4. Bố cục của đề tài:
3.1.4. Dự báo lượng CTN Hy tế trên địa bàn Hải Dương đến năm 2030
Dự báo lượng CTNH từ bệnh viện và các trung tâm y tế dựa vào: tỷ lệ phát sinh chất thải trên 1 giường bệnh và số lượng giường bệnh tại thời điểm dự báo của toàn thành phố.
Dự báo số giường bệnh đến năm 2030 (Gt)
Trên cơ sở định hướng và các mục tiêu phát triển của ngành y tế Hải Dương đến năm 2030: trung bình 1 vạn dân có 50 giường bệnh. Giả định đến năm 2030, số giường bệnh tại các cơ sở y tế tỉnh Hải Dương tăng tương ứng với tỷ lệ tăng dân số. Do vậy số giường bệnh của Hải Dương trong những năm tới sẽ được tính theo công thức: G(t) =
D(t) x tỷ lệ số giường bệnh/1 vạn dân (Với D(t): dân số năm t)
Dự báo mức phát sinh CTNH/giường bệnh:
Theo tài liệu nghiên cứu “Bảo vệ môi trường trong các cơ sở y tế” do TS. Nguyễn Huy Nga làm chủ biên: Khoảng 75-90% chất thải y tế phát sinh từ các cơ sở y tế là không nguy hại hay còn gọi là chất thải y tế “chung” như chất thải sinh hoạt và 10-25% là chất thải nguy hại tạo ra nguy cơ rất cao và rất đa dạng cho sức khoẻ con người và môi trường. Lượng chất thải rắn y tế/giường bệnh phát sinh tại các cơ sở y tế ở Việt Nam bảng 3.6.
Bảng 3.6. Lượng chất thải y tế phát sinh tại Việt Nam
Tuyến bệnh viện Tổng lượng chất thải y tế (kg/giường bệnh/ngày)
Chất thải y tế nguy hại (kg/giường bệnh/ngày)
Bệnh viện trung ương 0,97 0,16
Bệnh viện tuyến tỉnh 0,88 0,14
Bệnh viện tuyến huyện 0,73 0,11
Tuyến xã (trạm y tế) 0,12 -
Bảng 3.7. Chỉ tiêu phát sinh CTR
Chỉ tiêu phát sinh CTR Đơn vị Số lượng
Bệnh viện kg/giường/ngày 1,5
Phòng khám kg/giường/ngày 1,0
Trạm y tế kg/giường/ngày 0,7
Tỷ lệ thành phần CTR y tế nguy hại Đơn vị Số lượng
Bệnh viện % 20
Phòng khám % 15
Trạm y tế % 15
Tỷ lệ thu gom và xử lý CTR % 100
Tỷ lệ gia tăng CTR %/năm 2
Nguồn: Báo cáo Diễn biến Môi trường Việt Nam năm 2004 – phần CTR Chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020. Tổng hợp các nghiên cứu của Bộ Y tế và WHO, 2004
Dựa vào bảng 3.7, để tính toán dự báo CTR phát sinh, ta lấy chỉ tiêu phát sinh CTR trung bình là 1,0 kg/giường/ngày, tỉ lệ thành phần CTNH y tế chiếm 15% lượng CTR phát sinh.
Khi đó, dự báo lượng CTNH y tế phát sinh trên địa bàn Hải Dương đến năm 2030 như sau: M (t) (kg/năm) = G(t) x Ttx 365 (kg/năm)
Trong đó: - G(t) : Số giường bệnh năm t
- Tt: Mức phát sinh CTNH y tế trên giường bệnh năm t
Bảng 3.8. Dự báo lượng CTNH y tế phát sinh tại Hải Dương đến năm 2030
TT Năm Dân số (Nghìn người) Số giường bệnh Mức phát sinh CTNH y tế (kg/giường bệnh/ngày) Lượng CTNH y tế phát sinh kg/năm 1 2020 1.864 9320 0,15 510.270 2 2030 2.278 11.390 0,15 623.602,5
Theo dự báo, tổng CTNH y tế phát sinh trên địa bàn Hải Dương đến năm 2030 là 623.602,5kg/năm (khoảng 623 tấn), gấp 2,22 lần năm 2013.
Tổng hợp lượng CTNH công nghiệp, y tế, nông nghiệp và sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hải Dương dự báo đến năm 2030 được nêu trong Bảng 3.9 như sau:
Bảng 3.9. Lượng CTNH phát sinh trên địa bàn Hải Dương đến năm 2030
CTNH sinh hoạt CTNH công nghiệp CTNH nông nghiệp CTNH y tế Tổng lượng CTNH Đơn vị (Tấn/năm) 5.231 118.495 1.354 623 125.703 Tỉ lệ (%) 4,16% 94,26% 1,08% 0,5% 100%
Hình 3.1. Tỉ lệ CTNH theo nhóm ngành vào năm 2030
Hiện tại, công tác quản lý CTNH y tế tại Hải Dương đã được thực hiện khá tốt, việc tuyên truyền phổ biến kiến thức về CTNH y tế đã có những hiệu quả nhất định như đã phân tích tại chương 2.
Với việc phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp trong tương lai đã làm cho tỉ lệ CTNH ngành công nghiệp tăng vọt và đạt tới 94,5% vào năm 2030. CTNH nông nghiệp giảm do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp để phục vụ cho sự phát triển của đô thị và công nghiệp. Do đó vấn đề cần quan tâm nhất trong thời gian tới là công tác thu gom, xử lý CTNH công nghiệp.
sinh hoạt 4,16% công nghiệp 94,27% nông nghiệp 1,08% y tế 0,5%
Tỷ lệ CTNH năm 2030 của tỉnh Hải Dương
3.2. Đề xuất các cơ chế chính sách và giải pháp quản lý CTNH
3.2.1. Các giải pháp quản lý
3.2.1.1. Giải pháp về quản lý hành chính
- Tăng cường trong công tác thanh kiểm tra, cấp phép chủ nguồn thải + Sở Tài nguyên Môi trường Hải Dương và lực lượng Cảnh sát môi trường
Hải Dương cần có trách nhiệm hỗ trợ, kiểm tra giám sát và yêu cầu 100% cơ sở phát sinh CTNH phải có hợp đồng và phải được thu gom, xử lý tránh các tình trạng thu gom bất hợp pháp.
+ Tiến hành kiểm kê đăng kí chủ nguồn thải chất thải nguy hại đối với mọi ngành sản xuất có phát sinh chất thải nguy hại
+ Tăng cường hiệu lực xử phạt hành chính đối với các chủ nguồn thải cố ý không chấp hành luật bảo vệ môi trường.
- Nâng cao năng lực cán bộ quản lý có chuyên môn sâu về quản lý CTNH
Hiện tại, tỉnh Hải Dương chỉ có 1 cán bộ chuyên trách có chuyên môn sâu về quản lý CTNH đang công tác tại Chi cục bảo vệ môi trường Hải Dương và 20 cán bộ phụ trách chung về môi trường tại 12 huyện, thành phố. Con số này rất nhỏ so với hơn 2000 cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn Tỉnh Hải Dương. Do đó hoạt động thanh tra, giám sát không đạt hiệu quả cao.
Trong những năm tới, tỉnh Hải Dương cần có kế hoạch bổ sung nguồn nhân lực như sau:
Bảng 3.10. Đề xuất tăng cường cán bộ quản lý CTNH
Đơn vị quản lý Số lượng cán bộ có chuyên môn sâu
Số lượng cán bộ tham gia quản lý
CTNH
Sở Tài nguyên và môi trường 5 10
Phòng TNMT TP. Hải Dương 2 3
Phòng TNMT Thị xã Chí Linh 2 3
Phòng TNMT các huyện (10
huyện) 1x10 4x10
Tổng cộng 19 56
3.2.1.2. Giải pháp về vốn để tăng cường đầu tư công tác quản lý CTNH
-Tăng cường vốn đầu tư lấy từ nguồn tài trợ nước ngoài thông qua các dự án; từ ngân sách của trung ương tới địa phương hay từ các chủ nguồn thải có khối lượng thải lớn để đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển và công nghệ xử lý hiệu quả. Ví dụ như tiếp tục điều chỉnh chi phí xử lý CTNH y tế.
+Tăng cường vốn đầu tư cho các trạm xử lý chất thải tập trung, các khu trung chuyển rác thải nguy hại tập trung tại các khu, cụm công nghiệp cũng như tại các xã, huyện trên địa bàn tỉnh.
3.2.1.3. Giải pháp về tuyên truyền giáo dục phổ biến kiến thức
+Tăng cường nâng cao nhận thức của người dân trong việc nhận diện, phân loại cũng như mức độ ảnh hưởng của chất thải nguy hại tới môi trường sống.
+Khuyến khích xóa bỏ thói quen vứt bỏ chất thải nguy hạisinh hoạt và nông nghiệp bừa bãi.
+ Tiếp tục triển khai các đợt tập huấn về pháp luật bảo vệ môi trường, trong đó có nội dung tuyên truyền các quy định của pháp luật về quản lý CTNH cho các cán bộ tại các tổ chức đoàn thể, cán bộ phụ trách môi trường tại các thị xã, huyện, cán bộ phụ trách môi trường tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
+ Cần thường xuyên tìm tòi, làm phong phú thêm chương trình truyền hình “Môi trường và cuộc sống” của Đài truyền hình Hải Dương. Đây là chương trình thiết thực và hiệu quả nhất trong công tác tuyên truyền.
3.2.1.4 Công tác quản lý CTNH tại cơ sở
* Đối với các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp:
- Khuyến khích các cơ sở đã đi vào hoạt động thay đổi cải tiến công nghệ để giảm lượng CTNH phát sinh bằng các biện pháp khuyến khích về kinh tế như miễn trừ thuế, giảm hoặc miễn thuê đất đối với các cơ sở thay đổi thiết bị công nghệ.
- Đòi hỏi các chủ đầu tư cần phải áp dụng các công nghệ tiên tiến đối các cơ sở đang trong quá trình đầu tư để giảm thiểu lượng CTNH phát sinh
- Chủ đầu tư khu công nghiệp cùng với Ban Quản lý các khu, cụm công nghiệp tỉnh cần đề xuất phương án xây dựng hệ kho chứa rác thải nguy hại và tổ chức thu gom chất thải nguy hại từ các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp, đứng ra ký kết hợp đồng với các đơn vị có khả năng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại để định kỳ hàng tuần, hàng tháng có thể vận chuyển đi xử lý theo đúng quy định. - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cần có trách nhiệm đôn đốc, thanh kiểm tra các doanh nghiệp trong việc thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại.
* Đối với các doanh nghiệp ngoài khu, cụm công nghiệp, khu dân cư, làng nghề bao gồm tất cả các dịch vụ khác:
- Mỗi khu, cụm dân cư, làng nghề, thôn xóm cần thành lập các tổ, đội chuyên thu gom, vận chuyển rác thải.
- Tuyên truyền tới người dân và các chủ nguồn thải có thể phân loại được đâu là chất thải nguy hại đâu là chất thải sinh hoạt thông thường.
* Quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ sản xuất nông nghiệp
- UBND tỉnh cần đưa ra các chính sách kiểm soát số lượng thuốc và chủng loại thuốc bảo vệ thực vật bán ra thị trường.
- Tập huấn, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hình thành các làng năng xuất xanh, nhân rộng các mô hình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đạt năng suất, chất lượng cao. Gắn kết giữa nhà nông – nhà khoa học và nhà doanh nghiệp để tạo tiền đề vững chắc cho người dân trong sản xuất.từ đó giảm được việc lạm dụng thuốc bảo thực vật và phân bón hóa học.
- Công tác thu gom, vận chuyển xử lý lượng chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất này chủ yếu là từ ý thức của người sản xuất nông nghiệp. Do vậy công tác tuyên truyền phổ biến về tác hại, tiềm ẩn rủi ro... cho thế hệ mai sau là rất cần thiết để người dân có ý thức thu gom lại cùng với chất thải nguy hại phát sinh từ mỗi gia đình.
- Buộc các nhà sản xuất thuốc bảo vệ thực vật có thể thu gom lại để tái sử dụng thông qua các cửa hàng phân phối và bán thuốc bảo vệ thực vật.
* Công tác quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ ngành y tế
- Cần có sự đầu tư của các ban, ngành trong việc cấp kinh phí đầu tư trang thiết bị phương tiện, bảo hộ cho hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại một cách đồng bộ.
- Tập huấn cho các công nhân viên trong các bệnh viện, trạm xá trên địa bàn tỉnh về công tác quản lý, thu gom và xử lý CTNH.
3.2.2. Giải pháp về công nghệ
Giảm thiểu ô nhiễm CTNH bao gồm tất cả các hoạt động (giảm thiểu chất thải, giảm thiểu tại nguồn phát sinh, làm thay đổi đặc tính chất thải bớt nguy hại, hạn chế ô nhiễm, tái sinh, tái sử dụng) nhằm giảm việc tạo ra chất thải nguy hại.
Hiện nay, tại Hải Dương đang thực hiện việc giảm thiểu chất thải nguy hại nhờ việc đưa vào sản xuất xi măng với hệ thống xi măng lò quay. Bước đầu đã đạt được thành công từ hoạt động sản xuất xi măng của Công ty Cổ phần tập đoàn Thành Công.
Các loại chất thải nguy hại được xử lý bao gồm: (chi tiết tại phụ lục)
- Nhóm CTNH được sử dụng làm nguyên liệu thay thế: các loại cặn xử lý khí và đất thải, các loại vật liệu mài mòn, lõi khuôn đúc thải,…
- Nhóm CTNH không chứa halogen được nạp vào lò nung clinke theo đường tháp trao đổi nhiệt để thiêu huỷ (không có giá trị làm nhiên liệu): Chất thải có dư lượng hoá chất trừ sâu, cỏ, diệt nấm; hoá chất bảo vệ thực vật không có gốc halogen hữu cơ, hoá chất bảo vệ thực vật vô cơ,…
- Nhóm CTNH dễ cháy có nhiệt trị cao: hỗn hợp bitum có nhựa than đá thải, chất thải rắn dễ cháy có chứa các thành phần nguy hại…
- Nhóm CTNH chứa Halogen được nạp vào lò nung clinker qua vòi đốt chính cuối lò nung: Cặn phản ứng và cặn đáy tháp chưng cất có các hợp chất halogen; bao bì thải chứa các hoá chất nông nghiệp có gốc halogen hữu cơ.
Với công suất xử lý 147.500 tấn/năm trong đó có 120.000tấn CTNH có thể sử dụng làm nguyên liệu thay thế đã góp phần giảm chi phí sản xuất đồng thời giảm lượng phát sinh CTNH vào môi trường.
3.2.3. Đề xuất về quy hoạch quản lý CTNH
Khu xử lý CTNH hiện có
Đơn vị chuyên vận chuyển CTNH (Bảng 3.11)
3 2
4
1
Bảng 3.11. Đánh giá các địa điểm thu gom, xử lý CTNH tại Hải Dương
TT Tên Vị trí Đánh giá Năng lực
(tấn/năm)
1
2 Nhà máy xử lý CTNH của Công ty TNHH Sản xuất, dịch vụ, thương mại Môi trường xanh
Khu công nghiệp Nam Sách, tp Hải Dương/ Xã Việt Hồng,
huyện Thanh Hà
- Xử lý CTNH phát sinh từ các khu Công nghiệp khu vực Huyện Nam Sách, huyện Thanh Hà và các vùng phụ cận
6.914
2
Nhà máy xử lý và tiêu hủy CTNH của Cổ phần môi trường Tình Thương Thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang - Xử lý CTNH phát sinh từ CCN Việt Hồng, KCN Phúc Điền và các vùng phụ cận 369 3 Nhà máy xử lý CTNH của Công ty cổ phần công nghệ môi trường An Sinh
Xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc
- Xử lý CTNH phát sinh tại khu vực
huyện Gia Lộc và các vùng lân cận 9.466
4 Khu xử lý chất thải của Công ty xi măng Thành Công
Xã Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn
- Xử lý CTNH trong quá trình sản xuất
xi măng lò quay. 147.500
Hải Dương hiện có 5 khu xử lý chất thải nguy hại và 1 đơn vị thu gom, vận chuyển CTNH với tổng năng lực 164.249 tấn/năm.
- Năm 2013, lượng phát thải CTNH là 3.414 tấn, bằng 1/48 lần so với năng lực xử lý của các khu xử lý CTNH trong tỉnh.
- Năm 2030, lượng phát sinh CTNH là 130.134 tấn, vẫn nằm trong khả năng xử lý của các khu xử lý hiện có.
Hình 3.2. Đánh giá năng lực xử lý CTNH tại tỉnh Hải Dương
Vấn đề đáng quan tâm nhất trong thời điểm hiện tại là loại và lượng CTNH của ngành công nghiệp (sẽ chiếm chỉ lệ 94,5% lượng CTNH toàn tỉnh Hải Dương vào năm 2030) và năng lực xử lý hiện tại có đủ đáp ứng hay không?
0 20000000 40000000 60000000 80000000 100000000 120000000 140000000 160000000 180000000 Khối lượng CTNH 2030 Năng lực xử lý CTNH hiện tại
Bảng 3.12. Công nghệ xử lý CTNH của các công ty hành nghề quản lý CTNH
TT Tên chất thải Số lượng được cấp phép (Tấn/năm) Tổng
An Sinh MTX Tình Thương Phương án xử lý Thành
Công
1
Chất thải đưa vào thiêu hủy bằng lò đốt: Bao bì mềm, giẻ lau, vải chứa thành phần nguy hại; Cặn thải; xỉ (cứt
sắt), vang bọt dễ cháy;… 3.600 13.000 573 Thiêu hủy bằng lò đốt, tro xỉ hóa rắn Dùng làm nguyên liệu thay thế: CTNH được nạp vào lò nung clinke theo đường tháp trao đổi nhiệt 120.000 163.588 2 Các chất thải đốt trong lò đốt dưới dạng nhiên liệu: -Các lại dầu, xăng thải
-Dầu thải chứa axit 280 135
-Thiêu hủy bằng lò đốt, tro xỉ hóa rắn -Trung hòa, thiêu hủy trong lò đốt Nhóm CTNH không chứa halogen nạp vào lò nung clinke theo đường tháp trao đổi nhiệt để thiêu hủy 15.000 11.000 3
Các chất thải đưa vào hóa rắn: Tro bay chứa thành phần nguy hại; xỉ từ các quá trình luyện kim;…
1.000 3.000 3.000
Hóa rắn
7.000
4
Bóng đèn huỳnh quang thải
5,8 25
Sơ chế bằng thiết bị nghiền
5 Các loại ắc quy thải 50
3.000
Súc rửa, tháo dỡ
thu hồi phế liệu 3.050