Thuyết quan hệ nhân quả tất yếu áp dụng trong BTTHNHĐ là kết quả của sự nghiên cứu và vận dụng triết học Mác. Theo học thuyết mối quan hệ nhân quả tất yếu, khi xác định trách nhiệm dân sự, cần tuân theo những tiêu chuẩn sau để phân
biệt tính tất yếu và ngẫu nhiên trong quan hệ nhân quả[26]. Tức là cần phân biệt rõ
ràng giữa nguyên nhân và điều kiện, nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp. Theo chủ nghĩa Mác thì quan hệ nhân quả tất yếu là quan hệ tất yếu bản chất nội tại của sự vật. Là sự vận động mâu thuẫn bên trong sự vật. Nếu vận dụng thuyết quan hệ nhân quả tất yếu của chủ nghĩa Mác vào căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sẽ tồn tại một số khuyết điểm khó được khắc phục như sau:
(1) Ý nghĩa của tính tất yếu trong triết học không thể áp dụng để phán đoán quan hệ nhân quả trong Luật trách nhiệm BTTHNHĐ. Trong triết học, tính tất yếu do nguyên nhân bản chất nội tại của sự vật phát sinh. Ví dụ: Sự tương tác của dòng
21
điện với dây dẫn là nguyên nhân làm cho bóng đèn sáng. Tính tất yếu là nguyên nhân quyết định sự phát triển của sự vật. Đồng thời, nó chỉ là nguyên nhân nội tại trong sự vật. Người viết sẽ dùng quan điểm triết học trên để phân tích mối quan hệ giữa hành vi xâm phạm quyền và hậu quả thiệt hại. Việc vận dụng thuyết trên vào trường hợp BTTHNHĐ dưới đây sẽ cho thấy nó không còn phù hợp nữa. Ví dụ: A đánh B bị thương. Tính tất yếu, bản chất, nội tại quyết định việc B bị thương là do sự thay đổi đặc tính sinh lý. Hành vi của A không phải là nguyên nhân tất yếu dẫn đến B bị thương. Do đó, nếu lấy tính tất yếu và ngẫu nhiên làm tiêu chuẩn xác định nguyên nhân gây thiệt hại thì không được thỏa đáng cho lắm.
(2) Thông qua phân biệt nguyên nhân và điều kiện để phán đoán quan hệ nhân quả tất yếu là không khoa học. Trong một số trường hợp, điều kiện và nguyên nhân không thể phân định rõ ràng. Có những lúc điều kiện và việc phát sinh thiệt hại có quan hệ rất gần. Khi đó cũng có thể xem điều kiện như nguyên nhân. Nguyên nhân khách quan làm sự vật phát triển cũng có thể gọi là điều kiện. Điều kiện có thể chuyển hóa thành nguyên nhân. Bất luận do nguyên nhân bên trong hay nguyên nhân bên ngoài, chúng đều là nguyên nhân làm phát sinh thiệt hại. Giả sử cho rằng điều kiện không phải là nguyên nhân, khi đó trách nhiệm sẽ bị thu hẹp. Ví dụ: B bị bệnh đau tim khá nghiêm trọng, A do gặp chuyện không vui đã sơ ý mắng B. B bị A mắng đã lên cơn đau tim và chết (vụ án “mắng chết người”). Trong vụ án mắng chết người này nếu không coi điều kiện là nguyên nhân, vậy thì người mắng trong trường hợp này không phải bồi thường trách nhiệm. Kết luận như vậy dường như đã đi ngược lại với ý nghĩa của chế định trách nhiệm BTTHNHĐ. Để khắc phục những thiết sót của việc phân biệt nguyên nhân và điều kiện nêu trên, có học giả đưa ra phương án khi nhận định quan hệ nhân quả không cần phân biệt nguyên nhân và điều kiện. Nên coi tất cả nhân tố liên quan đến thiệt hại là cơ sở hình thành trách nhiệm pháp luật. Đồng thời, thông qua yếu tố lỗi để thu hẹp phạm vi trách nhiệm.
(3) Trong các vụ án tranh chấp BTTHNHĐ, việc phân biệt nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu để phán đoán quan hệ nhân quả cũng không hợp lý. Ví dụ: A có hành vi làm nhục nghiêm trọng đến nhân cách của B ở nơi công cộng. Do
22
quá căm phẫn B đã tự tử. Theo lý luận về nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu thì trong vụ án này nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cái chết là hành vi tự sát của B. Hành vi của A là nguyên nhân thứ yếu. Do đó, A không có trách nhiệm với cái chết của B. Kết luận như vậy khác nào thừa nhận mọi người đều có thể làm nhục người khác, làm đảo loạn trật tự công cộng, đồng thời không phải chịu trách nhiệm với hậu quả nghiệm trọng. Vậy, việc phân biệt nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu để phán đoán quan hệ nhân quả trên phương diện pháp luật trong một số vụ án khiến pháp luật không thể thực hiện được giá trị công bằng, cũng như không thể hiện được chức năng bảo vệ duy trì trật tự xã hội.