4. Bố cục của đề tài:
3.2.2. Giải pháp về công nghệ
Giảm thiểu ô nhiễm CTNH bao gồm tất cả các hoạt động (giảm thiểu chất thải, giảm thiểu tại nguồn phát sinh, làm thay đổi đặc tính chất thải bớt nguy hại, hạn chế ô nhiễm, tái sinh, tái sử dụng) nhằm giảm việc tạo ra chất thải nguy hại.
Hiện nay, tại Hải Dương đang thực hiện việc giảm thiểu chất thải nguy hại nhờ việc đưa vào sản xuất xi măng với hệ thống xi măng lò quay. Bước đầu đã đạt được thành công từ hoạt động sản xuất xi măng của Công ty Cổ phần tập đoàn Thành Công.
Các loại chất thải nguy hại được xử lý bao gồm: (chi tiết tại phụ lục)
- Nhóm CTNH được sử dụng làm nguyên liệu thay thế: các loại cặn xử lý khí và đất thải, các loại vật liệu mài mòn, lõi khuôn đúc thải,…
- Nhóm CTNH không chứa halogen được nạp vào lò nung clinke theo đường tháp trao đổi nhiệt để thiêu huỷ (không có giá trị làm nhiên liệu): Chất thải có dư lượng hoá chất trừ sâu, cỏ, diệt nấm; hoá chất bảo vệ thực vật không có gốc halogen hữu cơ, hoá chất bảo vệ thực vật vô cơ,…
- Nhóm CTNH dễ cháy có nhiệt trị cao: hỗn hợp bitum có nhựa than đá thải, chất thải rắn dễ cháy có chứa các thành phần nguy hại…
- Nhóm CTNH chứa Halogen được nạp vào lò nung clinker qua vòi đốt chính cuối lò nung: Cặn phản ứng và cặn đáy tháp chưng cất có các hợp chất halogen; bao bì thải chứa các hoá chất nông nghiệp có gốc halogen hữu cơ.
Với công suất xử lý 147.500 tấn/năm trong đó có 120.000tấn CTNH có thể sử dụng làm nguyên liệu thay thế đã góp phần giảm chi phí sản xuất đồng thời giảm lượng phát sinh CTNH vào môi trường.