Giải pháp nhằm đa dạng hoá sản phẩm và phát triển sản phẩm đặc trưng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long (Trang 37 - 39)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC ĐBSCL 3.1 Mục tiêu đề ra giải pháp.

3.3.1Giải pháp nhằm đa dạng hoá sản phẩm và phát triển sản phẩm đặc trưng.

Sản phẩm hiện nay là vấn đề lớn nhất và nóng bỏng nhất của du lịch sông nước ĐBSCL. Các giải pháp về sản phẩm của du lịch sông nước hiện nay phải có những giải pháp có khả năng thực thi nhanh và cũng có những giải pháp làm nền tảng phát triển du lịch sông nước cho những giai đoạn về sau. Theo phân tích ở phần thực trạng sản phẩm du lịch sông nước ĐBSCL hiện đang đứng trước hai vấn đềđó là sản phẩm nghèo nàn và sản phẩm bị trùng lắp. Theo cuộc khảo sát của nhóm nghiên cứu trên 80% doanh nghiệp kinh doanh tour du lịch sông nước gặp khó khăn trong việc tổ chức vì các điểm du lịch không đa dạng và còn bị trùng lắp nên rất khó cạnh tranh. Để giải quyết hai vần đề trên nhóm nghiên cứu đưa ra giải pháp như sau:

* Giải pháp nhằm đa dạng hoá sản phẩm du lịch sông nước

Giải pháp đa dạng hoá sản phẩm được thực hiện theo hai tiêu chí, theo thời gian và theo không gian. Theo mỗi tiêu chí nhóm nghiên cứu đưa ra một vòng sản phẩm khép kín, theo tiêu chí thời gian vòng sản phẩm khép kín là 12 tháng trong năm và theo tiêu chí không gian vòng khép kín là một vòng địa lý nối liền các tỉnh , thành phốĐBSCL lại với nhau.

- Theo tiêu chí thời gian nhóm nghiên cứu đưa ra hai vòng sản phẩm: vòng sản phẩm cây ăn trái và vòng sản phẩm lễ hội. Trên mỗi vòng này sẽ có hoạt động về lễ hội thay phiên nhau diễn ra và những cây ăn quả thay nhau cho trái suốt 12 tháng trong năm. Tuy nhiên, vòng lễ hội với quy mô là ĐBSCL thì có hoạt động lễ hội suốt quanh năm nhưng nếu quy mô vòng là địa phương thì trên vòng sẽ còn thiếu nhiều chỗ, như vậy địa phương có thể phát triển sản phẩm mới bằng cách tổ chức những lễ hội lấp vào khoảng trống đó. Vòng cây ăn trái thì đơn giản hơn bởi vì ĐBSCL nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cây trái quanh năm nên vòng chỉ mang tính chất thống kê cho du lịch miệt vườn, tuy nhiên vòng cây ăn trái sẽ khá giống nhau giữa các địa phương, nên các địa phương tự làm giàu chiếc vòng của mình hoặc có thể kết hợp với những vòng khác để cho ra đời sản phẩm riêng của mình.

- Theo tiêu chí không gian nhóm nghiên cứu đưa ra vòng sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch làng nghề và du lịch ẩm thực. Với vòng du lịch sinh thái, do các hệ sinh thái trải trên một diện rộng nên vòng du lịch sinh thái thưa hơn, nhưng vẫn khép kín với quy mô điểm là từng cụm tỉnh chứ không phải từng tỉnh. Vòng du lịch làng nghề thì dày đặc hơn vòng du lịch sinh thái với các làng nghề nối liền các tỉnh với nhau. Với vòng du lịch ẩm thực, mặc dù những món ăn Nam Bộ hao hao giống nhau không khó để mỗi địa phương có những món ăn đặc trưng cho mình.

Những chiếc vòng này được đưa ra với mục đích thống kê những tiềm năng du lịch, theo hai tiêu chí không gian và thời gian, bằng cách kết hợp những chiếc vòng này các công ty du lịch sẽ dễ dàng tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau, hay làm dày đặc hơn những chiếc vòng với những sản phẩm mới. Những chiếc vòng này chỉ ở mức độ sơ khai ban đầu và trên quy mô cả vùng ĐBSCL còn các tỉnh có thể bổ sung thêm những chiếc vòng mới với những tiêu chí mới vào bộ sưu tập vòng để có nhiều kiểu kết hợp hơn cho ra nhiều sản phẩm hơn.

(Tham khảo những chiếc vòng tại phụ lục 3)

Bên cạnh đó nhóm nghiên cứu có một số ý tưởng về tour du lịch sông nước ĐBSCL

- Open tour đường sông trong phạm vi khu vực ĐBSCL và liên kết với Campuchia có thể phát triển tour lên tới Biển Hồ. Những chiếc thuyền đóng vai trò tương tự như một chiếc xe bus đón khách du lịch từ hệ thống bến tàu, trên tàu có hướng dẫn viên thuyết minh và đi qua từng điểm du lịch trên sông, đến mỗi bến du khách xuống hoặc đi tiếp tuỳ du khách lựa chọn, vé được bàn theo từng trạm. - Những hoạt động trên sông để kết hợp với các tour như: hoạt động luyện các kỹ năng trên sông nước như bơi lội, bơi cứu người khác, chèo thuyền, câu cá, đánh cá bằng lưới, chài cá, các hoạt động tìm hiểu về những loài cá sinh sống ở sông.

- Mở rộng các lễ hội sông nước như lễ hội nghinh ông, hiện nay lễ hội này chỉ có người dân địa phương tham gia. Theo vậy các công ty du lịch vào mùa lễ hội, cho du khách xuống thuyền và cũng ra biển nghinh ông cùng với đoàn tàu của người dân đánh cá và nghỉđêm lại đó trong những ngày lễđể cảm nhận được không khí của lễ hội.

- Mở tour đi vòng ĐBSCL bằng đường sông tương tự như caravan trên bộ.

- Các cơ quan nhà nước có liên quan có thể kêu gọi tài trợ từ các công ty du lịch để mở rộng quy mô các lễ hội truyền thống như lễ hội cúng trăng của người Khơme chẳng hạn, theo đó ngoài việc cho du khách tham quan còn có thể cho du khách tham gia vào các cuộc đua của người dân địa phương nhưđua ghe ngo.

* Giải pháp nhằm tạo ra sản phẩm đặc trưng.

Do điều kiện tự nhiên của các tỉnh vùng ĐBSCL không có gì khác nhau rõ rệt, hoặc chỉ có thể phân biệt khác nhau giữa các cụm tỉnh chứ không thể phân riêng từng tỉnh. Đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự trùng lắp sản phẩm du lịch sông nước ĐBSCL. Theo điều tra của nhóm nghiên cứu, khỏang 50% doanh nghiệp được điều tra cho rằng những sản phẩm đặc thù sẽ là điều kiện quan trọng hàng đầu tạo nên sức cạnh tranh. Từđiều đó nhóm nghiên cứu đề nghị một giải pháp phát triển sản phẩm đặc trưng, không phải xây dựng một hệ thống sản phẩm đặc trưng cho mỗi tỉnh, không ai có thể làm điều đó hay và chính xác bằng những người kinh doanh du lịch địa phương. Do đó theo giải pháp của nhóm nghiên cứu để có một sản phẩm đặc trưng cho mỗi địa phương thì chính địa phương phải đưa ra, nhưng quan trọng ởđây là làm sao để không có tình trạng sao chép các sản phẩm diễn ra. Muốn thế phải có sự can thiệp của chính phủ, sự can thiệp của luật pháp, của luật bản quyền. Khi luật bản quyền có thể chi phối cụ thể hơn đối với du lịch và được tuyên truyền rộng rãi để mọi người đăng

ký bản quyền khi tạo ra được một sản phẩm đặc trưng cho địa phương mình, khi đó tình trạng sao chép sản phẩm sẽ không còn diễn ra vậy thì những sản phẩm đặc trưng của mỗi tỉnh mói có thể dần dần xuất hiện, bên cạnh đó việc ra đới của luất bản quyền về kinh doanh du lịch sẽ giúp kích thích trí sang tạo của những nhà thiết kế để có được những sản phẩm mới cạnh tranh hơn, làm giàu cho nguồn sản phẩm du lịch sông nước tại ĐBSCL nói riêng và du lịch ĐBSCL nói chung Nhưng đợi luật pháp ban hành thì mất một khoảng thời gian không ngắn nên nhóm nghiên cưú cho ra một mô hình sản phẩm đặc trưng nhưng với quy mô vùng.

* Long An – Tiền Giang – Đồng Tháp: Du lịch sinh thái vùng Đồng Tháp Mười. * Tiền Giang – Bến Tre - Vĩnh Long: Du lịch trái cây miệt vườn

* Cần Thơ – Hậu Giang: Du lịch chợ nổi Cái Răng, Phụng Hiệp.

* Trà Vinh – Sóc Trăng: Du lịch cồn nghêu, rừng tràm Ba Động, du lịch văn hoá Khơme. * Kiên Giang – Cà Mau: Du lịch sinh thái rừng ngập mặn, khu vực rừng U Minh và rừng đước Năm Căn, du lịch sông nước kết hợp biển đảo.

* An Giang – Đồng Tháp: Du lịch tôn giáo, văn hoá người Khơme, du lịch kết nối với Campuchia tại vùng cửa khẩu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long (Trang 37 - 39)