Về thực trạng cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long (Trang 27 - 28)

Bảng 2: Số liệu so sánh một vài chỉ tiêu giữa 4 quốc gia Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc

2.3.10Về thực trạng cơ sở vật chất

Nhìn chung hệ thống cơ sở vật chất trong ngành du lịch cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng trong những năm gần đây đã có bước phát triển đáng kể nhưng vẫn còn chưa hiện đại so với các nước trong khu vực. Tổng cơ sở lưu trú của du lịch đạt khỏang 9.000 cơ sở với 180.051 buồng. Trong đó 4.283 cơ sở lưu trú được xếp hạng đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao chiếm 49.94%.

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu cơ sở lưu trú Việt Nam phân theo hạng 42% 40% 11% 5% 2% 1 sao 2 sao 3 sao 4 sao 5 sao

( Nguồn : Website Đảng Cộng Sản Việt Nam)

Hiện nay tổng số khách sạn cao cấp đặc biệt là 5 sao còn quá ít và chủ yếu tập trung tại các thành phố và các trung tâm du lịch lớn nên vào mùa du lịch cao điểm dễ gây ra tình trạng “cháy phòng” dẫn đến việc tăng giá. Đặc biệt, tại ĐBSCL tình trạng thiếu thốn cơ sở lưu trú chất lượng cao càng trầm trọng hơn. Hiện toàn vùng chưa có có được một khách sạn 5 sao. Tính đến hết tháng 3/2008 Cần Thơ chỉ có 139 khách sạn, 3 nhà nghỉ với 3421 phòng, 5526 giường trong đó có 26 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1- 4 sao, 78 khách sạn đạt tiêu chuẩn du lịch, còn ở Kiên Giang có 474 cơ sở lưu trú với tổng số 4.746 phòng, ít hơn là Sóc Trăng chỉ có 12 khách sạn với 406 phòng. Không những thế, chất lượng của các cơ sở lưu trú cũng là một vấn đềđáng quan tâm. Hầu hết các cơ sở này đều có diện tích nhỏ, thiếu tính chuyên nghiệp trong thiết kế, bài trí, trang trí, ít dịch vụ, trình độ quản lý và phục vụ còn yếu kém do chủđầu tư tự quản, chủ yếu thuộc thành phần tư nhân, không quan tâm tới đào tạo bồi dưỡng trình độ quản lý, nghiệp vụ và ngoại ngữ cho lao động, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ vì thế nên các đòan khách quốc tế cao cấp thường không chấp nhận lưu trú ởđây. Vì thế nên đa số khách chỉ tham quan trong ngày rồi tranh thủ quay về TPHCM để hưởng một dịch vụ lưu trú tốt hơn, từđó chúng ta thấy rằng du khách có thể ăn dân dã, sinh hoạt vui chơi dân dã, nhưng khi nghỉ thì họ phải nghỉ sao cho thoải mái nhất, tiện lợi nhất. Theo kết quảđiều tra có khoảng một nữa du khách cho rằng cơ sở lưu trú cũng như cơ sở vật chất hạ tầng ởĐBSCL còn kém. Riêng đối với hệ thống nhà hàng và các dịch vụ kinh doanh ăn uống ởĐBSCL cũng nằm trong thực trạng chung đó. Chỉở Mỹ Tho và Cần Thơ là có các nhà hàng đạt tiêu chuẩn. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa được chú ý, nguồn gốc của thực phẩm phục vụ cho du khách vẫn chưa được quản lý một cách chặc chẽ.

Hệ thống giao thông ởĐBSCL cũng đang gặp phải một số khó khăn cả về đường bộ, đường thủy, và đường hàng không. Quốc lộ 1A hiện nay là tuyến giao thông huyết mạch của vùng đang trong tình trạng quá tải gây ảnh hưởng đến độ an toàn khi lưu thông. Tình trạng kẹt xe, tai nạn giao thông thường xuyên và mất thời gian chờ qua phà đã gây ảnh hưởng không nhỏđến quá trình di chuyển, nạn lạng lách, vượt ẩu của các tài xế đã đễ lại những ấn tượng xấu trong lòng du khách. Còn về hệ thống giao thông thủy bộ cũng không khả quan lắm. Đa sốđược sử dụng với mục đích vận chuyển hàng hóa. Đa số các phương tiện lưu thông đều có trọng tải khá khiêm tốn và đăng ký đăng kiểm đầy đủ chỉ chiếm 56.02%. Ngoài ra ĐBSCL có đến gần 20% cảng thủy nội địa và hơn 35% bến thủy nội địa chưa đủ

tiêu chuẩn cấp phép hoạt động. Toàn khu vực ĐBSCL chưa hình thành nên bến tàu chuyên phục vụ du lịch nào (chỉ có công trình đang thi công tại Tiền Giang), những bến tàu du lịch đón khách hiện nay là những bến tàu trưng dụng từ nhiều nguồn, bến tàu lưu thông của người dân địa phương, cảng hành hoá, có những nơi bến tàu chỉ tận dụng từ một bãi đất trống được phát quang và lám một chiếc cầu tàu bằng cây đểđón du khách. Những chiếc cầu tàu bằng cây như thế này là nét đặc trưng của ĐBSCL, nhưng để trở thành một bộ măt của một ngành du lịch tiến bộ thì không thể quá đơn sơ như vậy. Mặt khác các tàu biển chỉ có thể vào qua cửa Định An nhưng luồng này hiện tại cũng đang bị bồi lắng và chỉ có thể tiếp nhận tàu chưa tới 10.000 tấn. Vấn đề an toàn trên sông cũng chưa đảm bảo, tình trạng nhà cửa, nuôi trồng thủy sản, lấn chiếm mặt sông vẫn còn khá phổ biến. Những vấn đề trên đã làm cho giao thông đường thủy ở ĐBSCL nói chung và hoạt động du lịch sông nước nói riêng vẫn chưa có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Riêng vềđường hàng không, toàn vùng chỉ có hai sân bay là Rạch Sỏi và Phú Quốc ở Kiên Giang chủ yếu phục vụ cho đường bay nội địa và sân bay Trà Nóc – Cần Thơ sắp được đưa vào hoạt động vào cuối năm 2008 này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long (Trang 27 - 28)