4. Bố cục của đề tài:
2.2.1.5. Đánh giá chung lượng CTNH phát sinh tại Hải Dương
Theo thống kê từ các nguồn CTNH, lượng CTNH phát sinh trên địa bàn tỉnh Hải Dương như sau:
Bảng 2.13. Tổng lượng CTNH phát sinh trên địa bàn Hải Dương
TT Loại CTNH Lượng CTNH (Tấn/năm) Thành phần các loại CTNH Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Công nghiệp, xây dựng
6.569 8.879 11.022 Dầu thải; dung môi hữu cơ; chất thải dính dầu
2 Y tế 238 261 281 Kim tiêm, bong băng gạc,
các chất thải phẫu thuật
3 Nông
nghiệp 4.038 4.016 4.009
Bao bì và vỏ chai thuốc BVTV
4 Sinh hoạt 1.460 1.509 1.605
Bóng đèn huỳnh quang; phế thải điện tử, ắc quy,
pin 0
100000 200000 300000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Khối lượng CTNH Y tế (kg/năm)
Khối lượng CTNH Y tế đã được xử lý, thiêu huỷ (kg/năm) Khối lượng CTNH Y tế lưu giữ (Kg/năm)
Tỷ lệ các nguồn CTNH phát sinh trên địa bàn Hải Dương năm 2013 được thể hiện qua hình 2.8 như sau:
Hình 2.8. Tỷ lệ nguồn CTNH phát sinh năm 2013
Hình 2.9. Lượng CTNH tại Hải Dương giai đoạn 2011-2013
2.2.2. Công tác thu gom, vận chuyển CTNH tại Hải Dương
2.2.2.1. Công tác thu gom, vận chuyển CTNH sinh hoạt
Các loại chất thải TV, đồ điện hỏng,... đều được người thu mua đồng nát mua về; dầu thải được các người sửa chữa ô tô, xe máy thay dầu và gom để bán lại, lượng CTNH sinh hoạt ra đến bãi rác chỉ còn 0,1-0,6%.
Với các loại CTNH sinh hoạt khác như giẻ lau dính dầu, bóng đèn huỳnh quang, pin, ắc quy thải… thì tại Hải Dương hiện nay chưa có chương trình thu gom. Hầu hết được thải bỏ và vận chuyển cùng với CTR sinh hoạt.
Công nghiệp 65% Nông nghiệp 24% Sinh hoạt 9% Y tế 2% Năm 2013
Công nghiệp Nông nghiệp Sinh hoạt Y tế
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tấn
2.2.2.2. Công tác thu gom, vận chuyển CTNH công nghiệp
- Việc quản lý và xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh trong thực tế cũng còn một số bất cập như công tác đăng ký chủ nguồn thải nguy hại chưa được quan tâm với lý do phát sinh ít, số cơ sở được cấp Sổ đăng ký rất ít so với số cơ sở phát sinh chất thải nguy hại, khối lượng xử lý nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng thực tế phát sinh.
- Lượng phát thải tại đại đa số các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh quá nhỏ không thể đến thu gom hàng ngày, hàng tháng nên chất thải nguy hại được lữu trữ tại kho chứa rác thải nguy hại của mỗi doanh nghiệp và được thu gom vận chuyển đi theo chu kỳ (3 tháng – 6 tháng một lần). Số cơ sở có kho chứa đảm bảo thì rất ít và chủ yếu nằm trong các khu, cụm công nghiệp, còn phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh kể cả các cơ sở lớn và nhỏ ngoài các khu, cụm công nghiệp thì việc thu gom lưu trữ chất thải nguy hại tại các kho mang tính chất tạm thời hoặc được thu đống tại một địa điểm nhất định.
- Tại một số doanh nghiệp có phát sinh lượng chất thải lớn đã có kho chứa chất thải nguy hại và ký hợp đồng với đơn vị có khả năng thu gom, vận chuyển rác thải nguy hại.
- Tại các cơ sở sản xuất có khối lượng chất thải nguy hại không đáng kể và các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài khu, cụm công nghiệp, chính các cơ sở sản xuất này cũng không “nhận diện” được đâu là chất thải nguy hại, đâu là chất thải công nghiệp thông thường. Do thiếu kiến thức về tác hại của chất thải nguy hại nên các chủ cơ sở cho rằng chỉ cần xử lý hết khối lượng chất thải rắn và nước thải phát sinh mỗi ngày là bảo đảm đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường mà không biết rằng hàng ngày cơ sở của họ còn phát sinh một khối lượng chất thải nguy hại chưa được xử lý đúng cách. Những chất thải này cùng với rác thải sinh hoạt được các cơ sở đăng ký với Công ty môi trường đô thị đưa đi chôn lấp hoặc tự họ đốt một cách lén lút không qua xử lý.
Hiện trên địa bàn tỉnh có 4 cơ sở được cấp giấy phép hành nghề quản lý, xử lý chất thải nguy hại là:
- Công ty cổ phần môi trường Tình Thương. - Công ty cổ phần môi trường An Sinh.
- Công ty TNHH Sản xuất vật liệu xây dựng Thành Công.
1 công ty có giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH là Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Tài nguyên Môi trường DRET.
Bảng 2.14. Tổng hợp khối lượng chất thải nguy hại được thu gom xử lý của 4 công ty được cấp phép xử lý, tiêu huỷ CTNH tại tỉnh Hải Dương [10]
TT Tên chủ xử lý, tiêu hủy Địa chỉ
Khối lượng CTNH đã xử lý
(tấn/năm)
1 Công ty TNHH Sản xuất Dịch vụ Thương mại Môi Trường Xanh
Khu công nghiệp Nam Sách, TP.Hải Dương
20.097 2 Công ty cổ phần môi trường Tình
Thương
Thị trấn Kè Sặt,
huyện Bình Giang 569
3 Công ty TNHH Sản xuất vật liệu xây dựng Thành Công
Xã Kim Xuyên,
huyện Kim Thành 21.786 4 Công ty Cổ phần môi trường An
Sinh
Xã Hoàng Diệu,
huyện Gia Lộc 436
5
Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Tài nguyên Môi trường (DRET) Km 50, Quốc lộ 5, thành phố Hải Dương Vận chuyển CTNH Tổng khối lượng 42.891
Khối lượng CTNH được các công ty xử lý có cả của các tỉnh lân cận.
Tại Hải Dương, nhiều chủ nguồn thải không ký hợp đồng trực tiếp với các đơn vị này mà gián tiếp thông qua các cơ sở liên danh thiếu chặt chẽ.
2.2.2.3. Công tác thu gom, vận chuyển CTNH nông nghiệp
Hiện nay chưa có công tác thu gom và phân loại riêng cho CTNH nông nghiệp, CTNH nông nghiệp chưa được xử lý hợp vệ sinh và được vứt bỏ một cách tùy tiện ra đồng ruộng, chỉ có một số ít các xã có các hố thu gom bao bì, chai lọ đựng hóa chất tại các cánh đồng. Tuy nhiên cũng chỉ được thu gom, chứa vào các hố chứ chưa được xử lý hoặc xử lý tại chỗ bằng cách đốt, mặt khác vẫn còn hiện tượng người dân thu gom chung vỏ bao bì bảo vệ thực vật với rác thải sinh hoạt.
2.2.2.4. Công tác thu gom, vận chuyển CNNH y tế
Hầu hết các cở sở y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã tiến hành công tác phân loại chất thải y tế nguy hại và chất thải sinh hoạt ngay tại các khoa phòng. Tuy nhiên, công tác phân loại chỉ được tiến hành một cách triệt để tại bệnh viện trên địa bàn tỉnh còn các trạm y tế xã, phường, các cơ sở y tế tư nhân khác việc phân loại chưa triệt để, chất thải y tế nguy hại vẫn còn lẫn trong chất thải sinh hoạt.
* Công tác thu gom
Dụng cụ chứa chất thải: Dụng cụ chứa chất thải tại các cơ sở y tế chủ yếu là các thùng nhựa 02 lớp có lắp hay xô nhựa. Thùng được lót túi nilon. Cụ thể:
- Bệnh viện Tỉnh Hải Dương:
+ Thùng, túi nilon màu xanh: đựng chất thải sinh hoạt thông thường.
+ Thùng, túi nilon màu vàng: thu gom các loại chất lâm sàng không sắc nhọn. + Thùng, hộp nhựa màu vàng đựng các vật sắc nhọn, bên ngoài có biểu tượng về nguy hại sinh học: để thu gom các chất thải lâm sàng sắc nhọn như: kim tiêm, bơm tiêm kèm kim tiêm, dao mổ, pipet Pasteur, các lam kính xét nghiệm, đĩa nuôi cấy bằng thủy tinh, các lọ thủy tinh dính máu hay các vật sắc nhọn khác...
Khoa cận lâm sàng còn có thêm thùng, túi màu đen: để thu gom các chất thải hóa học và chất thải phóng xạ, thuốc gây độc tế bào.
- Chất thải hóa học: lọ thủy tinh đựng chất thải hóa học, thuốc hóa trị.
- Chất thải phóng xạ: các dụng cụ có dính chất phóng xạ phát sinh trong quá trình chẩn đoán và điều trị như kim tiêm, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ, dụng cụ chứa nước tiểu của người bệnh đang điều trị chất phóng xạ.
Trên xe tiêm và xe làm thủ thuật cũng phải được trang bị đầy đủ phương tiện để thu gom chất thải sinh hoạt, lâm sàng và chất thải sắc nhọn.
- Các bệnh viện khác:
+ túi màu xanh đựng rác thải sinh hoạt.
+ túi màu vàng đựng các loại rác thải y tế nguy hại
mức 3/4 túi, không có dòng chữ "không được đựng quá vạch này", không có biểu tượng nguy hại sinh học, chất gây độc tế bào, chất phóng xạ, chất thải có thể tái chế.
Chất thải có thể tái chế như: Chai nhựa đựng các loại dung dịch; chai, lọ thuỷ tinh đựng thuốc tiêm; giấy, báo, bìa, thùng các-tông, vỏ hộp thuốc; các vật liệu kim loại không dính các thành phần nguy hại...được đựng trong các túi nilon đủ các loại không theo quy định của Bộ Y tế.
Vật sắc nhọn (chủ yếu là kim tiêm) được đựng bằng hộp giấy màu vàng theo đúng quy định của Bộ Y tế và tận dụng các chai nhựa truyền dịch hay hộp kim loại.
Thùng nhựa đựng chất thải sinh hoạt là loại có lắp bật được để tại các hành lang hay trong phòng bệnh nhân, thùng đựng chất thải y tế là loại mở bằng tay đặt trên các xe tiêm và buồng mổ, phòng khám, phòng xét nghiệm.
Đối với các bệnh viện có lò đốt đang được vận hành thì CTNH y tế được phân loại tại nguồn, thu gom triệt để trong ngày và xử lý thiêu huỷ ngay tại lò đốt trong bệnh viện nên hiệu quả đạt được rất cao. Tuy nhiên, các bệnh viện khác và các cơ sở y tế không có lò đốt; hoặc có lò đốt nhưng hiện đã dừng hoạt động phải thuê đơn vị có chức năng thu gom xử lý.
Hiện nay trên địa bàn Tỉnh Hải Dương Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường An Sinh và Công ty TNHH Sản xuất, Dịch vụ,Thương mại Môi Trường xanh là đơn vị chính thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế của tỉnh Hải Dương. Trung bình 02 ngày công ty vận chuyển khoảng 800 - 900 kg chất thải y tế đem đi xử lý.
Cơ sở vật chất, nguồn nhân lực cho quá trình thu gom của Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường An Sinh và Công ty TNHH Sản xuất, Dịch vụ,Thương mại Môi Trường xanh tương đối đáp ứng được những điều kiện cần phải có đối với một đơn vị tham gia thu gom chất thải nguy hại y tế.
Bảng 2.15. Các phương tiện, thiết bị, nhân lực phục vụ công tác thu gom, vận chuyển CTNH y tế tại Hải Dương
TT Thiết bị/Nhân lực
Số lượng
Chủng loại/ký hiệu An Sinh Môi trường
xanh
1 Thùng đựng chất thải Tuỳ theo nhu cầu 250 lit
2 Xe chuyên dụng 01 xe 03 xe Hyundai 3.5 tấn
3 Xe đẩy tay vận chuyển
chất thải 14 xe 20 xe
4 Kho lưu giữ CTNH y
tế 3,5 m
2 30 m2
5 Lò đốt chất thải 01 chiếc 01 chiếc
Hoval - MZ4 (400-500 kg/ngày)
6 Công nhân 06 người 05 người
Nguồn: Công ty TNHH Sản xuất, Dịch vụ, Thương mại Môi Trường xanh Công ty cổ phần công nghệ môi trường An Sinh
2.2.3. Công tác lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
Bảng 2.16. Danh sách một số các công nghệ xử lý CTNH hiện có trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Phương tiện thiết bị Hình thức xử lý Công suất
Lò đốt CTNH Tiêu hủy 200 kg/h
Đồng xử lý bằng lò nung clinke Tiêu hủy
Thiết bị xử lý linh kiện điện tử Xử lý, tái chế 100kg/h
Thiết bị xử lý bản mạch điện tử Xử lý, tiêu hủy 100kg/h
Thiết bị xử lý dung dịch mực in
thải Xử lý, tiêu hủy 50 m3/ ngày đêm
Kho lưu giữ chất thải Lưu giữ 500 m2
Thiết bị xử lý bóng đèn huỳnh
quang Xử lý 25kg/h
2.2.3.1. Công tác lưu giữ, xử lý CTNH sinh hoạt
2.2.3.2. Công tác lưu giữ, xử lý CTNH công nghiệp
Thực trạng xử lý CTNH công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay đều do các đơn vị có chức năng xử lý thực hiện, tỷ lệ CTNH công nghiệp phát sinh được thu gom và xử lý mới đạt 68 ÷ 90%, lượng còn lại được lưu giữ tại cơ sở hoặc chưa được thu gom đúng quy định, phần lớn các cơ sở này nằm ngoài khu công nghiệp và thiếu sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan như Ban quản lý KCN hay Chi cục bảo vệ môi trường. Chất thải công nghiệp phát sinh từ các cơ sở sản xuất tại các Khu, Cụm công nghiệp được xử lý bằng nhiều biện pháp khác nhau, tuỳ theo tính chất và thành phần chất thải. Các biện pháp hiện đang được áp dụng bao gồm: tái chế, tái sử dụng, chôn lấp, chuyển cho đơn vị khác hoặc lưu chứa tại cơ sở sản xuất.
Tái chế, tái sử dụng CTNH được thực hiện tại một cơ sở xản suất. Các chất thải có thể tái sử dụng được các sở sản xuất thu hồi để quay vòng sử dụng cho các hoạt động sản xuất.
Một số công nghệ xử lý CTNH công nghiệp phổ biến tại Hải Dương:
- Lò phản xạ đốt đa vùng: dùng để xử lý bùn thải, giẻ lau, bao bì mềm, gỗ vụn thải, bản mạch điện tử, các thiết bị điện, phế liệu, dung môi thải và chất thải chứa dung môi; các loại bã xỉ, cặn rắn, vật liệu, vật thể mài đã qua sử dụng;chất thải hóa chất. Cặn bã và tro xỉ của các CTNH này sau khi bị thiêu đốt được đem đi hóa rắn làm vật liệu xây dựng.
- Hệ thống xử lý hóa học: dùng để xử lý các loại bùn thải, axit thải và các chất tẩy rửa thải. Các CTNH được xử lý bằng các phương pháp hóa học, sau đó được đóng rắn hay ép khô để sản xuất vật liệu xây dựng.
- Hệ thống xử lý dầu thải, chất thải lẫn dầu: dùng để xử lý dầu mỡ thải, nước thải và chất thải lẫn dầu. Các CTNH này khi vào hệ thống thì dầu thải được tách ra và tận dụng cho lò đốt, cặn bã thì đưa vào lò đốt tiêu hủy, nước thải được đưa vào hệ thống xử lý nước thải của công ty.
- Hệ thống tiền xử lý ắc quy và hệ thống tiền xử lý bóng đèn huỳnh quang: để xử lý ắc quy chì thải và bóng đèn huỳnh quang thải. (Phụ lục 5)
- Xử lý tái chế rác điện tử, kim loại màu và các loại khác(Phụ lục 5):Toàn bộ
bản mạch điện tử bị lỗi, hỏng, cũ ... được phân tách riêng biệt ra các loại (tụ điện, đai sắt, nhôm).
Phần bản mạch còn dính các linh kiện cho vào ngâm trong dung dịch axit 15% để toàn bộ các mối hàn gắn các linh kiện vào tấm bản mạch bị tan ra. Từ đó toàn bộ các linh kiện sẽ bị rụng ra, sau đó phân ra các loại khác nhau rồi tiến hành xử lý.
- Hệ thống hóa rắn: dùng để hóa rắn các chất rắn vô cơ làm vật liệu xây dựng
hoặc phụ gia xi măng.
- Máy trộn bê tông hóa rắn: dùng để đóng rắn tro xỉ của lò đốt và bùn thải. - Lò đốt chất thải VIMARU: dùng để thiêu đốt dầu thải, giẻ dính dầu, hộp
đựng dầu, gỉ sắt lẫn vụn sơn, chất thải từ quá trình bóc tách sơn. Sau đó tro xỉ lò đốt được hóa rắn.
Tại Hải Dương hiện nay có 5 công ty được cấp phép hành nghề Quản lý chất thải nguy hại và 5 khu xử lý CTNH.
Bảng 2.17. Các cơ sở quản lý CTNH tại Hải Dương
TT Đơn vị xử lý CTR Quy mô diện tích
Diện tích đã sử dụng
Sản phẩm Công suất nhà máy Công nghệ xử lý Công ty TNHH sản xuất dịch vụ thương mại Môi Trường Xanh
1 1
Cơ sở 1: KCN Nam Sách 1,2 Ha 1,1 ha Tro được đóng rắn
- Lò đốt số 1: 200kg/h Sử dụng nhiên liệu dầu