theo pháp luật Trung Quốc
Khi sức khỏe bị xâm phạm sẽ làm phát sinh nhiều loại thiệt hại khác nhau. Có những thiệt hại phát sinh ngay trong quá trình người bị thiệt hại điều trị. Ví dụ như: chi phí khám chữa bệnh, thu nhập bị giảm sút do nghỉ làm, chi phí người chăm sóc, chi phí đi lại, chi phí thuê nơi nghỉ, chi phí trợ cấp ăn uống khi nằm viện, chi phí
64
mua đồ dinh dưỡng. Có những thiệt hại phát sinh và kéo dài trong thời gian dài. Ví dụ người bị thiệt hại bị tàn tật thì đó là chi phí cần thiết chi trả trong cuộc sống hàng ngày và thiệt hại về thu nhập do giảm sút khả năng lao động như: tiền bồi thường tàn tật, chi phí dụng cụ hỗ trợ người tàn tật, chi phí sinh hoạt cho người được người bị thiệt hại nuôi dưỡng, chi phí khám chữa bệnh sau này... Đối với những thiệt hại phát sinh đã phát sinh ngay ở hiện tại thì không đặt ra thời hạn hưởng bồi thường. Số tiền bồi thường được tính toán dựa trên thiệt hại thực tế đã phát sinh. Những khoản tiền bồi thường này được tính một lần và chi trả một lần. Những thiệt hại chưa phát sinh nhưng sẽ phát sinh trong tương lai cũng được tính một lần và tính trong một khoảng thời hạn nhất định (gọi là thời hạn hưởng bồi thường), nhưng việc chi trả có thể là chi trả một lần hoặc nhiều lần. Theo hướng dẫn của TAND tối cao Trung Quốc về BTTH do sức khỏe bị xâm phạm thì: “Người có nghĩa vụ yêu cầu chi trả tiền bồi thường tàn tật, chi phí sinh hoạt cho người được nuôi dưỡng, chi phí dụng cụ hỗ trợ tàn tật theo định kỳ thì phải đưa ra biện pháp bảo đảm tương ứng. Tòa án nhân dân có thể căn cứ vào tình trạng khả năng chi trả và biện pháp bảo đảm để quyết định mức chi phí liên quan định kỳ thanh toán. Những chi phí đã phát sinh trước khi tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm, tiền bồi thường do chết người và tiền bồi thường thiệt an ủi tinh thần phải chi trả một lần.
Tiền bồi thường tàn tật là khoản tiền bù đắp cho năng lực lao động bị mất đi toàn bộ hoặc một phần của người bị thiệt hại do hành vi xâm phạm sức khỏe dẫn đến tàn tật. Sau khi năng lực lao động bị giảm sút, thu nhập của người bị thiệt hại sẽ bị ảnh hưởng. Đây là loại hậu quả thiệt hại trực tiếp về tài sản của người bị xâm phạm quyền. Theo quy định của luật Trung Quốc thì tiền bồi thường tàn tật được tính trong thời hạn 20 năm. Nếu người bị tàn tật từ 60 tuổi trở lên thì cứ tăng thêm 1 tuổi sẽ giảm đi 1 năm tính tiền bồi thường. Nếu người bị thiệt hại từ đủ 75 tuổi trở lên thì thời hạn hưởng bồi thường là 5 năm. Đây là thời hạn hưởng bồi thường tiền tàn tật áp dụng chung cho mọi đối tượng. Quy định về thời hạn như trên có nhiều điểm chưa hợp lý. Theo phương án tạm thời của Quốc hội Trung Quốc về giải quyết chế độ cán bộ tàn tật, già yếu và phương án tạm thời của Quốc hội Trung Quốc về
65
công nhân nghỉ hưu, thôi việc thì độ tuổi thì công nhân làm việc trong doanh nghiệp sở hữu toàn dân, đơn vị sự nghiệp và cơ quan đảng chính, đoàn thể quần chúng như sau: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 50 tuổi. Nếu người tàn tật đã nghỉ hưu và không lao động sản xuất thì dù bị tàn tật họ vẫn có thể được hưởng chế độ hưu trí. Trong trường hợp này, thu nhập của họ không bị giảm sút. Vì vậy, khoản tiền bồi thường tàn tật mang ý nghĩa bù đắp tinh thần nhiều hơn. Ví dụ: người bị thiệt hại là nam, 61 tuổi thì thời hạn hưởng tiền bồi thường tàn tật là 19 năm. Số tiền bồi thường tàn tật trên là rất lớn, trong khi thu nhập của người bị thiệt hại không bị giảm sút là mấy vì họ đã nghỉ hưu. Nhưng, nếu người bị thiệt hại còn trẻ, việc họ bị tàn tật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, thu nhập của họ trong suốt phần đời còn lại. Vì vậy, số tiền bồi thường tàn tật rõ ràng là không đủ để bù đắp cho những thiệt hại về thu nhập họ phải gánh chịu cho phần đời còn lại. Do đó, việc quy định thời hạn hưởng tiền bồi thường tàn tật theo quy định của pháp luật Trung Quốc hiện hành khá cứng nhắc, không đảm bảo tính công bằng giữa các đối tượng người bị thiệt hại khác nhau.
Bồi thường chi phí sinh hoạt cho người được người bị thiệt hại nuôi dưỡng được áp dụng đối với trách nhiệm bồi thường do sức khỏe bị xâm phạm dẫn đến mất khả năng lao động và trách nhiệm bồi thường do tính mạng bị xâm phạm. Tùy vào đối tượng được người bị thiệt hại nuôi dưỡng mà thời hạn hưởng bồi thường có sự khác nhau. Theo Khoản 2, Điều 28 giải thích tư pháp số 7 năm 2001 của TAND tối cao Trung Quốc về BTTH do tinh thần bị xâm phạm: “Người được nuôi dưỡng là người chưa thành niên hoặc người thân cận mất khả năng lao động lại không có nguồn thu nhập khác mà người bị thiệt hại phải nuôi dưỡng theo quy định của pháp
luật”. Quy định này chỉ ra hai điều kiện của người được nuôi dưỡng: Thứ nhất, quan
hệ nuôi dưỡng của người bị thiệt hại đối với người được nuôi dưỡng bắt buộc phải là quan hệ nuôi dưỡng luật định (được pháp luật quy định rõ ràng). Quan hệ nuôi dưỡng phải là quan hệ nuôi dưỡng luật định, chứ không phải quan hệ nuôi dưỡng
thực tế. Thứ hai, người được nuôi dưỡng không có năng lực kinh tế độc lập. Người
được nuôi dưỡng phải là người chưa thành niên hoặc người đã thành niên bị mất khả năng lao động lại không có nguồn thu nhập khác. Nếu người được nuôi dưỡng
66
có năng lực kinh tế độc lập thì không cần đến chi phí nuôi dưỡng của người bị thiệt hại. Vì vậy, nếu người được nuôi dưỡng có năng lực kinh tế độc lập thì người gây thiệt hại không phải bồi thường chi phí nuôi dưỡng. Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình Trung Quốc và luật khác liên quan, quan hệ nuôi dưỡng luật định gồm có:
- Quan hệ giữa nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con. Con bao gồm: con sinh ra, con nuôi, con mà cha dượng, mẹ kế có nghĩa vụ nuôi dưỡng. Con sinh ra là con có quan hệ huyết thống, không phân biệt là con trong giá thú hay ngoài giá thú. Con nuôi là con được nhận nuôi theo quy định của pháp luật. Việc xác định con mà cha dượng, mẹ kế có nghĩa vụ nuôi dưỡng tương đối phức tạp. Thông thường chỉ con của vợ/ chồng hiện tại với người chồng/vợ trước và hiện nay sống cùng cha dượng/ mẹ kế.
- Quan hệ phụng dưỡng của con cái đối với cha mẹ. Cha mẹ bao gồm cha mẹ sinh thành, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế có quan hệ nuôi dưỡng.
- Quan hệ nuôi dưỡng đối với vợ chồng.
- Quan hệ nuôi dưỡng của ông bà nội, ông bà ngoại có đủ khả năng nuôi dưỡng đối với cháu nội, cháu ngoại chưa thành niên có bố mẹ bị chết hoặc bố mẹ không có khả năng nuôi dưỡng.
- Quan hệ nuôi dưỡng của anh, chị (có khả năng nuôi dưỡng) đối với em trai, em gái chưa thành niên mà cha mẹ bị chết hoặc cha mẹ không có khả năng nuôi dưỡng. - Quan hệ nuôi dưỡng của em trai, em gái (có khả năng nuôi dưỡng) đối với anh, chị đã nuôi dưỡng mình lớn lên bị hạn chế khả năng lao động và có thu nhập hạn chế.
Trong những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ nuôi dưỡng nêu trên, nếu là người chưa thành niên thì thời hạn hưởng bồi thường chi phí nuôi dưỡng được tính đến khi người được nuôi dưỡng đủ 18 tuổi. Người được nuôi dưỡng mất khả năng lao động lại không có thu nhập khác thì thời hạn hưởng bồi thường chi phí nuôi dưỡng được tình trong 20 năm. Nhưng nếu người được nuôi dường từ 60 tuổi trở lên thì cứ tăng thêm một tuổi sẽ giảm đi một năm. Người được nuôi dưỡng từ 75 tuổi trở lên thì thời hạn hưởng bồi thường là 5 năm. Như đã nêu ở trên, tiền bồi thường tàn tật được tính tối đa trong 20 năm, tương tự chi phí bồi thường phí sinh
67
hoạt cho người được người bị thiệt hại nuôi dưỡng cũng có thời hạn 20 năm. Trong khi, người bị hành vi xâm phạm sức khỏe dẫn đến tàn tật phải sống và thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng người mà họ có nghĩa vụ nuôi dưỡng đến hết đời hoặc đến khi hết khả năng. Quy định về thời hạn hưởng bồi thường như vậy đã vi phạm nguyên tắc bồi thường toàn bộ. Gây bất lợi cho người bị thiệt hại.
Theo luật Trung Quốc, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm dẫn đến chết người thì phải bồi thường chi phí do chết người. Thời hạn để tính tiền bồi thường là 20 năm. Người bị chết từ 60 trở lên thì tăng thêm một tuổi sẽ giảm đi một năm. Người bị chết 75 tuổi thì tính khoản tiền bồi thường do chết người trong 5 năm. Khoản tiền bồi thường do chết người có ý nghĩa bù đắp tổn thất về tinh thần cho người thân của người bị thiệt hại. Theo người viết khoản tiền bồi thường do chết người như vậy là quá lớn. Khi gây hậu quả chết người, người gây thiệt hại có thể phải gánh chịu nhiều loại trách nhiệm pháp lý khác nhau. Trách nhiệm hình sự có ý nghĩa giáo dục, răn đe, trừng phạt. Trách nhiệm dân sự có ý nghĩa bù bảo vệ quyền lợi hợp pháp, bù đắp thiệt hại tương xứng. Khoản tiền bồi thường do chết người được tính trong thời hạn quá dài. Vì vậy, nó làm tăng trách nhiệm của người gây thiệt hại. Mức bồi thường nặng nề thể hiện sự trừng phạt đối với người gây thiệt hại. Trong quan hệ pháp luật dân sự điều này là không cần thiết.
2.6.2. Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm theo pháp luật Việt Nam theo pháp luật Việt Nam
Đối với thời hạn hưởng bồi thường do sức khỏe bị xâm phạm. Theo Khoản 1, Điều 593, BLDS 2015, đối trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến khi chết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Người bị thiệt hại mất khả năng lao động sẽ không có thu nhập từ việc tham gia lao động, sản xuất. Vì vậy họ cần được hưởng tiền BTTH để đảm bảo cuộc sống. Điều 590 liệt kê tất cả có bốn nhóm chi phí BTTH, bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; Chi phí hợp lý và
68
phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; Thiệt hại khác do luật quy định. Trong đó, có những loại thiệt hại chỉ phát sinh ở một giai đoạn nhất định, có thiệt hại phát sinh ở nhiều thời điểm khác nhau và có loại thiệt hại phát sinh trong suốt cuộc đời người bị thiệt hại. Vậy, thiệt hại được hưởng bồi thường do mất khả năng lao động đến khi chết ở đây là tất cả các chi phí nêu trên hay chỉ là một hoặc số loại chi phí nào đó?! Quy định của Điều 612 BLDS 2015 và Điều 612 BLDS 2005 đều có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Theo hướng dẫn của Nghị quyết: 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn BLDS 2005 thì thiệt hại được được hưởng bồi thường cho đến khi chết được hiểu là chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. Vấn đề đặt ra là những loại chi phí bồi thường khác có thời hạn như thế nào? Giả thiết trong trường hợp người bị thiệt hại giảm khả năng lao động (nhưng không mất hoàn toàn khả năng lao động) thì thu nhập thực tế cũng bị giảm sút hoặc mất. Thu nhập bị giảm sút hoặc mất do người bị thiệt hại giảm khả năng lao động cũng cần được bồi thường. Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn hưởng bồi thường trong trường hợp bị xâm phạm sức khỏe dẫn dến giảm sút khả năng lao động. Do đó, TAND tối cao cần có hướng dẫn cụ thể hơn về thời hạn hưởng bồi thường do thu nhập thực tế bị giảm sút, chi phí dụng cụ hỗ trợ tàn tật….
Đối với thời hạn hưởng bồi thường do tính mạng bị xâm phạm, theo Khoản 2, Khoản 3, Điều 593, BLDS 2015:“2. Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết trong thời hạn sau đây:a) Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;b) Người thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.3. Đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời điểm người này sinh ra và còn sống”.
69
Quy định trên nói đến ba đối tượng người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng là con chưa thành niên hoặc đã thành thai của người chết, người đã thành niên. Theo Điều 107 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này. Quy định trên chỉ ra đối tượng mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng rất rộng. Đối chiếu với quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 593 BLDS 2015 cho thấy đã bỏ sót một số người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Ví dụ: Người chưa thành niên đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng ngoài con của họ ra, còn có thể là em, cháu ruột, của người bị thiệt hại. Em và cháu ruột chưa thành niên của người bị thiệt hại hoàn toàn có thể là đối tượng đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng đúng luật. Thời hạn hưởng tiền cấp dưỡng của những người này sau khi người bị thiệt hại chết là bao lâu?! Vấn đề này chưa được Điều 593 BLDS quy định rõ ràng.
Quy định của Điều 593 được các nhà làm luật tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc bồi thường toàn bộ. Những thiệt hại nào phát sinh lâu dài trong suốt cuộc đời người bị thiệt hại thì về nguyên tắc sẽ được bồi thường trọn đời. Cũng chính vì vậy, các quy định về thời hạn hưởng bồi thường theo pháp luật Việt Nam còn chung chung. Thời hạn hưởng bồi thường nằm trong công thức tính toán bồi thường. Mỗi dạng thiệt hại đều có những công thức tính toán thiệt hại riêng, cũng như cần xác định một thời hạn hưởng bồi thường cụ thể. Suy cho cùng, kể cả những thiệt hại đã phát sinh trước khi Tòa án đưa ra phán quyết cuối cùng cũng cần được giới hạn về mặt thời gian mới có thể tính toán được giá trị bồi thường cụ thể.