Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng

Một phần của tài liệu So sánh chế độ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật việt nam và pháp luật trung quốc (Trang 75 - 77)

tiêu dùng

Khoản 1, Điều 3, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 của Việt Nam định nghĩa về người tiêu dùng như sau: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”.

70

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Trung Quốc không có điều khoản riêng đưa ra định nghĩa về quyền lợi người tiêu dùng, nhưng Điều 2 Luật này có quy định: “Người tiêu dùng vì nhu cầu chi tiêu sinh hoạt phải mua, sử dụng hàng hóa hoặc tiếp nhận dịch vụ thì các quyền lợi ích của hoạt động trên được pháp luật bảo hộ. Nếu luật này không có quy định thì sẽ được bảo vệ theo quy định pháp luật khác có liên quan.

Qua các khái niệm có thể khẳng định, nhiều quốc gia trên thế giới chỉ giới hạn người tiêu dùng là cá nhân mua sắm hàng hóa, dịch vụ để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, không nhằm mục đích kinh doanh, thương mại.

Điều 608, BLDS 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng như sau: “Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường”. Quy định trên giới hạn chủ thể có trách nhiệm bồi thường do xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng gồm các đối tượng là cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng quy định tương tự như trên về chủ thể có trách nhiệm bồi thường do xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: a) Thương nhân theo quy định của Luật thương mại; b) Cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh (Khoản 2, Điều 3). Quy định trên không chỉ ra cụ thể các đối tượng chịu trách nhiệm bồi thường do xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng, mà bao quát tất cả các loại chủ thể xuất hiện trong quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ. Theo người viết, quy định như vậy sẽ khái quát được những đối tượng chịu trách nhiệm, nhưng bên cạnh đó cần có những quy định về những chủ thể xác định. Thông thường trong quy trình trên xuất hiện hai loại chủ thể chính là nhà sản xuất và bên bán hàng. Theo quy định hiện hành, chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ có đủ các yếu tố cấu thành trách nhiệm BTTH sẽ phải chịu

71

trách nhiệm bồi thường. Điều 23 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chỉ có quy định khá chung chung về trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra như sau: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm BTTH trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật…”.

Khác với Luật Việt Nam, Luật Trung Quốc quy định theo hướng cụ thể hóa chủ thể có trách nhiệm bồi thường do xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng. Đồng thời, cho phép người tiêu dùng lựa chọn chủ thể có trách nhiệm BTTH, bất kể chủ thể đó lỗi hay không có lỗi trong việc gây ra khiếm khuyết sản phẩm. Luật trách nhiệm xâm phạm quyền Trung Quốc dành riêng Chương V để quy định về Trách nhiệm đối với sản phẩm. Trách nhiệm bồi thường do xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng được quy định cho từng đối tượng cụ thể là nhà sản xuất, bên bán hàng, người thứ ba (người vận chuyển, người lưu giữ hàng hóa). Về nguyên tắc, khi sản phẩm có khiếm khuyết gây thiệt hại thì người bị xâm phạm có quyền lựa chọn yêu cầu nhà sản xuất hoặc bên bán hàng bồi thường. Sau khi nhà sản xuất hoặc bên bán hàng BTTH theo yêu cầu của người tiêu dùng có quyền yêu cầu bên còn lại (nhà sản xuất, bên bán hàng, bên vận chuyển, lưu trữ hàng hóa) hoàn trả số tiền bồi thường trong trường hợp bên còn lại có lỗi.

Một phần của tài liệu So sánh chế độ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật việt nam và pháp luật trung quốc (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)