SX chủ yếu Lượng CTNH phát sinh Kg/năm Thành phần CTNH phổ biến 1 KCN Đại AN 29

Điện tử, cơ khí, thiết bị y tế; May mặc; Thực phẩm; Nhựa; Đồ gỗ

4.244.526,2 - Dung dịch rửa, dầu thải, thùng dung môi, keo…; Dầu mỡ thải; Bóng đèn huỳnh quang, Pin, ắc quy thải; Chất thải chứa, bao gồm và lẫn vecni; Xỉ thiếc hàn; Bao bì, vỏ thùng đựng, linh kiện điện tử chứa các thành phần nguy hại; mực in thải; Các vật liệu mài mòn thải chứa các thành phần nguy hại 2 CCN phía Tây Ngô Quyền - TP Hải Dương 25

Cơ khí; May mặc; Lương thực, thực phẩm; Kinh doanh ăn uống; Vận tải; In ấn; Thủ công mỹ nghệ

69.483

… … … …

Theo báo cáo quản lý chất thải nguy hại của Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương, số lượng phát sinh CTNH công nghiệp năm 2011 trên địa bàn tỉnh Hải Dương là 6569 tấn; năm 2012 là 8.879 tấn; năm 2013 là 11.022 tấn. Trong đó, lượng chất thải nguy hại đã được tiêu huỷ xử lý chiếm khoảng 60% - 75% lượng chất thải nguy hại phát sinh. Kết quả được thể hiện ở Bảng 2.8

Bảng 2.8. Tổng khối lượng CTNH phát sinh trong công nghiệp

Lượng (Tấn/năm) Năm

2011 2012 2013

CTNH công nghiệp phát sinh 6.569 8.879 11.022

CTNH công nghiệp đã được xử

lý, tiêu huỷ 3.942 6.215 8.267

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương

Hình 2.3. Lượng CTNH công nghiệp giai đoạn 2011-2013

Lượng chất thải nguy hại phát sinh và lượng chất thải nguy hại đã được xử lý tiêu huỷ đều tăng trong giai đoạn 2011-2013. Trong giai đoạn này, cơ quan quản lý đã tăng cường nhận thức cho các cơ sở về việc thu gom CTNH, các đơn vị xử lý CTNH đã phát huy tốt năng lực để xử lý CTNH đáp ứng việc tăng trưởng công nghiệp đồng nghĩa với việc tăng lượng CTNH công nghiệp tại tỉnh Hải Dương. Lượng CTNH công nghiệp còn lại chưa tiêu huỷ được lưu giữ theo đúng quy định tại kho chứa CTNH của cơ sở trong thời gian chờ xử lý.

0 2000000 4000000 6000000 8000000 10000000 12000000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

CTNH công nghiệp phát sinh CTNH công nghiệp đã được xử lý, tiêu huỷ Khối lượng chất thải nguy hại Kg

2.2.1.3. Nguồn, thành phần và lượng CTNH nông nghiệp

Bảng 2.9. Lượng và loại CTNH phát sinh trong nông nghiệp của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2013

TT Loại hình sản xuất nông nghiệp Diện tích trồng trọt (Ha) Lượng CTNH Thành phần CTNH (kg/năm) 2011 2012 2013 2011 2012 2013 1 Lúa 126,673 126,410 125,970 2,286,447.65 2,281,700.50 2,273,758.50 - Bao bì thuốc bảo vệ thực vật - Bao bì phân bón 2 Khác 2.1 Lương thực 5,540 4,614 5,204 2.2 Cây hàng năm 164,767 165,212 164,801

2.3 Cây lâu năm 23,277 21,794 21,723

Tổng 193,584 191,620 191,728 1,751,935.20 1,734,161.00 1,735,138.40

Tổng 4,038,382.85 4,015,861.50 4,008,896.90

* Chú thích: (Theo Báo cáo môi trường Quốc gia 2011)

- Lượng phân bón hoá học bình quân: 80 - 90 kg/ha (cho lúa là 150 - 180 kg/ha). - Lượng hoá chất bảo vệ thực vật bình quân: 0,5kg/ha

Hình 2.4. Lượng CTNH nông nghiệp giai đoạn 2011-2013

Diện tích đất nông nghiệp đã giảm do quá trình đô thị và công nghiệp hoá do đó lượng CTNH nông nghiệp cũng có xu hướng giảm. Trong tương lai, Hải Dương sẽ phát triển đô thị và trở thành tỉnh công nghiệp nên lượng chất thải nguy hại nông nghiệp phát sinh sẽ tiếp tục giảm.

2.2.1.4. Nguồn, thành phần và lượng CTNH y tế

Chất thải rắn nguy hại (phát sinh trong quá trình điều trị bệnh nhân bao gồm: bông băng, ống truyền dịch, ống trích, bình lọc màu, kim tiêm...) Đã qua sử dụng. Các chất thải mang hoá chất độc, chất phóng xạ và bệnh phẩm (các phần bị loại bỏ từ cơ thể khi phẫu thuật, các xét nghiệm máu). Các loại chất thải lỏng là dung dịch chữa bênh, thuốc, bệnh phẩm. Trong đó, các loại chất thải lỏng được khử trùng bằng dung dịch PRISEP rồi đổ thải vào cống thoát nước. Do đó tác giả chỉ đánh giá CTR y tế nguy hại.

Theo báo cáo của sở Y tế tỉnh Hải Dương năm 2013, tỷ lệ khối lượng chất thải rắn bệnh viện phát sinh trên mỗi giường bệnh là trong toàn tỉnh là: 0,32 (Tấn/giường năm), trong đó: CTR nguy hại chiếm 15% khối lượng CTR y tế

3,990,000 3,995,000 4,000,000 4,005,000 4,010,000 4,015,000 4,020,000 4,025,000 4,030,000 4,035,000 4,040,000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Lượng CTNH nông nghiệp giai đoạn 2011-2013

Lượng CTNH nông nghiệp giai đoạn 2011-2013

Hình 2.6. Thành phần chất thải y tế nguy hại

Tính đến hết năm 2013, tổng số cơ sở y tế có trên địa bàn tỉnh Hải Dương là 570 cơ sở y tế. Cụ thể như sau:

Bảng 2.11. Số cơ sở y tế toàn tỉnh Hải Dương qua các năm

Cơ sở y tế Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng số lượng cơ sở y tế 545 551 559 570

Bệnh viện 22 22 23 25

Phòng khám đa khoa khu vực 5 5 5 5

Trạm y tế xã, phường 265 265 265 265

Cơ sở khác 253 259 266 275

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2013

Số cơ sở y tế qua các năm có xu hướng tăng đã cải thiện nhu cầu khám chữa bệnh tuy nhiên cũng làm tăng lượng chất thải y tế phát sinh. Tính đến hết năm 2013, trong 570 cơ sở y tế khám chữa bệnh hiện có thì số giường bệnh tương ứng là 5870 giường.

Hầu hết chất thải y tế từ các bệnh viện và các phòng khám đa khoa đều được thu gom và được xử lý. Đối với các trạm y tế xã, phường, các trung tâm y tế nhỏ, chất thải nguy hại thường được thu gom và thải bỏ chung với rác thải sinh hoạt.

Khối lượng CTNH y tế đang được lưu giữ là khoảng 65 tấn mỗi năm. Lượng CTNH y tế này được lưu giữ ngay tại kho chứa CTNH của cơ sở theo quy định chờ xử lý.

78% 0,31% 18% 1% 3% Thông thường Phóng xạ Lây nhiễm Hoá học Bình áp suất

Bảng 2.12. Thống kê tổng khối lượng chất thải y tế nguy hại tại Hải Dương

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Khối lượng CTNH Y tế

(Kg/năm) 238.128 261.680 281.760

Khối lượng CTNH Y tế đã

được xử lý, thiêu huỷ(Kg/năm) 172.610 195.650 216.240 Khối lượng CTNH Y tế đang

lưu giữ (Kg/năm) 65.518 66.030 65.520

Nguồn: - Chi cục bảo vệ môi trường Hải Dương - Sở y tế tỉnh Hải Dương

Hình 2.7. Thống kê khối lượng CTNH Y tế tại Hải Dương

2.2.1.5. Đánh giá chung lượng CTNH phát sinh tại Hải Dương

Theo thống kê từ các nguồn CTNH, lượng CTNH phát sinh trên địa bàn tỉnh Hải Dương như sau:

Bảng 2.13. Tổng lượng CTNH phát sinh trên địa bàn Hải Dương

TT Loại CTNH Lượng CTNH (Tấn/năm) Thành phần các loại CTNH Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Công nghiệp, xây dựng

6.569 8.879 11.022 Dầu thải; dung môi hữu cơ; chất thải dính dầu

2 Y tế 238 261 281 Kim tiêm, bong băng gạc,

các chất thải phẫu thuật

3 Nông

nghiệp 4.038 4.016 4.009

Bao bì và vỏ chai thuốc BVTV

4 Sinh hoạt 1.460 1.509 1.605

Bóng đèn huỳnh quang; phế thải điện tử, ắc quy,

pin 0

100000 200000 300000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Khối lượng CTNH Y tế (kg/năm)

Khối lượng CTNH Y tế đã được xử lý, thiêu huỷ (kg/năm) Khối lượng CTNH Y tế lưu giữ (Kg/năm)

Tỷ lệ các nguồn CTNH phát sinh trên địa bàn Hải Dương năm 2013 được thể hiện qua hình 2.8 như sau:

Hình 2.8. Tỷ lệ nguồn CTNH phát sinh năm 2013

Hình 2.9. Lượng CTNH tại Hải Dương giai đoạn 2011-2013

2.2.2. Công tác thu gom, vận chuyển CTNH tại Hải Dương

2.2.2.1. Công tác thu gom, vận chuyển CTNH sinh hoạt

Các loại chất thải TV, đồ điện hỏng,... đều được người thu mua đồng nát mua về; dầu thải được các người sửa chữa ô tô, xe máy thay dầu và gom để bán lại, lượng CTNH sinh hoạt ra đến bãi rác chỉ còn 0,1-0,6%.

Với các loại CTNH sinh hoạt khác như giẻ lau dính dầu, bóng đèn huỳnh quang, pin, ắc quy thải… thì tại Hải Dương hiện nay chưa có chương trình thu gom.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại và đề xuất kế hoạch quản lý (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)