Thời hiệu khởi kiện theo pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu So sánh chế độ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật việt nam và pháp luật trung quốc (Trang 50 - 51)

Quy định về thời hiệu khởi kiện chỉ ra khoảng thời gian mà pháp luật bảo vệ đối với các quyền lợi dân sự. Nó thúc đẩy người có quyền lợi kịp thời thực hành quyền lợi của mình. Không để những nghĩa vụ từ lâu xung đột với những trật tự kinh tế hiện tại. Từ đó làm cho các trật tự kinh tế diễn ra ổn định. Người bị thiệt hại phải chứng minh người gây thiệt hại đã thực hiện hành vi trái luật có đầy đủ yếu tố để cấu thành trách nhiệm BTTH. Tuy nhiên, với thời gian càng lâu thì việc chứng minh càng gặp khó khăn và nhiều trường hợp không thể chứng minh được. Chứng cứ chứng minh có thể bị thất lạc hoặc hủy hoại theo thời gian. Người bị thiệt hại phải có trách nhiệm với quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ. Họ phải tự có ý thức bảo vệ chính quyền và lợi ích hợp pháp. Biểu hiện của việc tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp là người bị thiệt hại có quyền khởi kiện yêu cầu BTTH trong thời hạn luật định. Khi đã hết thời hiệu khởi kiện, tranh chấp về BTTHNHĐ không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, mà chịu sự điều chỉnh của các nguồn khác như đạo đức xã hội.

45

BLDS 2015 đã có sự thay đổi tư duy căn bản về vấn đề thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự nói chung và thời hiệu khởi kiện BTTHNHĐ nói riêng. Theo Điều 588 BLDS 2015: “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu BTTH được nâng lên là ba năm. Ở Việt Nam hiện nay, chưa có quy định liên quan đến thời hiệu khởi kiện tối đa, chưa có quy định liên quan đến thời hiệu khởi kiện đối với hành vi xâm phạm quyền diễn ra liên tục. Nếu có hành vi xâm phạm quyền diễn ra liên tục thì vẫn phải áp dụng theo quy định chung để giải quyết. Ví dụ: Công ty A trong quá trình sản xuất kinh doanh liên tục đổ chất thải ra một bãi đất bỏ hoang từ năm 2012. Hành vi xả chất thải ra môi trường của công ty A khiến môi trường xung quanh bị ô nhiễm. Tuy nhiên, cư dân địa phương không ai có ý kiến gì về hành vi của công ty A. Đến năm 2016, lượng chất thải ngày càng nhiều đã gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hướng đến sức khỏe của cư dân sống tại địa phương. Người dân địa phương khởi kiện công ty A yêu cầu bồi thường thiệt hại. Căn cứ vào quy định hiện hành thì người dân địa phương đã hết thời hiệu khởi kiện công ty A vì đã hết thời hạn 3 năm kể từ ngày người dân địa phương biết hoặc phải biết về việc quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Theo người viết, hành vi xả chất thải ra môi trường của công ty A mặc dù diễn ra từ năm 2012 nhưng hành vi này diễn ra liên tục và thiệt hại vẫn đang xảy ra. Mặt khác, giữa những lần xả rác thải của công ty A cách nhau một khoảng thời gian nhất định. Các hành vi xả rác thải lặp lại sau này người dân địa phương đều biết và nó khiến thời hiệu khởi kiện không ngừng được tính lại. Do đó, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho cư dân địa phương. Pháp luật trong trường hợp này nên quy định theo hướng người dân địa phương vẫn còn thời hiệu khởi kiện yêu cầu công ty A bồi thường toàn bộ thiệt hại.

Một phần của tài liệu So sánh chế độ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật việt nam và pháp luật trung quốc (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)