Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả

Một phần của tài liệu So sánh chế độ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật việt nam và pháp luật trung quốc (Trang 79 - 80)

Trách nhiệm dân sự đối với các hành vi xâm phạm mồ mả được quy định lần đầu tại BLDS 2005 và tiếp tục được ghi nhận trong BLDS 2015. Theo Điều 629 BLDS 2005 thì thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại. BLDS 2015 bổ sung thêm một loại tiền bồi thường là khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích của người người chết. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần trước tiên do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Từ xưa đến nay việc bảo vệ mồ mả của cá nhân cho dù ở bất kì xã hội nào cũng đều được quan tâm, chú ý theo tín ngưỡng, phong tục tập quán, tôn giáo. Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi xâm phạm đến vị trí mai táng xác, hài cốt, tro cốt của người chết theo phong tục, theo nghi lễ, tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng dân cư. Một số hành vi xâm phạm cụ thể như làm biến dạng bề mặt mồ mả, bia khắc tên người chết, làm mất dấu vết mồ mả, lấy cắp hài cốt, tro cốt, di chuyển vị trí chôn cất khi chưa được sự đồng ý của người thân người chết, lấy cắp đồ vật bên trong quan tài.v.v.. Pháp luật Trung Quốc hiện nay không có quy định về BTTH do xâm phạm mồ mả. Tranh chấp về BTTH do mồ mả bị xâm phạm ở Trung Quốc được xem là những tranh chấp đặt biệt. Tòa án sẽ áp dụng quy định chung của pháp luật về trách nhiệm BTTHNHĐ để giải quyết. Đồng thời, Tòa án sẽ tham khảo những phong tục tập quán nơi mồ mả bị xâm phạm.

74

Một phần của tài liệu So sánh chế độ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật việt nam và pháp luật trung quốc (Trang 79 - 80)