Các mô hình nổi 1 Khách sạn nổ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long (Trang 46 - 48)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC ĐBSCL 3.1 Mục tiêu đề ra giải pháp.

3.4.3Các mô hình nổi 1 Khách sạn nổ

3.4.3.1 Khách sạn nổi

Khách sạn nổi không phải là một mô hình mời trong ngành lưu trú, ở Việt Nam cũng đã có những khách sạn nổi, nhưng ở ĐBSCL thì chưa. Những khách sạn nổi đã từng có ở Việt Nam đều gặp chung một vấn đề chính là xử lý nguồn chất thải. Với mô hình này tại ĐBSCL, để tiếp tục phát triển theo hướng bền vững thì phải quan tâm nhiều hơn đến khâu xử lý chất thải. Mô hình nhóm nghiên cứu đưa ra là một khách sạn với 30 phòng double và 5 phòng family được chia thành 3 tầng và có một tầng thượng để phục vụ ẩm thực và giải trí, với các dịch vụ

được phục vụ theo tiêu chuẩn 4 sao, quy mô như thế này hơi nhở nhưng phù hợp với trình độ khoa học kỹ thuật và môi trường sông nước ĐBSCL, tuy vậy cho dù quy mô phòng không đủ nhửng các dịch vụ có trong khách sạn sẽđược phục vụ theo tiêu chuẩn 4 sao . Những khách sạn này do diện tích chiếm quá lớn mà lại phải gắn liền với hệ thống bến tàu nên nhóm nghiên cứu đề nghị hình thành loại hình lưu trú này tại Cần Thơ, Long Xuyên, Vĩnh Long, Bến Tre và Tiền Giang.

Về vấn đề xử lý chất thải; rác thải sẽđược gom và đem vào bờ mỗi sáng, nguồn nước thải sẽđược xử lý trước khi thải ra sông, ở khoản này nhóm nghiên cứu đề nghị tham khảo công trình nghiên cứu của

bạn Trần Đình Vũ Anh (Đồng Tháp) với công trình “cống thoát nước đa năng” vừa đoạt giải nhất cuộc thi xử lý nước thải của bộ giáo dục.

Có thể mắc lưới vào pha nổi thả trôi khoảng 5m kể từ mép bờ khách sạn để dễ dàng vớt rác vào mỗi buổi chiều. Đồng thời tất cả những biện pháp trên phải đi đôi với biện pháp xử phạt khi bắt gặp du khách hay nhân viên bỏ rác xuống sông, bố trí thùng rác dày đặt hơn, đặc biệt ở những nơi có thể tiện tay bỏ xuống sông, đăng các biển báo với nội dung nhắc nhở mọi nhừng đừng xả rác hay một số phương thức nào đó để hạn chế mọi người vứt rác xuống sông. Muốn vậy, những khách sạn này nên được điều hành từ một nhà quản lý khách sạn chuyên nghiệp với kiến thức tốt về mọi mặt nhất là mặt nhân sự và tâm lý, nhưng trươc tiên người quản lý này phải được đào tạo ý thức tốt để hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển du lịch bền vững với môi trường sông nước.

3.4.3.2 Vườn hoa nổi

Với hệ sinh thái sông nước đa dạng, nhiều loài thực vật thích sống với môi trường nước thì ĐBSCL có rất nhiều thuận lợi để phát triển sản phẩm này.

Mô tả sản phẩm:

Đây là một sản phẩm khá mới lạ với du lịch Việt Nam, vườn hoa nổi được xây dựng dựa trên 3 cách. Cách thứ nhất, tập hợp và nuôi dưỡng những loài hoa sống dưới nước như: sen, súng, lục bình, điên điển...; Cách thứ hai, bằng phương pháp nuôi rễ cây trong dung dịch dinh dưỡng, cách này thường được sử dụng cho rau xanh; Cách thứ ba, kết những chiếc bè đổđầy đất và trồng hoa trên những chiếc bè đó.

(Tham khảo thêm chi tiết thực hiện vườn hoa nổi ở phụ lục 3) Điều kiện thực hiện:

Với mô hình vườn hoa nổi này, nhóm nghiên cứu đề nghị thực hiện tại Sa Đéc (Đồng Tháp) vì nơi dây có dòng nước mang nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho hoa được tươi.

Ởđây có một làng nghề trồng hoa nổi tiếng, người dân có kinh nghiệm trồng hoa lâu đời. Ban đầu có thể bắt đầu từ một mô hình nhỏ của một hộ kinh doanh nào đó với một cái hồ rộng, có thể chèo thuyền tham quan được. Du khách có thể vào tham quan vườn hoa dưới nước rồi vườn hoa trên cạn, có thể mua những chậu hoa nhỏ mang về, bên cạnh đó hộ trồng hoa này có thể kinh doanh thêm những dịch vụăn uống, nghỉ ngơi. Đến khi người dân có kinh nghiệm trồng hoa đưới nước thì mô hình này có thể mở rộng thành một công viên hoa vơi diện tích rộng hơn kéo dài từ sông lớn vào một con rạch chạy trong cù lao, du khách tham quan dọc theo những con rạch và cù lao sẽ thành một khu du lịch sông nước với những dịch vụđa dạng của một khu du lịch.

Nơi thứ hai nhóm nghiên cứu đề nghị là trong vùng nước ngập Đồng Tháp Mười. Đối với vùng trũng Đồng Tháp Mười những vườn hoa nổi này sẽ giúp người dân tận dụng những gì thiên nhiên ban tặng mà thường ngày họ ít khi dùng tới để tạo thêm nguồn thu nhập cho mình. Nhưng do đây là khu bảo tồn sinh thái quan trọng nên việc tập trung các loài hoa và cho du khách tham quan phải tuân thủ chặc chẽ những quy định bảo vệ môi trường. Đặc biệt tại đây có thể kết hợp một vườn hoa nổi với một sân chim nổi với những loài chim hay tìm bắt mồi trên sông, trên những tán lục bình, tạo cho chúng một môi trường sinh sống tốt để chúng tụ họp về từđó cũng góp phần duy trì và bảo vệ những giống chim này. 3.4.3.3 Quán ăn nổi

Ở ĐBSCL đã có rất nhiều những nhà hàng nổi phục vụ ẩm thực cho du khách, nhóm nghiên cứu đề xuất một mô hình phục vụ ăn uống khác, mô hình quán ăn nổi. Với mô hình này, đầu tiên nhóm nghiên cứu có ý tưởng từ những trạm chờ đò nhỏ ven bờ sông, trạm là những cái nhà sàn nhỏ, diện tích 1.5m*1.5m, nằm cách bờ sông khoảng 5m do người dân dựng lên để từ trong rạch nhỏ họ chèo thuyền ra đây đứng để đợi tàu khách. Quán ăn nổi bao gồm nhiều nhà sàn nhỏ như vậy. Có một nhà sàn lớn hơn là nơi chế biến thức ăn còn những sàn nhỏ khác với diện tích 2m*2m mỗi sàn sẽđặt 1 bàn ăn. Tùy vào quy mô và độ rộng của khúc sông để quyết định trang bị bao nhiêu nhà sàn nhỏ. Di chuyển trong khu vực quán ăn nổi đều dc đi chuyển bằng bè được kết nối lại với nhau thành một lối đi

nổi đến nơi đã ấn định trước. Những quán ăn nổi như thế này không quá khó làm đối với người dân sông nước, tuy nhiên để phục vụ khách du lịch cần làm cho sạch sẽ và bắt mắt hơn, chế biến thức ăn trong môi trường vệ sinh hơn. Ở những quán ăn như thế này vấn đề vệ sinh đặc biệt cần quan tâm, vì vậy tại mỗi bàn ăn có thể bố trí thùng rác ở cá 4 góc bàn và thu dọn nó mỗi lượt khách, đồng thời cũng bố trí những bảng nhắc nhởở những nơi dễ thấy, trên bàn, trên chiếc đũa, trên muỗng, trên những góc nhà sàn. (tham khảo hình vẽở phần phụ lục 3). Quán ăn nổi như thế này ra đời nhằm đa dạng cách phục vụẩm thực, cho khu vực bờ sông thêm đông đúc, nhộn nhịp. Quán nổi có thểở ngoài sông hoặc ở trong những hồ lớn của các khu du lịch.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long (Trang 46 - 48)