Định hƣớng chung hoàn thiện chế định bồi thƣờng thiệt hại ngoài hộp đồng

Một phần của tài liệu So sánh chế độ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật việt nam và pháp luật trung quốc (Trang 112)

BLDS là đạo Luật gốc trong hệ thống luật tư. Các chế định trong BLDS trước tiên phải quy định rộng hết những vấn đề cơ bản trong lĩnh vực dân sự. Những quy định chi tiết sẽ được thể hiện trong các văn bản do chính phủ, cơ quan chuyên môn, cơ quan tư pháp ban hành. Hạn chế của chế định BTTHNHĐ theo pháp luật Việt Nam hiện nay mang tính hệ thống. Bởi lẽ, các chế định trong BLDS cần phải có sự liên kết chặt chẽ về mặt cấu trúc. Các chế định khác có ảnh hưởng trực tiếp đến chế định BTTHNHĐ và ngược lại. Do đó, để đảm bảo nhóm các quy định trong chế định BTTHNHĐ có cấu trúc hợp lý cần phải thay đổi các chế định liên quan cho phù hợp hơn như chế định về tài sản, nghĩa vụ, quyền nhân thân...

Chế định BTTHNHĐ có nội dung rất lớn. BLDS không thể quy định sâu rộng được tất cả các nội dung. Vì vậy, theo người viết, ở Việt Nam cần ban hành Luật trách nhiệm BTTHNHĐ. Trong bộ Luật sẽ quy định tổng thể, rộng hơn cả các vấn đề BTTH. Chúng ta có thể tham khảo cấu trúc Luật trách nhiệm xâm phạm quyền Trung Quốc như sau:

Chương 1: Quy định chung

Chương 2: Cấu thành trách nhiệm và các loại trách nhiệm

Chương 3: Trường hợp không chịu trách nhiệm và giảm nhẹ trách nhiệm

Chương 4: Quy định đặc biệt về trách nhiệm của chủ thể (năng lực chịu trách nhiệm bồi thường)

107

Chương 5: Trách nhiệm đối với sản phẩm

Chương 6: Trách nhiệm trong tai nạn giao thông xe cơ giới Chương 7: Trách nhiệm đối với tổn hại do chữa bệnh Chương 8: Trách nhiệm do ô nhiễm môi trường

Chương 9: Trách nhiệm do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Chương 10: Trách nhiệm đối với tổn hại do động vật nuôi dưỡng gây ra Chương 11: Trách nhiệm do vật liệu gây thiệt hại

Chương 12: Điều khoản bổ sung

Sau khi có Luật trách nhiệm BTTHNHĐ, chúng ta có thể xây dựng hàng loạt văn bản hưởng dẫn lấy BLDS và Luật trách nhiệm bồi thường làm vệ tinh. Mỗi một lĩnh vực, chủ thể gây thiệt hại vấn đề trách nhiệm BTTH có đặc trưng riêng. Vì vậy, cần xây dựng những văn bản có tính đặc thù điều chỉnh những đối tượng, lĩnh vực đặc thù như BTTH có yếu tố nước ngoài, BTTH do tai nạn giao thông, BTTH về tinh thần, BTTH do nhân thân bị xâm phạm, BTTH thiệt hại trong xây dựng công trình, BTTH trong lĩnh vực hạt nhân, nguyên tử.v.v..

Có một câu nói nổi tiếng mà những người làm trong lĩnh vực pháp luật hầu như ai cũng biết là “Luật dân sự xử thế nào cũng được”. Câu nói trên đã phản ánh đúng thực trạng của Luật dân sự của Việt Nam hiện nay, bởi một quy định pháp luật không rõ ràng sẽ dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Giải thích tư pháp có ý nghĩa vô cùng quan trọng để mọi người hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật hiện hành. Giải thích tư pháp ngoài những quy định hướng dẫn áp dụng pháp luật còn cần giải thích, lập luận vì sao áp dụng như vậy. Hiện nay, giải thích tư pháp về BTTHNHĐ còn rất hạn chế. Trong từng lĩnh vực đặc thù khi xảy ra thiệt hại ngoài hợp đồng mà pháp luật không có quy định rõ ràng thì không còn cách nào khác là căn cứ vào các quy định chung để giải quyết. Mà quy định chung không thể đưa ra giải pháp cho mọi trường hợp. Vì vậy, trong thời gian tới, ở Việt Nam cần có nhiều hơn nữa các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

3.3.2. Một số giải pháp hoàn thiện chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

108

Quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ quy định tại khoản 1, Điều 584 đã liệt kê các quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ như: tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác. Việc liệt kê như trên chưa có tính khái quát vì các quyền và lợi ích hợp pháp rất đa dạng. Vì vậy, theo người viết nên quy định các quyền và lợi ích hợp pháp ở đây là quyền tài sản và quyền nhân thân được ghi nhận trong BLDS.

Quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ theo BLDS 2015 đã có sự phân loại giữa trách nhiệm BTTH do hành vi của con người gây ra (khoản 1, Điều 584) và trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra (khoản 3, Điều 584). Trong phần quy định chung chỉ có duy nhất một quy định về BTTH do tài sản gây ra. Nói cách khác, BLDS mới chỉ đề cập đến vấn đề nhưng chưa giải quyết triệt để vấn đề. BLDS cần có các quy định cụ thể hơn về các trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra trong những trường hợp sau:

- Tài sản gây thiệt khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác quản lý, sử dụng;

- Tài sản gây thiệt hại khi chủ sở hữu đánh rơi, vứt bỏ tài sản; - Tài sản gây thiệt hại khi bị chiếm hữu trái pháp luật;

- Tài sản gây thiệt hại nhưng không xác định được chính xác chủ sở hữu; - Tài sản gây thiệt hại là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu;

Giải pháp khắc phục một số hạn chế của các yếu tố cấu thành trách nhiệm BTTHNHĐ:

Lỗi là yếu tố quan trọng để xác định mức BTTH. Điều 363 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải BTTH tương ứng với mức độ lỗi của mình”. BLDS hiện nay mới chỉ phân loại được lỗi cố ý và lỗi vô ý, nhưng chưa có quy định phân loại mức độ lỗi và chưa có hướng dẫn xác định mức độ lỗi nên không có tiêu chí cho việc đánh giá mức độ lỗi. Vì vậy, cần phải có quy định chia lỗi thành các cấp độ khác nhau. Có nhiều tiêu chí để đánh giá lỗi như dựa vào hành vi, thiệt hại. Theo người viết, khi phân loại mức độ lỗi cần dựa vào dựa vào tiêu chí đánh giá khách

109

quan là hành vi của người gây thiệt hại. Cần xem xét người gây thiệt hại đã vi phạm nghĩa vụ chú ý ở mức độ nào. Ví dụ: Cửa hàng A để sản phẩm trưng bày bằng chiếc bình gốm sứ cổ sát cửa ra vào để thu hút khách hàng. Một vị khách B khi đi vào cửa hàng đã sơ ý làm vỡ chiếc bình. Trong trường hợp này B có nghĩa vụ chú ý không va chạm, làm hỏng vật trưng bày tại cửa hàng, nhưng vì vật trưng bày được đặt không hợp lý nên hoàn toàn có thể dẫn đến rủi ro bị người khác đụng vào. Do đó, có thể nhận định mức độ lỗi vô ý của B là lỗi vô ý nhẹ.

Về nguyên tắc BTTHNHĐ

Khoản 1 Điều 585 BLDS quy định nguyên tắc căn bản cho BTTHNHĐ là thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 585 lại phá vỡ một cách thiếu căn cứ nguyên tắc trên. Chỉ cần hành vi của một người là trái luật xâm phạm đến quyền lợi tài sản và nhân thân của người khác thì phải bồi thường toàn bộ. Lỗi hay tình trạng kinh tế của người gây thiệt hại không thể là yếu tố để giảm nhẹ mức BTTH. Do đó, quy định của khoản 2 Điều 585 được xem là không phù hợp và trái với nguyên tắc BTTH toàn bộ, kịp thời. Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 585 quy định về nguyên tắc BTTH, đồng thời chính là các quy định về miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm BTTH. Ngoài những trường hợp miễn, giảm nhẹ trách nhiệm BTTH nêu trên. BLDS nên có quy định chung về miễn trách nhiệm BTTH trong trường hợp phòng vệ chính đáng, BTTH trong trường hợp bất khả kháng.

Về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường

Trong phần quy định chung của chế định Trách nhiệm BTTHNHĐ, BLDS có quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường của cá nhân. Chủ thể dân sự chịu trách nhiệm bồi thường rất đa dạng như pháp nhân, tổ chức không có tư cách pháp nhân, nhà nước, người sử dụng lao động hoặc một số chủ thể đặc biệt như người cung cấp dịch vụ mạng lưới, người quản lý hoặc bên tổ chức hoạt động quần chúng tại nơi công cộng.v.v... Trong tương lai, BLDS cần bổ sung các quy định về năng lực chủ thể cho các chủ thể dân sự nêu trên. Đồng thời, bổ sung quy định BTTH trong trường hợp cụ thể đối với những chủ thể dân sự đặc thù.

110

Trách nhiệm dân sự của pháp nhân được quy định tại Điều 87 BLDS 2015. Theo đó, pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân. Quy định trên là rất chung chung. Nghĩa vụ như thế nào được hiểu là nghĩa vụ do người đại diện xác lập, thực hiện? Những ai là người đại diện của pháp nhân? Thế nào là nhân danh pháp nhân? Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể về những vấn đề trên. Vì vậy, việc xác định trách nhiệm BTTH thuộc về pháp nhân hay cá nhân gặp rất nhiều khó khăn. Theo người viết chỉ cầnngười của pháp nhân gây thiệt hại khi đang thực hiện công việc của pháp nhân gây thiệt hại cho người khác thì pháp nhân phải BTTH, bất kể khi thực hiện công việc đó người của pháp nhân có nhân danh pháp nhân hay không. Ngoài ra, cần bổ sung thêm quy định về BTTH trong trường hợp điều động công tác. Trong thời gian điều động công tác, người lao động được điều điều động công tác thực hiện nhiệm vụ công việc gây thiệt hại cho người khác thì trách nhiệm thuộc về đơn vị điều động công tác hay đơn vị tiếp nhận lao động. BLDS có thể quy định như sau: “Người làm công cho đơn vị sử dụng lao động vì thực hiện nhiệm vụ công việc gây ra thiệt hại cho người khác thì do đơn vị sử dụng lao động chịu trách nhiệm xâm phạm quyền. Trong thời gian điều động công tác, người lao động được điều điều động công tác thực hiện nhiệm vụ công việc gây thiệt hại cho người khác thì đơn vị tiếp nhận sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường. Đơn vi điều động công tác có lỗi thì phải chịu trách nhiệm bồi thường bổ sung tương ứng”.

Về BTTH do nhiều người gây ra

Điều 587 BLDS 2015 quy định về BTTHNHĐ do nhiều người cùng gây ra. Đây là quy định mới so với BLDS 2005. Tuy nhiên, quy định của Điều 587 mới chỉ khái quát được trường hợp chung nhất là nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải BTTH theo phần bằng nhau.

111

Thực tế việc nhiều người cùng thực hiện hành vi xâm phạm quyền rất đa dạng. Có thể chia thành một số trường hợp sau:

Một là, những người gây thiệt hại thống nhất với nhau về hành vi xâm phạm quyền. Trong trường hợp này trách nhiệm BTTH là trách nhiệm liên đới.Mức bồi thường phụ thuộc vào lỗi của từng chủ thể.

Hai là, những người gây thiệt hại không thống nhất với nhau về hành vi xâm phạm quyền, nhưng cùng gây ra hậu quả. Hành vi của mỗi người đều có thể gây ra toàn bộ thiệt hại thì mức bồi thường của mỗi người là bằng nhau.

Ba là, nhiều người cùng thực hiện hành vi xâm phạm quyền nhưng không xác định được hành vi xâm phạm quyền nào gây ra thiệt hại.

Việt Nam có một tình huống thường thấy là đánh hội đồng kẻ cướp, kẻ trộm dẫn đến hậu quả chết người.Trong những tình huống như vậy, trách nhiệm BTTHNHĐ thuộc về ai rất khó xác định.Kẻ cướp, kẻ trộm bị rất nhiều người đánh, có người đánh ít, có người đánh nhiều, có người đánh nhẹ, có người đánh mạnh. Hành vi đánh người khác là hành vi trái luật, nhưng hành vi đó chưa chắc đã gây thiệt hại cho người khác nếu tác động chưa đủ mạnh. Trong trường hợp không xác định được hành vi nào trực tiếp gây ra thiệt hại thì vấn đề trách nhiệm BTTH được xác định như thế nào? Trong trường hợp này, pháp luật nên có quy định: “Hai người trở lên thực hiện hành vi xâm phạm quyền, trong đó hành vi của một người hoặc một số người gây ra thiệt hại cho người khác, nếu có thể xác định cụ thể người xâm phạm quyền thì do người xâm phạm quyền chịu trách nhiệm; nếu không thể xác định cụ thể người xâm phạm quyền thì người thực hiện hành vi liên đới chịu trách nhiệm”.

Bốn là, trách nhiệm của người xúi giục, tư vấn người khác gây thiệt hại. Bản thân người xúi giục, tư vấn người khác thực hiện hành vi xâm phạm quyền không trực tiếp gây ra hậu quả thiệt hại. Nhưng hành vi xúi giục, tư vấn người khác xâm phạm quyền đóng vai trò quan trọng dẫn đến hậu quả thiệt hại. Có thể coi hành vi xúi giục, tư vấn là nguyên nhân gián tiếp gây ra thiệt hại. Tuy là nguyên nhân gián tiếp nhưng mức độ nguy hiểm có thể lớn hơn hành vi xâm phạm quyền trực tiếp. Do

112

đó, pháp luật nên quy định: “Người nào xúi giục, tư vấn, hỗ trợ người khác gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm liên đới cùng với người thực hiện hành vi”.

Về phương thức chịu trách nhiệm dân sự

BTTH chỉ là một trong những phương thức chịu trách nhiệm BTTHNHĐ. Bên cạnh đó còn có nhiều phương thức chịu trách nhiệm BTTH khác như yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm, loại trừ trở ngại, loại trừ nguy hiểm, trả lại tài sản, khôi phục nguyên trạng, xin lỗi, cải chính công khai, khôi phục danh dự.v.v... BLDS của Việt Nam hiện nay mới chỉ tập trung vào phương thức BTTH.Các phương thức chịu trách nhiệm khác chưa được chú trọng.Để thiệt hại được bồi thường toàn bộ, kịp thời. Luật dân sự Việt Nam cần bổ sung các quy định về phương thức BTTHNHĐ.

Về thời hiệu khởi kiện

Thông thường khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm thì pháp luật đặt ra yêu cầu đối với người bị thiệt hại là phải tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình bằng cách áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình, đồng thời người bị thiệt hại có quyền khởi kiện yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường. Nếu người bị thiệt hại không áp dụng những biện pháp để bảo vệ quyền lợi của mình thì pháp luật sẽ hạn chế quyền được BTTH và quyền khởi kiện của người bị thiệt hại. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, mặc dù người bị thiệt hại biết hành vi xâm phạm quyền nhưng do khả năng nhận thức hạn chế, do thiệt hại chưa thực sự rõ ràng và hành vi xâm phạm quyền lại diễn ra thường xuyên liên tục. Trong trường hợp này pháp luật nên có quy định thời hiệu khởi kiện được tính từ thời điểm hành vi xâm phạm quyền cuối cùng diễn ra, trừ trường hợp người bị thiệt hại cố tình bỏ mặc để thiệt hại lớn hơn nhằm trục lợi.

Về xác định thiệt hại

Trong mục 2, Chương XX BLDS 2015 quy định về xác định thiệt hại từ điều 589 đến điều 593 mới chỉ quy định các loại thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, sức khỏe bị xâm phạm, tính mạng bị xâm phạm, danh dự, uy tín, nhân phẩm bị xâm phạm. Đối tượng của hành vi xâm phạm quyền là tài sản và quyền nhân thân. Tài sản và quyền nhân thân được phân thành nhiều loại khác nhau. Các quy định hiện

113

nay rõ ràng chưa bao quát được hết các quyền tài sản và quyền nhân thân. Đơn cử như quyền sở hữu trí tuệ, trái quyền, quyền cha mẹ, quyền vợ chồng.v.v.. Những hành vi xâm phạm đến những quyền trên hoàn toàn có thể gây ra thiệt hại về vật chất, tinh thần cho người khác. Vì vậy, BLDS 2015 nên bổ sung các quy định về

Một phần của tài liệu So sánh chế độ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật việt nam và pháp luật trung quốc (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)