Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông

Một phần của tài liệu So sánh chế độ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật việt nam và pháp luật trung quốc (Trang 80 - 83)

Ở Việt Nam, tai nạn giao thong diễn ra rất phổ biến. Các tranh chấp về BTTH ngoài hợp đồng do tai nạn giao thông vì thế xảy ra rất thường xuyên. Tuy nhiên, các quy hiện hành lại chưa đáp ứng được nhu cầu giải quyết tranh chấp BTHH do tại nạn giao thông diễn ra trong thực tiễn. BLDS năm 2005 và 2015 không quy định riêng về vấn đề BTTH do tai nạn giao thông. Quy định về BTTH do tai nạn giao thông nằm bên trong các quy định về nguồn quy hiểm cao độ. BLDS 2015 và BLDS 2005 đều quy định giống nhau về nguyên tắc chịu trách nhiệm cơ bản như sau: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Trong trường hợp chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì vấn đề trách nhiệm bồi thường được xác định như sau: “Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ phải BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật. Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới cùng với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” (Khoản d, tiểu mục 2, mục 2, Nghị quyết: 03/2006/NQ-HĐTP).

Ngoài những quy định của BLDS 2015, Nghị quyết: 03/2006/NQ-HĐTP, Luật giao thông vận tải 2008 cũng bổ sung một số quy định về BTTH do tai nạn giao thông. Ví dụ: Người kinh doanh vận tải hành khách có nghĩa vụ BTTH do người làm công, người đại diện gây ra trong khi thực hiện công việc được người kinh doanh vận tải giao (Khoản d, Điểm 2, Điều 69). Người kinh doanh vận tải hàng hóa có nghĩa vụ BTTH do người làm công, người đại diện gây ra trong khi thực hiện công việc được người kinh doanh vận tải giao (Khoản d, Điểm 2, Điều 73).

75

Xác định được ý nghĩa to lớn của các quy định về trách nhiệm BTTH do tai nạn giao thông, Luật trách nhiệm xâm phạm quyền Trung Quốc dành riêng Chương VI để quy định về vấn đề này. Trong Chương này có khá nhiều quy định về trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm. Đối với phương tiện đã được mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự thì các chi phí ban đầu để cứu giúp người bị tai nạn sẽ do công ty bảo hiểm đứng ra chi trả. Nếu phương tiện chưa được mua bảo hiểm bắt buộc thì chi phí cứu giúp người bị tai nạn sẽ do quỹ xã hội cứu trợ sự cố giao thông chi trả. Sau khi chi trả những chi phí này, công ty bảo hiểm và quỹ xã hội cứu trợ sự cố giao thông có quyền truy thu từ những người có trách nhiệm. Điều 52 Luật này quy định: “Xe gắn máy bị trộm cắp, cướp đoạt hoặc cướp giật làm phát sinh tai nạn giao thông gây ra thiệt hại, do người trộm cắp, người cướp đoạt hoặc người cướp giật chịu trách nhiệm bồi thường. Công ty bảo hiểm trong phạm vi hạn ngạch trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc xe gắn máy tạm ứng chi phí cấp cứu và có quyền yêu cầu người có trách nhiệm trong tai nạn giao thông bồi hoàn”. Điều 53 Luật này quy định: “Người lái xe gắn máy sau khi làm phát sinh tai nạn giao thông bỏ trốn, xe gắn máy đó có tham gia bảo hiểm bắt buộc thì do công ty bảo hiểm bồi thường trong phạm vi hạn ngạch trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc xe gắn máy; xe gắn máy không rõ ràng hoặc chiếc xe gắn máy đó chưa tham gia bảo hiểm thì quỹ xã hội cứu trợ sự cố giao thông chi trả các chi phí như cấp cứu, mai táng đối với thương vong về nhân thân của người bị xâm phạm quyền. Sau khi quỹ xã hội cữu trợ sự cố giao thông chi trả, cơ quan quản lý quỹ có quyền yêu cầu người có trách nhiệm bồi thường”.

Đối với phương tiện đã được mua bảo hiểm bắt buộc thì trách nhiệm bồi thường của người gây tai nạn trước tiên do công ty bảo hiểm đứng ra chi trả. Công ty bảo hiểm có thể được miễn một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm bồi thường trong một số trường nhất định. Ở Trung Quốc, các quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm đối với bảo hiểm bắt buộc được tập trung quy định tại hai văn bản chính là Điều khoản bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm sự cố giao thông xe cơ giới (do Quốc hội ban hành ngày 01/3/2006) và Điều khoản bảo hiểm bắt buộc

76

trách nhiệm sự cố giao thông xe cơ giới (do Hiệp hội nghề bảo hiểm Trung Quốc ban hành, đã được của Hội giám sát bảo hiểm Trung Quốc phê chuẩn).

Trong trường hợp người gây tai nạn giao thông mua bảo hiểm, Công ty bảo hiểm chỉ phải chi trả trong phạm vi hạn ngạch bảo hiểm. Phần còn thiếu do người gây thiệt hại chi trả. Điều 49 Luật trách nhiệm xâm phạm quyền Trung Quốc quy định: “Trong các trường hợp do thuê, mượn.v.v.. mà chủ sở hữu xe gắn máy và người sử dụng xe gắn máy không đồng thời là một người, sau khi xảy ra tai nạn giao thôn, phần trách nhiệm thuộc bên sử dụng xe gắn máy, do công ty bảo hiểm bồi thường trong phạm vi hạn ngạch trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc xe gắn máy. Phần còn thiếu, do người sử dụng xe gắn máy chịu trách nhiệm bồi thường; chủ sở hữu xe gắn máy có lỗi trong việc phát sinh thiệt hại thì chịu trách nhiệm bồi thường tương ứng”. Điều 50 Luật này quy định: “Giữa các đương sự đã thông qua phương thức mua bán chuyển nhượng đồng thời giao xe gắn máy nhưng chưa thực hiện thủ tục đăng ký chuyển dịch chủ sở hữu, sau khi xảy ra tai nạn giao thông thuộc về trách nhiệm của một bên xe gắn máy, do công ty bảo hiểm bồi thường trong phạm vi hạn ngạch bảo hiểm bắt buộc xe gắn máy. Phần còn thiếu, do người được nhượng chịu trách nhiệm bồi thường”.

Như vậy, Luật trách nhiệm xâm phạm quyền và luật khác liên quan đã quy định tương đối toàn diện về chủ thể chịu trách nhiệm BTTH trong các trường hợp khác nhau như: trách nhiệm BTTH khi phương tiện giao thông bị trộm cắp, cượt đoạt; trách nhiệm BTTH khi chủ phương tiện bỏ trốn; trách nhiệm BTTH khi phương tiện được mua bảo hiểm bắt buộc; trách nhiệm BTT khi phương tiện đang được chuyển giao cho người khác sử dụng; trách nhiệm BTTH khi phương tiện đã được mua bán nhưng chưa làm thủ tục sang tên.v.v.. Quy định như trên là căn cứ pháp lý quan trọng để cơ quan có thẩm quyền áp dụng giải quyết trong những tình huống đa dạng diễn ra trong thực tế.

77

Một phần của tài liệu So sánh chế độ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật việt nam và pháp luật trung quốc (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)