Đối với ngành du lịch các địa phương:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long (Trang 49 - 50)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC ĐBSCL 3.1 Mục tiêu đề ra giải pháp.

3.5.3 Đối với ngành du lịch các địa phương:

o Cần chú trọng công tác nghiên cứu và tìm hiểu thị trường cũng như phát triển những sản phẩm đặt trưng tạo thành thế mạnh cho mình.

o Hợp tác với các tỉnh còn lại trong khu vực để tạo thành một thương hiệu chung cho cảĐBSCL nhằm cạnh tranh với khác vùng khác.

o Cần đảm bảo phát triển du lịch theo hướng bến vững gắn liền với việc bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn cho du khách và giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.

o Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân địa phương và lao động trực tiếp trong ngành du lịch có thái độđúng đắn đối với du lịch và môi trường.

o Liên kết với các địa phương khác trong việc đào tạo nghiệp vụ và trình độ quản lý cho nguồn nhân lực du lịch.

o Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuận lợi và lành mạnh.

o Đào tạo đội ngũ cán bộ công chức vững vàng về công tác quản lý và đạo đức nghề nghiệp 3.5.4 Kiến nghị với Hiệp hội du lịch ĐBSCL:

* Đôi nét về hiệp hội du lịch ĐBSCL

Hiệp hội du lịch ĐBSCL vừa được thành lập ngày 6/6/2008 sau một thời gian dài chuẩn bị. Với tình hình kinh doanh du lịch còn rời rạc và nhỏ lẻ hiện nay ởĐBSCL việc hiệp hội du lịch ĐBSCL ra đời đã mở ra một cánh cổng mới tràn đầy hy vọng cho ngành du lịch với sự gắn kết các doanh nghiệp, các địa phương, sự hỗ trợ và tư vấn của hiệp hội về luật pháp, về khách hàng, những nghiên cứu của hiệp hội về sản phẩm, chuỗi sản phẩm liên kết.

Trong giai đoạn kinh tế Việt Nam gia nhập vào sân chơi lớn của thế giới, các hiệp hội đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước về luật pháp, về nghiên cứu thị

trường, về sản phẩm, đại diện tiếng nói của các doanh nghiệp đóng góp cho chính phủ khi ban hành các chính sách liên quan… Nhưng hầu hết những hiệp hội tại Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề khó khăn về nguồn kinh phí cho hoạt động và nguồn nhân lực có chất lượng. Do đó khi hiệp hội du lịch ĐBSCL đi vào hoạt động cũng không thể tránh khỏi những khó khăn này. Bên cạnh đó, du lịch là một ngành tổng hợp, không như các hiệp hội khác chỉ tập trung vào một ngành hàng hoặc một lĩnh vực kinh doanh. Hiệp hội du lịch sẽ hoạt động trên các lĩnh vực như lữ hành, vận tải, khách sạn, nhà hàng, làng nghề và cả về văn hoá, xã hội. Đây là một điều thực sự khó khăn, thêm vào đó hiệp hội du lịch ĐBSCL lại là một hiệp hội cấp vùng đầu tiên trên cả nước. Là một hiệp hội hoạt động trên diện rộng như vậy thì hiệp hội du lịch ĐBSCL phải nỗ lực gấp nhiều lần so với những hiệp hội khác để hoàn thành sứ mạng của mình.

Từ những vấn đềđã trình bày như trên nhóm nghiên cứu đưa ra một vài kiến nghị cho hiệp hội du lịch ĐBSCL:

o Do mới thành lập và trong điều kiện gấp rút nên hiệp hội cần xác định cụ thể, rõ ràng những mục tiêu cấp thiết phải thực hiện sau đó đến những kế hoạch trong ngắn hạn và dài hạn.

o Tuy mới được thành lập nhưng trong thời gian tới nên Hiệp hội cố gắng nổ lực là đầu mối liên kết giữa du lịch các tỉnh ĐBSCL, để tạo thành một khối du lịch bền vững. Là tiếng nói đại diện của các doanh nghiệp đối với các cơ quan chính quyền nhà nước, là đơn vị hỗ trợ cho cục quản lý du lịch miền Tây nam bộ của tổng cục du lịch trong việc ban hành các chính sách, các phương hướng hoạt động.

o Vần đề trước mắt cần được thực hiện và đầu tư chính là nguồn nhân lực. Cần có một nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng để hoạt động trên một quy mô lớn như vậy.

o Vấn đề thứ hai là nguồn kinh phí hoạt động, việc thành lập một công ty cổ phần du lịch ĐBSCL với các cổđông sáng lập là các doanh nghiệp du lịch ở các tỉnh, thành phố, đó là một giải pháp tốt nhưng cần phải có một chiến lược hoạt động thuyết phục và phân chia cổ phần hợp lý, tạo cơ hội đồng đều cho các cổđông, cũng như hoạt động không trục lợi cho riêng bên nào, phân chia lợi ích hợp lý, hoạt động nhằm hổ trợ kinh phí cho hiệp hội là chính từđó mới thuyết phục các doanh nghiệp tham gia có thể tin tưởng đóng góp vốn vào cho công ty.

o Hiệp hội du lịch ĐBSCL nên có những chiến lược hoạt động hiểu quả nhằm thuyết phục các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tham gia vào hiệp hội tạo thành một thể thống nhất.

o Hiệp hội hãy luôn giữ vững mục tiêu hoạt động vì lợi ích chung, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho các thành viên trong hiệp hội, không trục lợi riêng cho một cá thể hay một địa phương nào.

o Hiệp hội ngoài là cầu nối của các doanh nghiệp ĐBSCL với nhau mà hãy là cầu nối của các doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, không chỉ là doanh nghiệp du lịch mà cả những doanh nghiệp ngoài ngành có liên quan.

o Có chương trình và chiến lược phát triển du lịch chung cho toàn vùng và phải thực sự gắn kết họ lại cả về lợi ích và thương hiệu.

o Là đơn vị đầu tàu trong việc nghiên cứu thị trường mục tiêu, dự báo những thị trường mới, nghiên cứu những xu hướng du lịch mới để giúp du lịch các tỉnh có thểđáp ứng nhu cầu của du khách một cách chính xác.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)