CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC ĐBSCL 3.1 Mục tiêu đề ra giải pháp.
3.3.4 Giải pháp nâng cao chất lượng cơ sở vật chất
Theo kết quảđiều tra của nhóm nghiên cứu hơn 50% du khách được điều tra cho rằng phương tiện an toàn và hiện đại nằm trong 3 yếu tố quan trọng hàng đầu để tạo nên chất lượng tour du lịch và trên một nữa doanh nghiệp cho rằng để phát triển du lịch sông nước ởĐBSCL thì điều quan trọng nhất là phải phát triển phương tiện giao thông đường thủy chuyên chở khách. Giao thông thuận tiện, an tòan và hiện đại sẽ rút ngắn được thời gian di chuyển của du khách do đó sẽ giảm được chi phí du lịch. Về hệ thống đường bộ cần được chú trọng phát triển giảm bớt tình trạng quá tải cho Quốc lộ 1A bằng cách nâng cấp và mở rộng tuyến đường này đồng thời xây dựng thêm hệ thống các tuyến vệ tinh, nối tỉnh với tỉnh, huyện với huyện. Các phương tiện tham gia giao thông cần được kiểm tra chất lượng chặc chẽ đểđảm bảo an toàn cho du khách và đội ngũ tài xế cần phải có thái độ và trách nhiệm đúng đắn khi tham gia giao thông. Đường hàng không cũng cần được chú ý như sớm đưa vào hoạt động sân bay Trà Nóc, nâng cấp sân bay Rạch Sỏi…để tạo ra một sự lựa chọn mới cho du khách. Và điều đặc biệt nhóm nghiên cứu muốn nói đến đó là cần chú ý phát triển hệ thống giao thông đường sông để tạo điều kiện phát triển loại hình du lịch sông nước. Các con sông cần phải được khơi thông dòng chảy để giao thông được thuận tiện hơn đặc biệt là cửu Tiểu và cửu Trần Đề thường xuyên bị bồi lắng, mực nước nông sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận các đoàn du lịch bằng tàu biển vào ĐBSCL. Các hệ thống đèn, biển báo trên sông phải được trang bịđầy đủ và rõ ràng. Đồng thời các phương tiện thủy tham gia giao thông đặc biệt là phục vụ cho du lịch cần phải được kiểm tra chất lượng chặt chẽ, đăng kiểm đăng ký đúng quy định. Máy móc trang bị phải đảm bảo chất lượng không gây ô nhiễm môi trường và giảm tiếng ồn. Hơn nữa nên đưa vào sử dụng thêm những thuyền lớn có khả năng phục vụ phòng ngủ, ăn uống... nhằm đa dạng hóa các dịch vụ và có thể kéo dài thời gian du lịch trên sông của khách. Ở các điểm tham quan chợ nổi thì nên trang bị những chiếc thuyền nhỏ vì như thế sẽ giúp cho du khách không cócảm giác bị cô lập, dễ dàng hòa mình vào không khí tấp nập nơi đây. Riêng ở chợ nối Cái Răng nên xây dựng bến tàu du lịch tại chổđễ tạo sự thuận tiện cho du khách dặc biệt là những khách đi du lịch tự do có thể lựa chọn tham quan chợ nổi bằng thuyền tại bến Ninh Kiều hay sử dụng tàu tại chợ nổi. Với bến tàu khách tại chợ nổi người dân vùng chợ nổi sẽ có cơ hội tham gia vào khai thác phương tiện tham quan chợ nổi Ngoài ra, các bến bãi tàu thuyền cần phải được nâng cấp thêm mới có thểđủ tiêu chuẩn phục vụ cho du lịch. Nên biến các bến tàu trở thành những chạm dừng chân đúng nghĩa như là có các nhà hàng, quán ăn, khu mua sắm…Chi tiết mô hình bến tàu du lịch sẽđược phân tích ở phần sau.
Về hệ thống cơ sở lưu trú phục vụ cho du lịch cần phải được tiến hành nâng cấp để có thể hấp dẫn được du khách nghĩ lại qua đêm. Thiết kế vừa mang nét hiện đại nhưng vừa gần gũi không làm mất đi vẻ dân dã, hòa hợp với thiên nhiên, không tạo thành « một khối cô lập » với môi trường sinh thái xung quanh. Phòng phải có đầy đủ trang thiết bị hiện đại nhưng được nhúng vào không khí đầy chất Nam Bộ như sử dụng giường hay bàn ghế bằng tre nứa, đặt một bộđi- văng (bộ ngựa) hay một chiếc võng trong phòng. Mini-bar hay tivi được thiết kế ẩn mình trong những sản phẩm đan từ lục bình,tre nứa…Riêng đối với các cơ sở lưu trú đặt biệt là các khu nghĩ dưỡng tại những cù lao, hay trên những du thuyền cần phải chú ý đảm bảo chất lượng nguồn nước phục vụ cho du khách đồng thời cũng phải quan tâm đến việc xử lý nước thải để không ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó những khu di tích lịch sử, đền chùa cũng cần được trùng tu, nhưng phải giữ bảo tồn nguyên vẹn kiến trúc hiện có, bởi vì phần lớn những công trình này nằm gần bờ sông, là một torng những cơ sở phục vụ liên kết du lịch sông nước và du lịch lễ hội. Đặc biệt chú ý tôn tạo những công trình kiến trúc của người dân tộc Khơme, Chăm để phục vụ cho du lịch một phần, nhờ đó mà người dân tôc có thể tham gia vào du lịch như cho tham quan những công trình kiến trúc, kinh doanh phục vụ các món ăn, trang phục ân tộc, quà lưu niệm, làm công tác hướng dẫn. Bên cạnh đó giải pháp này còn mang một ý nghĩa xã hội to lớn đặc biệt là đối với vùng ĐBSCL.