Giải pháp cải tiến quy trình Marketing du lịch của doanh nghiệp ĐBSCL:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long (Trang 41 - 42)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC ĐBSCL 3.1 Mục tiêu đề ra giải pháp.

3.3.5Giải pháp cải tiến quy trình Marketing du lịch của doanh nghiệp ĐBSCL:

Từ trước đến nay các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ởĐBSCL chỉ mới dừng lại ở giai đoạn « nối tour » với các doanh nghiệp đầu mối ở TPHCM và một số tỉnh khác mà chưa thực sự chủđộng trong việc thu hút khách. Vì thế phần này nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số giải pháp nhằm cải tiến quy trình Marketing du lịch của họ. Trong ngành du lịch, các nhà quản trị thường sử dụng mô hình 8P bao gồm Product (Sản phẩm), Price (Giá), Place (phân phối), Promotion(Chiêu thị – Xúc tiến du lịch)và những yếu tố People(nhân sự du lịch), Packaging(Phối hợp tour trọn gói), Programming (Chương trình, lễ hội du lịch) và Partnership (Đối tác liên kết). Những giải pháp về phát triển sản phẩm, đào tạo nhân sự, chương trình- lễ hội đã được trình bày ở phần trên và giải pháp liên kết sẽ được trình bày trong mô hình tiếp theo. Phần này, nhóm nghiên cứu xin đề nghị một số giải pháp về Chiêu thị- Xúc tiến du lịch. Đây là một trong những vấn đề cấp thiết của du lịch ĐBSCL. Nhưng trước tiên, muốn thực hiện có hiệu quả công tác này thì cần phải xác định cụ thểđối tượng và thị trường mục tiêu mà du lịch ĐBSCL hướng đến. Theo nhóm nghiên cứu, trong ngắn hạn ta nên chú trọng đến đối tượng khách nội địa vì các kỳ nghĩ của họ khá ngắn nên xu hướng là thường đi các địa phương lân cận. Kỳ nghĩ cuối tuần tại các khu du lịch sinh thái miệt vườn sông nước là một lựa chọn đầy tính hấp dẫn và phù hợp. Hơn nữa, theo khảo sát của nhóm nghiên cứu, có khoảng 79.2% khách nội địa đến ĐBSCL là đi theo hình thức tự do, không được hướng dẫn nên đây là đối tượng đầy tiềm năng đối với các công ty du lịch. Mặt khác, khách nội địa là những người chi tiêu mua sắm các mặt hàng nông sản của địa phương như trái cây, mắm… khá nhiều so với khách quốc tế và nếu các điểm du lịch ởĐBSCL đầy sức thu hút thì khả năng quay lại của họ sẽ là rất lớn và họ sẽ là những người quảng bá thật hiệu quả cho ĐBSCL. Công tác quảng bá xúc tiến cho đối tượng này chủ yếu là qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, thiết kế các tờ rơi, ấn phẩm du lịch thật bắt mắt. Tuy nhiên trong dài hạn khách quốc tế vẫn là thị trường được đặc biệt quan trọng. Cơ sở lưu trú đạt chuẩn, các điểm tham quan đa dạng và phong phú, hình ảnh người miền Tây chất phát, thân thiện, cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn sẽ là những hình ảnh được quảng bá trên các website du lịch thế giới, những tờ rơi, áp phích được đặt tại các sân bay, trung tâm thương mại…bằng nhiều thứ tiếng, tại các hội chợ triển lãm du lịch trong và ngoài nước... Ngoài ra những người Việt Nam ở nước ngoài cùng cũng là một kênh quảng bá hữu hiệu cho du lịch ĐBSCL.Nhưng hiện nay, do điều kiện cơ sở vật chất và các sản phẩm du lịch ởĐBSCL chưa hòan thiện cho nên công tác xúc tiến, quảng bá chỉ dừng lại ở việc giới thiệu hình ảnh nhưng trong tương lai, công tác này sẽđược thúc đẩy mạnh mẽ khi các yếu tố này có đã có sự chuyển biến sâu sắc.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long (Trang 41 - 42)