Mô hình bến đỗ tàu du lịch và resort trên các cù lao 1 Mô hình bến tàu du lịch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long (Trang 45 - 46)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC ĐBSCL 3.1 Mục tiêu đề ra giải pháp.

3.4.2Mô hình bến đỗ tàu du lịch và resort trên các cù lao 1 Mô hình bến tàu du lịch

3.4.2.1 Mô hình bến tàu du lịch

Phát triển du lịch sông nước không thể thiếu yếu tố bến đỗ cho tàu du lịch, trong phần thực trạng nhóm đã có kêt luận thực trạng cơ sở vật chất tại các bến tàu hiện nay còn kém chất lượng, từ đó nhóm nghiên cứu đưa ra một mô hình về bến tàu du lịch và một khu phức hợp bao gồm nhà hàng khách sạn và những khu vui chơi giải trí. Những bến tàu ngoài chức năng là bến trung chuyển từ giao thông đường bộ xuống giao thông đường thủy chính là những trạm dừng cho những tour du lịch sông nước dài ngày. Theo đó một bến tàu có những thành phần sau:

- Bến tàu lên xuống khách

- Bến đậu tàu

- Bãi đậu xe

- Khu điều hành bến tàu và nhà chờ

- Công viên dọc bờ sông với nhiều cây xanh.

- Trung tâm điều hành du lịch

- Trạm hỗ trợ du khách

- Trung tâm bưu chính viễn thông

- Trung tâm thương mại và bán hàng lưu niệm.

- Khu vui chơi giả trí với những trò chơi dân gian và hiện đại

- Khu nhà hàng ven sông phục vụ du khách những món ăn dân dã miền tây, món ăn truyền thống Việt Nam cũng như món ăn đặc sản của địa phương.

- Khu nhà nghỉđược bố trí gần bờ sông với lối trang trí theo kiến trúc miền tây và được trang bị trang thiết bị hiện đại nhưng trong lớp vỏ bọc dân dã.

Điều kiện thực hiện và ý nghĩa mô hình:

Những khu bến tàu được quy hoạch như thế này với những cơ sở phục vụ không quá xa bến tàu và nơi lưu trú rất thuận tiện cho du khách tự do tham quan vào ban đêm cho dù du khách đi tự do hay theo đòan. Và chính sự tự do tham quan đó khuyến khích du khách chi tiêu nhiều hơn, tăng thu nhập cho người dân địa phương buôn bán ởđây, từđó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên hiện nay tại các tỉnh, để có thể quy hoạch một khu đất lớn như thế này là một điều vô cùng khó khăn, nên nhóm nghiên cứu đề nghị sẽ quy hoạch hệ thống bến tàu này tại những khu vực có bờ kè hoặc công viên dọc bờ sông đã có sẵn ở những địa điểm nhưđã được nêu trong bản đồ. Tại các bờ kè đó sẽ xây dựng một bến tàu du lịch với nhà chờ, trung tâm điều hành bến tàu, trung tâm điều hành du lịch và trạm hỗ trợ du khách. Những phần khác như nhà hàng, nhà nghỉ, cửa hàng bán quà lưu niệm, hay các khu vui chơi giải trí sẽ do người dân địa phương xung quanh kinh doanh, nhưng trong một kế hoạch quy hoạch cụ thể, như vậy sẽ tạo nên nguồn thu nhập cho người dân địa phương, nâng cao hiệu quả kinh tế, hoặc những hạng mục kinh doanh lớn hơn như khách sạn hoặc trung tâm thương mại thì người dân cũng có thể tìm được nguồn thu nhập từ cho thuê mặt bằng. Những bến tàu phía bên kia của những bến tàu này có thể là những bến tàu ở những cù lao phát triển du lịch sôi nổi. Tại những cù lao mà nơi đó có xây dựng những bến tàu sạch đẹp như thế là những nơi được đặt biệt quan tâm đầu tư phát triển du lịch, với những cù lao này nhóm nghiên cứu đưa ra một mô hình kinh doanh lưu trú khác, đó chính là khu du lịch nghỉ dưỡng resort.

3.4.2.2 Mô hình resort tại các cù lao.

Bắt đầu với khái niệm về resort, resort là một loại hình lưu trú kết hợp với nghỉ dưỡng, với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp, dưỡng bệnh. Loại hình này thông thường được bố trí ở vùng biển và cao nguyên nơi có phong cảnh đẹp và không gian yên tĩnh. Với những cù lao ở vùng sông nước ĐBSCL, không gian yên tĩnh, không khí trong lành, gần gũi với thiên nhiên nên cũng thích hợp với việc làm những khu resort. Nếu so với resort biển thì ở vùng sông nước những món ăn được chế biến từ những nguyên liệu ít gây dị ứng như ở vùng biển, đồng bằng có khí hậu ổn định và ít khi bị

ảnh hưởng nặng nề của bão. Nếu so với resort vùng cao nguyên thì resort ở sông nước có giao thông thuận lợi hơn và khí hậu không có mùa đông quá lạnh. Vậy thì nghỉ ngơi ở một vùng đồng quê với vườn trái cây tươi mát, gió lộng bốn mùa, sóng vỗ rì rầm, chiều chiều nghe tiếng hò của các cô gái vùng đồng bằng cũng làm cho tâm hồn trở nên nhẹ nhõm, vứt bỏ được những gánh nặng của ngày thường cũng rất thú vị. Với một khu resort ở sông nhóm nghiên cứu đề nghị xây dựng khu resort với những khu vực sau:

- Khu vực biệt thự với kiến trúc của những ngôi nhà cổ Nam bộđược cách tân một chút hiện đại với những đầy đủ trang thiết bị hiện đại được bọc bằng một lớp vỏ bọc dân dã.

- Khu vực hồ bơi

- Khu vực nhà hàng phục vụẩm thực miền tây nam bộ và các món ăn Việt Nam, được trang bị cụng cụ nấu nướng của người dân miền Tây.

- Khu vực nghỉ ngơi dọc bờ sông với những chòi canh được trang bị những chiếc võng, ghế bố, những bộ bàn tre, để du khách có thể nghỉ ngơi, đọc sách, câu cá.

- Khu vực vườn cây nam bộ với nhiều khu vực trồng nhiều loại trái cây nhiệt đới khác nhau, chúng thay phiên nhau cho trái quanh năm. Trong khu vườn này du khách có thể nghỉ trên những chiếc võng hoặc thưởng thức traí cây hoặc tập trồng cây, trồng hoa. Trong khu vườn này có thể tận dụng trồng một số cây thuốc và rau củđể du khách có thể biết được những thứ họ dùng hằng ngày xuất xứ từđâu.

- Khu trò chơi và nghệ thuật nhân gian, nơi đây tổ chức dạy cách làm một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sinh hoạt đờn ca tài tử.

- Khu vui chơi giải trí hiện đại.

- Khu vực chăm sóc sức khỏe

- Khu vực chăm sóc sắc đẹp – spa. Điều kiện thực hiện:

Với những khu resort như thế này thì cần phải được kinh doanh bởi những nhà kinh doanh lưu trú chuyên nghiệp mới có thể mang lại những dịch vụ tốt. Vì vậy các cơ quan quản lý nhà nước nên xem xét cẩn thận trước khi cho phép kinh doanh loại hình lưu trú này sao cho có hiệu quả để không uổng phí đất đai vì loại hình lưu trú này sử dụng một diện tích đất rất lớn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long (Trang 45 - 46)