Xuất các phương án quản lý CTNH

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại và đề xuất kế hoạch quản lý (Trang 77)

4. Bố cục của đề tài:

3.3. xuất các phương án quản lý CTNH

3.3.1. Công tác quản lý phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH

3.3.1.1. Công tác quản lý phân loại và thu gom

+ Công tác thu gom

Công tác thu gom chất thải tại nguồn được thực hiện bởi chính các công nhân sản xuất ở các nhà máy. Tùy thuộc vào dây chuyền sản xuất, bố trí lao động mà mỗi nhà máy có thể có một phương thức khác nhau. Có thể thu gom theo ca, tuần, tháng tùy thuộc vào các quá trình sản xuất và thời điểm sản xuất khác nhau.

Hoạt động thu gom vận chuyển CTNH tại Hải Dương là một công tác phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, gồm nhiều thành phần tham gia, từ các đơn vị thuộc nhà nước đến các đơn vị tư nhân có chức năng, ngay cả các đơn vị tư nhân tự phát cũng hiển nhiên tham gia vào công tác này ngoài sự kiểm soát của chính quyền.

chỉnh đảm bảo các tiêu chí: Đầy đủ các thành phần tham gia một cách hợp lý, khoa học, có thể kiểm soát quản lý rõ ràng, phân bố các loại chất thải về các nơi tiếp nhận phù hợp.

- Đối với CTNH sinh hoạt: Tiến hành đặt các thùng rác phân loại chứa CTNH

phát sinh từ hoạt động sinh hoạt tăng cường yếu tố kỹ thuật hỗ trợ cho quá trình phân loại CTNH tại các khu chung cư, khu dân cư tập trung.

Các chất thải nguy hại có thể tái sử dụng, tái chế như CT điện tử và điện dân dụng, dầu thải hiện đã được đồng nát và cơ sở sửa chữa xe máy thu gom gần hết. Các bóng đèn tuyp cũng được thu gom và xử lý. Do vậy chỉ còn những CTNH còn lại sẽ đề nghị nhà nước đưa ra chính sách đồng bộ trong việc thu gom CTNH sinh hoạt đối với toàn quốc như nhiều nước tiên tiến đã làm (xây dựng một số trạm thu gom CTNH sinh hoạt cố định trong thành phố hoặc khu vực đông dân cư, người dân tự mang CTNH đến trạm). Tuy nhiên điều này chỉ làm được khi có điều kiện.

- Đối với CTNH công nghiệp: Tại Hải Dương còn nhiều doanh nghiệp không

có kho lưu giữ CTNH, không phân loại tại nguồn đặc biệt là những doanh nghiệp có lượng CTNH <600 kg/năm (Không phải đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại) nên cần đốc thúc và yêu cầu các cơ sở này phải thu gom, xây dựng kho lưu trữ và ký hợp đồng với đơn vị thu gom và xử lý CTNH với tần suất phù hợp. Như chương 2 đã đánh giá lượng CTNH của Hải Dương đã thu gom và xử lý được 68-90%. Phần còn lại 10-32% là do chưa thu gom được. Vì vậy giải pháp nêu trên sẽ góp phần giảm lượng CTNH công nghiệp chưa thu gom được

CTNH được phân loại tại nhà máy, sau đó được đưa vận chuyển đến các khu xử lý CTNH. Các thùng chứa, bao bì đựng CTNH, nơi lưu trữ và các nguyên tắc khác về việc lưu trữ CTNH sẽ được tuân thủ nghiêm túc theo các quy định an toàn đối với CTNH, và quyết định 155 của chính phủ. Từ các điểm thu gom tại các KCN, CCN, CTNH sẽ được đưa về khu liên hợp xử lý, nơi có đầy đủ các chức năng xử lý CTNH.

Bảng 3.13. Đề xuất tần suất và thời gian thu gom CTNH công nghiệp

Quy mô Phân xưởng thải nhiều CTNH công nghiệp

Phân xưởng thải ít CTNH công nghiệp

Loại hình Bãi phun cát, bãi phun sơn, xưởng hàn, xưởng sửa chữa

Phân xưởng máy, bãi lắp ráp, phân xưởng điện

Tần suất 2 ngày một lần 1 tuần / 1 lần

Thời gian 11 giờ trưa hoặc 5 giờ chiều

- Đối với CTNH nông nghiệp:

- Thu gom: Để thu gom rác thải nguy hại trên đồng ruộng, cần xây dựng các bể chứa bằng bê tông cốt thép đặt tại các vị trí thích hợp trên từng cánh đồng để người nông dân dễ dàng đem các vỏ chai lọ, bao bì thuốc BVTV bỏ vào các bể này.

Quy cách bể chứa rác thải nguy hại trên đồng ruộng phải đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật (vững chắc nhằm tránh tình trạng bể vỡ, hư hỏng, lũ lụt cuốn trôi; không thẩm thấu chất thải ra bên ngoài; không bị nước mưa tràn vào,...) cụ thể: Bể chứa được xây dựng bằng bê tông cốt thép, dung tích từ 0,5 ÷ 1 m3, đáy bê tông xi măng, có nắp đậy đóng mở dễ dàng, bên ngoài có ghi dòng chữ “Điểm thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật”

Hiện tại, Hải Dương đã có 55 trên tổng số 265 xã có đã xây dựng điểm thủ gom. Tuy nhiên, 20/55 xã đặt bể thủ gom ở vị trí không hợp lý nên hiệu quả thu gom không cao. Giải pháp đề xuất là xây dựng bể thu gom và đặt tại các vị trí hợp lý sẽ giảm được lượng CTNH nông nghiệp vứt bừa bãi ra môi trường.

- Vận chuyển và xử lý: Việc này về thực tế vẫn khó vận chuyển CTNH nông nghiệp về các khu xử lý tập trung. Giải pháp hiện tại sẽ là thiêu hủy bằng phương pháp đốt ngay tại các điểm thu gom.

- Đối với CTNH y tế

+Tiến hành phân loại một cách triệt để tại các cơ sở y tế nhỏ. Hoàn thiện khâu lưu rác ở các bệnh viện, thùng rác đặt ở các phòng và các nhà chứa thống nhất về kích thước, màu sắc.

+ Các buồng cách ly, buồng tiểu phẫu thuật, thay băng, buồng cấp cứu, buồng chạy thận nhân tạo, buồng xét nghiệm, phòng đẻ và những nơi thường xuyên làm phát sinh chất thải lâm sàng cần trang bị thêm 01 thùng thu gom chất thải lâm sàng không sắc nhọn và 01 thùng thu gom găng đã sử dụng.

+ Các cơ sở hiện không có lò đốt hoặc lò đốt bị hỏng cần ký hợp đồng vận chuyển và xử lý CTNH y tế với các công ty có lò đốt như Công ty Môi trường xanh và Công ty cổ phần An Sinh.

3.3.1.2. Công tác lưu giữ

- Đối với CTNH công nghiệp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục bảo vệ

môi trường Hải Dương, Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện thị và Ban quản lý các khu công nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn các cơ sở phát sinh ra CTNH đóng gói, bảo quản theo đúng yêu cầu kỹ thuật như sau:

* Đề xuất đối với bao gói:

+ Phải bền, không tương tác hóa học với CTNH, không bị nứt gãy bởi sự thay đổi nhiệt độ

+ Thân và phần nắp bao bì phải chịu được rung động

+ Bản chất độ dày của bao bì phải thích hợp sao cho ma sát trong khi vận chuyển không gây ra nhiệt làm thay đổi tính ổn định hóa học của chất chứa bên trong.

+ Kiện hàng phải có đủ chỗ trống để dán nhãn theo quy định của pháp luật. Nhãn dán trên bao bì chứa CTNH được quy định tại TCVN 6707: 2000 được trình bày ở phụ lục 1.

* Đề xuất đối với thùng chứa:

Phải sử dụng 3 loại thùng với 3 màu khác nhau để dễ phân biệt từng chất thải với nhau:

+ Thùng màu đen: chứa CTNH công nghiệp không thể tái chế, tái sử dụng. + Thùng màu xanh: chứa CTNH công nghiệp có thể tái chế, tái sử dụng. + Thùng màu vàng: là thùng chứa CTNH công nghiệp, thùng đựng mỡ thải, giẻ lau dính dầu. Các thùng này được thiết kế có nắp đậy, dán nhãn và đặt ngay gần vị trí xả thải của từng phân xưởng.

*Đề xuất vị trí kho chứa:

+ Nếu đặt kho ở khu có sự hoạt động qua lại của con người thì kho lưu giữ CTNH không được thải vào trong không khí các chất độc hại, không gây ra các yếu tố có hại vượt mức quy định.

+ Bố trí kho lưu giữ CTNH ngoài nhà xưởng sản xuất, đảm bảo khoảng cách xa phương tiện sản xuất dùng cho chất không dễ bắt lửa là 3m và các chất đễ cháy hay nguồn bắt lửa ít nhất là 10m.

- Đối với CTNH y tế

Trong quá trình lưu giữ các vấn đề cần quan tâm đến kho lưu giữ và các điều kiện thích hợp đến kho lưu giữ.Do đó, các giải pháp được đề xuất cụ thể với một số bệnh viện và cơ sở y tế như sau:

+ Đối với Bệnh viện Phụ sản: Khu vực lưu giữ CTNH y tế nguy hại cần trang bị phương tiện rửa tay, dụng cụ và hoá chất làm vệ sinh ngay tại nơi lưu giữ,.

+ Đối với Bệnh viện Nhi: Cần trang bị các thùng chứa và kho bãi để lưu giữ các chất thải lây nhiễm, độc hại riêng biệt.

+ Đối với các cơ sở y tế quy mô nhỏ hơn: Đảm bảo việc lưu giữ CTNH trong thời gian ngắn trước khi vận chuyển đi xử lý.

Tất cả các bệnh viện lớn trên địa bàn thành phố (trong đó có cả Bệnh viện Việt Tiệp) và cơ sở y tế đều phải sử dụng túi nilon lót các thùng rác theo đúng tiêu chuẩn,có ký hiệu nguy hiểm sinh học và định mức.

3.3.1.3. Công tác vận chuyển CTNH

- Đối với CTNH công nghiệp

Yêu cầu các cơ sở công nghiệp ký hợp đồng thu gom, vận chuyển với 5 cơ sở Hành nghề quản lý CTNH có trong quy hoạch (đã nêu ở trên). Các cơ sở này cần phải trang bị thêm các loại thùng chứa, bao bì, xe chuyên dụng cho CTNH khi số lượng và chủng loại CTNH tăng thêm vào năm 2030.

Theo Dự thảo Thông tư Quản lý CTNH 2015 thì Công ty Công nghệ tài nguyên Môi trường DRET – đơn vị được cấp phép vận chuyển CTNH chỉ được ký hợp đồng thu gom và vận chuyển, xử lý CTNH khi có sự đồng thuận của cả 3 bên: chủ nguồn thải, đơn vị vận chuyển, đơn vị xử lý.

Bảng 3.14. Đề xuất lượng thiết bị nhân lực cho các công ty hành nghề Quản lý CTNH tại Hải Dương

TT Thiết bị/Nhân lực

Số lượng An Sinh Môi trường

xanh Tình Thương Thành công DRET

1 Thùng đựng chất thải Tuỳ theo nhu cầu

2 Xe chuyên dụng 10 xe 30 xe 10 xe 10 xe 30

3 Xe đẩy tay vận chuyển chất thải 10 xe 15 xe 10 xe 20 xe 20 xe

4 Công nhân 20 người 50 người 20 người 20 người 30 người

CTNH được vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi thải bỏ. Việc vận chuyển là không thể tránh khỏi vì vậy vấn đề quan tâm hàng đầu trong quá trình vận chuyển là đảm bảo an toàn trong suốt lộ trình vận chuyển. Việc vận chuyển chung các loại CTNH giúp tiết kiệm chi phí và giải quyết nhanh chóng lượng CTNH. Tuy nhiên trong quá trình vận chuyển không phải chất thải nguy hại nào cũng có thể chở cùng với nhau được. Vì vậy khi vận chuyển CTNH cũng phải tuân theo nguyên tắc như khi lưu giữ CTNH. + Các loại thùng cần thiết để dùng cho việc vận chuyển CTNH trên địa bàn tỉnh Hải Dương là Bồn chứa khí hóa lỏng, Bồn chứa áp suất cao, thùng chứa hàng nhiều ngăn và bồn chứa hàng khô.

Hình 3.3. Các loại xe chuyên dụng vận chuyển CTNH - Đề xuất tuyến vận chuyển:

Các tuyến vận chuyển cơ bản đã được hình thành, trong thời gian tới, khi 1 số tuyến đường mới được hoàn thành (như Quốc lộ 5B) sẽ thuận lợi hơn trong việc di chuyển giữa các khu xử lý và khu công nghiệp:

+ CTNH công nghiệp phát sinh từ các cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp, khu chế xuất bắt buộc phải được vận chuyển trên xe chuyên dụng (xe đã được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước) đến khu xử lý theo các tuyến đường vành đai và tránh vận chuyển vào giờ cao điểm;

+ CTNH công nghiệp phát sinh từ các cơ sở ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất phải được vận chuyển trên xe chuyên dụng (xe đã được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước) trên đường xuyên tâm thành phố và dẫn đến các tuyến đường vành đai.

TT Tuyến Lộ trình đề xuất Quãng đường (km) 1 KCN Đại An - Công ty TNHH Sản xuất dịch vụ thương mại

môi trường xanh

KCN Đại An -Quốc Lộ 5 –

KCN Nam Sách 5,0

2 KCNNam Sách - Công ty môi

trường xanh Đường trong KCN Nam Sách 0 3 KCNTân Trường - Công ty cổ

phần môi trường Tình Thương KCN Tân Trường - QL 5 - thị trấn Kẻ Sặt 10,0 4 KCNPhúc Điền - Công ty cổ

phần môi trường Tình Thương

KCN Tân Trường - QL 5 - thị

trấn Kẻ Sặt 5,0

5 KCNNhân Quyền - Công ty cổ phần môi trường Tình Thương

CCN Nhân Quyền - thị trấn Kẻ

Sặt 3,5

6 KCNTàu Thuỷ - Công ty môi

trường xanh KCN Tàu Quỷ – QL5 4,5

7 KCNPhú Thái - Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Công

KCN Phú Thái - Cầu An Thái

– CCN Hiệp Sơn 10,2

8 CCNTân Dân - Công ty cổ

phần Tập đoàn Thành Công CCN Tân Dân- QL 37 - QL 18 26,6 9 CCNVăn An - Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Công CCNVăn An - QL 18– CCN Hiệp Sơn 25,5 10 KCNCộng Hoà - Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Công CCN Cộng Hoà – QL 37 - QL 18 - CCN Hiệp Sơn 23,5

11 CCNHiệp Sơn - Công ty cổ

phần Tập đoàn Thành Công CCN Hiệp Sơn 1

12 CCNMinh Tân - Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Công CCN Minh Tân - tỉnh lộ 388 – Hiệp Sơn 5,4 13 CCNPhú Thứ - Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Công CCN Phú Thứ - tỉnhh lộ 388 - Hiệp Sơn 2,5 14 CCNNgũ Hùng - Công ty cổ phần môi trường An Sinh

CCN Ngũ Hùng - tỉnh lộ 392 - quốc lộ 38B - QL 5 mới - Hoàng Diệu

15

15 CCNNgọc Sơn - Công ty cổ phần môi trường An Sinh

CCN Ngọc Sơn - tỉnh lộ 395 - QL 37 - QL 5 mới – Hoàng Diệu 8 16 CCNHồng Lạc - Công ty môi trường xanh CCN Hồng Lạc - tỉnh lộ 388 - QL 5 - CCN Nam Sách 7,9 17 CCN Nghĩa An - Công ty cổ

Hình 3.4. Lộ trình vận chuyển CTNH từ điểm phát sinh đến khu xử lý

Địa điểm các khu xử lý CTNH Các điểm phát sinh CTNH

- Đối với CTNH nông nghiệp

Xử lý đốt tại chỗ, không vận chuyển đến các khu xử lý do số lượng ít, không đều, phát sinh theo mùa vụ.

- Đối với CTNH y tế

- Bệnh viện Phụ sản: cần xây dựng nơi lưu giữ chất thải sinh hoạt và nâng cấp nơi lưu giữ chất y tế của đơn vị mình như: lắp đặt phương tiện rửa tay, dụng cụ, hoá chất làm vệ sinh, hệ thống cống thoát nước, tường, nền chống thấm, thông khí tốt.

- Bệnh viện Nhi Hải Dương: nơi lưu giữ chất thải đã sử dụng lâu ngày nên điều kiện vệ sinh không đảm bảo, không phù hợp với tiêu chuẩn. Do đó, bệnh viện Nhi Hải Dương cần xây dựng lại nơi lưu giữ chất thải của mình với 02 buồng riêng biệt để lưu giữ chất thải y tế và chất thải sinh hoạt theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

+ Đối với các cơ sở y tế quy mô nhỏ hơn:Đảm bảo điều kiện vệ sinh tại các điểm tập trung chất thải nguy hại như trang bị mái che, xa đường qua lại trong khuôn viên bệnh viên.Đảm bảo việc lưu giữ CTNH trong thời gian ngắn trước khi vận chuyển đi xử lý.

3.3.1.3. Giải pháp xử lý CTNH trên địa bàn Hải Dương

Các biện pháp xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Hải Dương có thể tiến hành trong thời gian tới (Bảng 2.17. Danh sách một số các công nghệ xử lý CTNH hiện có trên địa bàn tỉnh Hải Dương):

+ Đối với CTNH làng nghề, công nghiệp, sinh hoạt: Sử dụng 1 số công nghệ hiện có như:

a) Lò đốt tĩnh hai cấp

- Hiện tại các đơn vị xử lý CTNH công nghiệp tại Hải Dương đã sử dụng các lò đốt với công suất và hiệu quả cao.

- Lò đốt tĩnh hai cấp là loại công nghệ phổ biến được sử dụng nhiều ở Việt Nam với tổng số 28 lò đốt. Nhà máy xử lý rác Đại Đồng (Công ty URENCO Hà Nội) đã đầu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại và đề xuất kế hoạch quản lý (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)