Công tác lưu giữ, xử lý CTNH công nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại và đề xuất kế hoạch quản lý (Trang 49 - 52)

4. Bố cục của đề tài:

2.2.3.2. Công tác lưu giữ, xử lý CTNH công nghiệp

Thực trạng xử lý CTNH công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay đều do các đơn vị có chức năng xử lý thực hiện, tỷ lệ CTNH công nghiệp phát sinh được thu gom và xử lý mới đạt 68 ÷ 90%, lượng còn lại được lưu giữ tại cơ sở hoặc chưa được thu gom đúng quy định, phần lớn các cơ sở này nằm ngoài khu công nghiệp và thiếu sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan như Ban quản lý KCN hay Chi cục bảo vệ môi trường. Chất thải công nghiệp phát sinh từ các cơ sở sản xuất tại các Khu, Cụm công nghiệp được xử lý bằng nhiều biện pháp khác nhau, tuỳ theo tính chất và thành phần chất thải. Các biện pháp hiện đang được áp dụng bao gồm: tái chế, tái sử dụng, chôn lấp, chuyển cho đơn vị khác hoặc lưu chứa tại cơ sở sản xuất.

Tái chế, tái sử dụng CTNH được thực hiện tại một cơ sở xản suất. Các chất thải có thể tái sử dụng được các sở sản xuất thu hồi để quay vòng sử dụng cho các hoạt động sản xuất.

Một số công nghệ xử lý CTNH công nghiệp phổ biến tại Hải Dương:

- Lò phản xạ đốt đa vùng: dùng để xử lý bùn thải, giẻ lau, bao bì mềm, gỗ vụn thải, bản mạch điện tử, các thiết bị điện, phế liệu, dung môi thải và chất thải chứa dung môi; các loại bã xỉ, cặn rắn, vật liệu, vật thể mài đã qua sử dụng;chất thải hóa chất. Cặn bã và tro xỉ của các CTNH này sau khi bị thiêu đốt được đem đi hóa rắn làm vật liệu xây dựng.

- Hệ thống xử lý hóa học: dùng để xử lý các loại bùn thải, axit thải và các chất tẩy rửa thải. Các CTNH được xử lý bằng các phương pháp hóa học, sau đó được đóng rắn hay ép khô để sản xuất vật liệu xây dựng.

- Hệ thống xử lý dầu thải, chất thải lẫn dầu: dùng để xử lý dầu mỡ thải, nước thải và chất thải lẫn dầu. Các CTNH này khi vào hệ thống thì dầu thải được tách ra và tận dụng cho lò đốt, cặn bã thì đưa vào lò đốt tiêu hủy, nước thải được đưa vào hệ thống xử lý nước thải của công ty.

- Hệ thống tiền xử lý ắc quy và hệ thống tiền xử lý bóng đèn huỳnh quang: để xử lý ắc quy chì thải và bóng đèn huỳnh quang thải. (Phụ lục 5)

- Xử lý tái chế rác điện tử, kim loại màu và các loại khác(Phụ lục 5):Toàn bộ

bản mạch điện tử bị lỗi, hỏng, cũ ... được phân tách riêng biệt ra các loại (tụ điện, đai sắt, nhôm).

Phần bản mạch còn dính các linh kiện cho vào ngâm trong dung dịch axit 15% để toàn bộ các mối hàn gắn các linh kiện vào tấm bản mạch bị tan ra. Từ đó toàn bộ các linh kiện sẽ bị rụng ra, sau đó phân ra các loại khác nhau rồi tiến hành xử lý.

- Hệ thống hóa rắn: dùng để hóa rắn các chất rắn vô cơ làm vật liệu xây dựng

hoặc phụ gia xi măng.

- Máy trộn bê tông hóa rắn: dùng để đóng rắn tro xỉ của lò đốt và bùn thải. - Lò đốt chất thải VIMARU: dùng để thiêu đốt dầu thải, giẻ dính dầu, hộp

đựng dầu, gỉ sắt lẫn vụn sơn, chất thải từ quá trình bóc tách sơn. Sau đó tro xỉ lò đốt được hóa rắn.

Tại Hải Dương hiện nay có 5 công ty được cấp phép hành nghề Quản lý chất thải nguy hại và 5 khu xử lý CTNH.

Bảng 2.17. Các cơ sở quản lý CTNH tại Hải Dương

TT Đơn vị xử lý CTR Quy mô diện tích

Diện tích đã sử dụng

Sản phẩm Công suất nhà máy Công nghệ xử lý Công ty TNHH sản xuất dịch vụ thương mại Môi Trường Xanh

1 1

Cơ sở 1: KCN Nam Sách 1,2 Ha 1,1 ha Tro được đóng rắn

- Lò đốt số 1: 200kg/h Sử dụng nhiên liệu dầu Diozel

- Lò đốt số 2: 1000kg/h - Lò số 3: 1300kg/h Cơ sở 2: Xã Việt Hồng -

huyện Thanh Hà 3 Ha 0,9 ha Tro được đóng rắn Lò đốt: 1300kg/h Sử dụng nhiên liệu dầu Diozel

2 2

Công ty cổ phần môi

trường Tình Thương 2,5 Ha 0,7 Tro được đóng rắn

Lò đốt: 200kg/h Sử dụng dầu Diozel 100 Tấn/ngày Công nghệ MBT.CD08 3 3 Công ty TNHH sản xuất vật liệu xây dựng Thành Công III

3.2 Ha 1,0 Ha Ximăng 1000T clinker/ngđ Đồng xử lý trong lò quay XSXM Công suất: 1400kg/h

4

4 Công ty An Sinh 1,19 Ha 0,65 Tro được đóng rắn Lò đốt 500kg/h Sử dụng dầu Diozel 5

5 Công ty Cổ phần DRET 0,9 ha - Vận chuyển CTNH

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại và đề xuất kế hoạch quản lý (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)