Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long (Trang 39 - 40)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC ĐBSCL 3.1 Mục tiêu đề ra giải pháp.

3.3.3Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Trong bất cứ mọi hoàn cảnh nào thì con người luôn là nhân tố quan trọng nhất. Cảnh quan thiên nhiên dù có tuyệt đẹp đến mấy mà người dân không thân thiện, đội ngũ phục vụ thiếu chuyên nghiệp, không mến khách, hướng dẫn viên thiếu nhiệt tình và hiểu biết thì cũng sẽ làm giảm bớt sự thu hút hay mất đi sự thích thú của du khách. Vì thế, để có thể khai thác được tối đa những thuận lợi về cảnh quan tự nhiên và môi trường sinh thái, nhân văn ởĐBSCL thì nhất thiết cần phải có một đội ngũ nhân sự về quản lý cũng như lực lượng lao động phục vụ trực tiếp trong ngành du lịch thật chuyên nghiệp, vững vàng về chuyên môn và có nhận thức đúng đắn về ngành du lịch – đó là một ngành kinh tế không chỉ đơn thuần mang tính thương mại mà nó còn thể hiện được tính nhân văn sâu sắc giữa người và người, qua đó người làm du lịch sẽ thể hiện được tình yêu quê hương, lòng mến khách của mình, vì thế sẽđể

lại ấn tượng đẹp và khó phai trong lòng du khách. Để thực hiện được điều này thì ngành du lịch ĐBSCL nên có chiến lược thu hút nguồn nhân lực tại địa phương tránh tình trạng chảy máu chất xám, bởi vì đây là những người thật sự am hiểu và yêu mến ĐBSCL, nhưng đồng thời cũng phải đào tạo những hướng dẫn viên có kiến thức rộng, bao quát. Còn về mặt chuyên môn, các tỉnh nên mở những trường đào tạo nghiệp vụ du lịch hoặc liên kết với các trường trong khu vực hoặc với thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu cho đội ngũ lao động trực tiếp về những nội dung như : quản lý kinh doanh du lịch, kỹ thuật phục vụ buồng, bàn, trang trí nội thất và đặc biệt là trao dồi khả năng ngoại ngữ không chỉ có Tiếng Anh mà còn một số ngoại ngữ khác. Ngoài ra để khắc phục tình trạng thiếu hụt hướng dẫn viên ở một sốđịa phương như là Sóc Trăng, Cà Mau, Trà Vinh …và đặc biệt là một số điểm du lịch sinh thái, rừng quốc gia như Rừng U Minh, rừng đước Năm Căn, rừng ngập mặn ở Ba Động…thì ta có thể tận dụng nguồn hướng dẫn viên nghiệp dư như là đội ngũ chạy xe Honda khách. Trong dài hạn, ĐBSCL nên chú trọng công tác đào tạo và phát triển lực lượng lao động kế thừa đặc biệt là đội ngũ quản lý để có thể tiếp tục phát huy những tiềm năng to lớn một cách lâu dài và bền vững. Riêng đối với đội ngũ cán bộ công chức trong ngành du lịch cần phải được tiêu chuẩn hóa trong việc tuyển dụng, bồi dưỡng, sử dụng và đánh giá. Cần phải có chếđộ kiểm tra, dánh giá, khen thưởng và kỷ luật rõ ràng nhằm khuyến khích họ tích cực rèn luyện và không ngừng phấn đấu nâng cao chuyên môn và đạo đức.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long (Trang 39 - 40)