Mô hình liên kết kim cương giữa các tỉnh ĐBSCL.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long (Trang 43 - 45)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC ĐBSCL 3.1 Mục tiêu đề ra giải pháp.

3.4.1Mô hình liên kết kim cương giữa các tỉnh ĐBSCL.

Qua phân tích thực trạng nhóm nghiên cứu đã kết luận sự quản lý về du lịch giữa các địa phương còn rời rạc, thiếu liên kết, các chiến lược phát triển du lịch đưa ra chỉ trong phạm vi đia phương, chưa thể hiện được một sự liên kết nào với những địa phương khác, từ đó dẫn đến sản phẩm du lịch ĐBSCL còn rời rạc, kém đa dạng, không kết hợp với nhau, gây nên sự trùng lắp và sự nhàm chán.

Mô tả mô hình: mô hình được mô phỏng từ kết cấu liên kết phân tử siêu bền của kim cương. Trong kết cấu phân tử của kim cương mỗi cacbon liên kết với 4 cacbon khác gần nó từđó nhóm nghiên cứu liên tưởng đến sự liên kết của du lịch sông nước ĐBSCL với các

phân tử là mỗi địa phương và sự liên kết phân tử chính là sự liên kết chiến lược giữa các địa phương. Theo đó mỗi địa phương sẽ có một cụm liên kết của mình.

Nội dung mô hình: Nội dung của mô hình chia thành 2 phần chính: thứ nhất, thể hiện sự liên kết về du lịch giữa các tỉnh, thành phố; thứ hai, thể hiện sựđa dạng và phát triển những nét đặc trưng riêng biệt của du lịch sông nước mỗi địa phương. Nội dung thứ nhất: sự liên kết của mô hình thể hiện sự liên kết về chiến lược phát triển du lịch của các địa phương trong cụm liên kết và cả liên kết về sản phẩm. Sự liên kết hiện nay là cần

thiết nhưng liên kết như thế cho hợp lý, đối với một vùng kinh tế có 13 thành viên và mỗi thành viên đều có những điểm mạnh và địa thế riêng của mình thì khó lòng để phát triển một trung tâm chính với những vệ tinh, Cần Thơ chưa đủ mạnh để các tỉnh khác có thể coi Cần Thơ như một trung tâm kinh tế tài chính, văn hoá, xã hội của cả vùng. Nói riêng về du lịch sông nước, rất cần thiết để có liên kết cả vùng nhưng không có nghĩa là một địa phương phải liên kết với tất cả 12 địa phương còn lại, bởi vì mọi người chỉ liên kết khi sự liên kết đó trực tiếp tác động đến lợi ích của họ. Ví dụ như tỉnh Tiền Giang sẽ không liên kết với Cà Mau ở lĩnh vực này bởi vì du lịch sông nước Cà Mau và Tiền Giang không có liên quan trực tiếp đến nhau. Nhưng du lịch sông nước Cà Mau sẽ liên quan trực tiếp đến du lịch sông nước Kiên Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang, do đó sự liên kết hình thành ởđây. Nhưng trên tổng thể, từ những liên kết đơn đó sẽ tạo nên một liên kết chung bền vững của kim cương hay của du lịch sông nước cả vùng. Bởi vì sự liên kết như thế sẽ có sự điều chỉnh dây chuyền giữa các tỉnh, mặc dù Kiên Giang không trưc tiếp đưa chiến lược liên kết với Vĩnh Long nhưng chiến lược giữa hai tỉnh sẽ được điều chỉnh thông qua Cần Thơ vì Cần Thơ liên kết trực tiếp với hai tỉnh trên Cần Thơ sẽđưa ra chiến lược phát triển du lịch sông nước sao cho có sự liên kết dung hoà với cả Kiên Giang và Vĩnh Long. Đây là mô hình liên kết chỉ dành riêng cho du lịch sông nước.

Nội dung thứ hai; những cung bậc khác nhau của màu xanh lá cây, màu vàng, màu đỏ và màu chàm đại diện cho các địa phương thể hiện hai màu chủđạo của du lịch sông nước đó là mùa vàng của phù sa, màu xanh lá cây của du lịch sinh thái , màu đỏ của lễ hội, màu nâu chàm của các làng nghề. Hình ảnh chiếc thuyền với những màu sắc khác nhau thể hiện sự tự vận động trên sông nước của các địa phương nhằm tạo ra những sản phẩm đặc trưng mang nét riêng của mỗi địa phương.

Ý nghĩa của mô hình: Mô hình thể hiện sự liên kết chiến lược du lịch giữa các tỉnh , thành phốĐBSCL tạo nên một đặc khu kinh tế du lịch bền vững và chắc chắn như liên kết tạo nên kim cương. Mô hình ngoài sự liên kết nội bộ giữa các địa phương thể hiện được sự liên kết của du lịch sông nước ĐBSCL ra các nước trong tiểu vùng Mekong, liên kết mở với Campuchia. Mô hình này nhóm nghiên cứu đưa ra như một gợi ý cho hướng hoạt động của hiệp hội du lịch ĐBSCL, những người lãnh đạo trong hiệp hội có thể tạo sự liên kết lớn và toàn diện cho cả vùng từ những liên kết nhỏ này, khi những liên kết nhỏ thành công thì việc tạo ĐBSCL thành một khối kinh tế thống nhất và liên quan chặc chẽ với nhau không còn khó khăn nữa. Lấy hình ảnh một viên kim cương để minh hoạ cho du lịch sông nước mang rất nhiều ý nghĩa về mặt hình tượng: kim cương từ tự nhiên muốn có vẻđẹp lấp lánh phải qua bàn tay con người cũng như du lịch sông nước ĐBSCL, Kim cương rất khó bị cắt bởi bất cứ một chất liệu nào trừ loại kim cương đặc chế, hình ảnh đó phù hợp với chủ trương phát triển du lịch bền vững của đề tài. (Xin vui lòng tham khảo cùng với hình minh hoạ về mô hình ở phần phụ lục3)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long (Trang 43 - 45)