Những điểm mạnh:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long (Trang 32 - 34)

Bảng 2: Số liệu so sánh một vài chỉ tiêu giữa 4 quốc gia Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc

2.4.3Những điểm mạnh:

Mặt khác, du lịch sông nước ĐBSCL cũng có những điểm mạnh nổi trội như: 1 Đây là loại hình mới mẻ, gắn liền với thiên nhiên.

2 Đội ngũ nhân viên và người dân ĐBSCL thân thiện và nhiệt tình.

3 Thể hiện được sinh động cuộc sống cuộc, nét sinh hoạt của người dân sống vùng sông nước. 2.4.4 Những điểm yếu:

1 Sản phẩm du lịch sông nước còn trùng lấp, rời rạc thiếu đầu tư nghiên cứu để tạo nên sản phẩm đặc trưng.

2 Nguồn nhân lực phục vụ cho ngành còn yếu kém cả về mặt số lượng và chất lượng. 3 Tình trạng vệ sinh môi trường và an toàn trên sông vẫn còn hạn chế.

4 Hệ thống cơ sở vật chất đặc biệt là cơ sở lưu trú còn khá hạn chế nên chưa đủ sức thu hút nguồn khách cao cấp.

5 Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ởĐBSCL còn nhỏ lẽ, chưa đủ sức cạnh tranh với thế giới và chưa chủđộng trong việc tìm kiếm nguồn khách cũng như nghiên cứu thị trường mới.

6 Tình trạng khai thác khác các diểm du lịch chưa theo hướng bền vững, chủ yếu chỉ dựa trên những điểm có sẵn.

7 Công tác xã hội hóa du lịch ởđịa phương còn chưa cao và chưa đem lại được hiệu quả kinh tế cho dân sông nước.

8 Chính sách của ngành chưa chặt chẽ trong việc bảo hộ những ý tưởng về sản phẩm du lịch. 9 Ngành du lịch cũng như doanh nghiệp chưa có sự liên kết phối hợp cùng phát triển.

10 Khoa học công nghệ còn lạc hậu, chưa áp dụng tối đa những tiến bộ khoa học kỹ thuật. 2.4.5 Ma trận kết hợp SWOT

Sau khi nhận ra những cơ hội, thách thức, những điểm mạnh, điểm yếu của du lịch sông nước ĐBSCL nhóm nghiên cứu chọn ra những yếu tố quan trọng nhất theo nhóm nghiên cứu đánh giá để kết hợp vào ma trận SWOT và đưa ra những giải pháp cụ thể cho tình hình hiện nay của du lịch sông nước ĐBSCL.

( Xin vui lòng xem ma trận ở trang tiếp theo)

Từ ma trận SWOT trên nhóm nghiên cứu xin đề xuất các giải pháp cụ thể như sau:

Giải pháp 1: giải pháp nhằm đa dạng hoá sản phẩm và phát triển sản phẩm đặc trưng: Xây dựng chợ nổi thành thương hiệu của du lịch sông nước (quy hoạch bến bãi, xử lý rác thải, nâng cấp trang thiết bị)

Giải pháp 2: giải pháp nhằm đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường thiên nhiên. Giải pháp 3: giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Giải pháp 4: giải pháp nâng cao chất lượng cơ sở vật chất.

Giải pháp 5: giải pháp cải tiến quy trình Marketing du lịch của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ĐBSCL.

Giải pháp 6: giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long (Trang 32 - 34)